K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2023

Nguyễn Cao , Vũ Trinh , Cao Bá Quát ,   Đăng Sở , ...

5 tháng 1 2024

Cảnh thu hoạch ngày mùa

 

5 tháng 1 2024

??? là sao ???

10 tháng 2 2023

Thời Hùng Vương - An Dương Vương, Bắc Ninh là đất Bộ Vũ Ninh, trong nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, là một Bộ lớn, có đến 1/3 số Bộ lạc của Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc thuộc Bộ Vũ Ninh.

Thời kỳ Bắc thuộc, Bắc Ninh gồm hai huyện lớn (Luy Lâu và Long Biên) của quận Giao Chỉ, sau đổi là Giao Châu . Trị sở của quận đóng ở Luy Lâu (nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành). Bắc Ninh trở thành trung tâm hành chính, trung tâm kinh tế - thương mại của Châu Giao. Đô thị Luy Lâu là đô thị cảng mang tính quốc tế. Luy Lâu còn là Trung tâm Phật giáo, Trung tâm Nho giáo lớn và đầu tiên của nước ta.

Đầu thời thuộc Đường, Bắc Ninh được gộp trong địa phận Giao Châu, Đạo Châu, Long Châu thuộc Giao Châu đô hộ phủ, sau thuộc An Nam đô hộ phủ.

Thời nhà Lý, Bắc Ninh có tên là Lộ Bắc Giang. Thời nhà Trần vẫn là Lộ Bắc Giang, có thời gian gọi là phủ Thiên Đức (có tài liệu còn ghi là phủ Siêu Loại, phủ Như Nguyệt). Đến nhà Hồ tách thành hai Lộ: Lộ Bắc Giang và Lộ Bắc Ninh thuộc Bắc Giang Lộ Đô Tổng Phủ.

Đến thời Nhà Lê, Bắc Ninh có tên là Bắc Đạo, đến năm 1469, dưới triều Lê Thánh Tông đổi tên là Trấn Kinh Bắc, đặc thù phủ (còn gọi là Trấn Thành) tại Thị Cầu (thuộc thành phố Bắc Ninh hiện nay) với số lượng là 20 huyện thuộc 4 phủ:
1. Phủ Thuận An có 5 huyện: Gia Lâm, Siêu Loại, Văn Giang, Gia Định, Lang Tài.
2. Phủ Từ Sơn có 5 huyện: Tiên Du, Đông Ngàn, Võ Giàng, Quế Dương, Yên Phong.
3. Phủ Bắc Hà có 4 huyện: Hiệp Hòa, Yên Việt (Việt Yên), Kim Thoa, Yên Phúc.
4. Phủ Lạng Giang gồm 6 huyện: Yên Dũng, Phượng Nhỡn, Bảo Lộc, Yên Thế, Lục Ngạn, Hữu Lũng.

Đến năm 1490, năm Hồng Đức thứ 2 triều Lê Thánh Tông đổi tên Kinh Bắc xứ (dân gian vẫn gọi là xứ Kinh Bắc). Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh vẫn gọi là  Kinh Bắc xứ.

Đến đầu Nhà Nguyễn vẫn gọi là xứ Kinh Bắc, sau đổi là Trấn Kinh Bắc. Năm 1823, Trấn Kinh Bắc đổi thành Trấn Bắc Ninh.

Đến năm 1831, Triều Minh Mệnh năm thứ 12, Trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh với 21 huyện, diện tích khoảng 6.000km2, dân số khoảng 70 vạn người.

Tháng 10 năm 1895, thực dân Pháp chia tỉnh Bắc Ninh thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy sông Cầu làm địa giới. Trong thời gian cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ XX, Pháp nhiều lần điều chỉnh địa giới để tỉnh Bắc Ninh có 3 phủ, 8 huyện: Phủ Từ Sơn, Phủ Thuận Thành, Phủ Tây Sơn. Các huyện: Gia Lâm, Văn Giang, Gia Bình, Lang Tài, Quế Dương, Võ Giàng, Tiên Du, Yên Thành; dưới cấp huyện có các Tổng (như cấp xã hiện nay).

Từ tháng 10/1938, thị xã Bắc Ninh được chính quyền thuộc địa Pháp có quyết định nâng cấp thành thị xã gồm một số phố: Ninh Xá, Thị Cầu, Đáp Cầu, Vệ An; các làng Y Na, Yên Mẫn, Thị Chung…

Sau Cách Mạng tháng 8 năm 1945, địa giới tỉnh Bắc Ninh cũng được điều chỉnh nhiều để thuận lợi cho chỉ đạo, quản lý. Thời điểm này có điều chỉnh sáp nhập, chia tách một số địa danh như sau:

Tháng 8/1950, huyện Gia Lương ra đời trên cơ sở hợp nhất của hai huyện Lang Tài và Gia Bình. 

Tháng 1/1961, huyện Gia Lâm và một số xã của các huyện Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn được chuyển giao về Hà Nội.

Tháng 10/1962, huyện Quế Võ ra đời trên cơ sở hợp nhất hai huyện Quế Dương và Võ Giàng.

Tháng 3/1963, huyện Tiên Sơn ra đời trên cơ sở hợp nhất hai huyện Tiên Du và Từ Sơn và chuyển một số xã của huyện Tiên Du về Gia Lâm (Hà Nội), một số xã của Từ Sơn về Đông Anh (Hà Nội).

Tháng 4/1963 có quyết định hợp nhất Bắc Ninh, Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc.

Tháng 01/1997 có quyết định chia thành hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập, có diện tích nhỏ nhất nước là 822,72 km2, dân số gần 1 triệu dân, gồm 5 huyện: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn, Thuận Thành, Gia Lương và một thị xã Bắc Ninh (tỉnh lỵ).

Đến tháng 8/1999, có quyết định chia tách huyện Tiên Sơn thành hai huyện Tiên Du, Từ Sơn (tháng 9/2008, huyện Từ Sơn được nâng cấp thành Thị xã Từ Sơn). Tháng 9/1999, có quyết định chia tách huyện Gia Lương thành huyện Gia Bình và Lương Tài.

Tháng 1/2006, thị xã Bắc Ninh có quyết định công nhận là thành phố Bắc Ninh (loại III) trực thuộc tỉnh.

Tháng 6/2014, thành phố Bắc Ninh được công nhận đô thị loại II, trực thuộc tỉnh.

Tháng 12/2017, thành phố Bắc Ninh được công nhận đô thị loại I, trực thuộc tỉnh.

Qua 22 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Bắc Ninh đã đạt nhiều thành tựu to lớn và toàn diện. Vị thế của tỉnh đã bề thế với 1 thành phố là đô thị loại 1, 1 thị xã, 6 huyện, 6 thị trấn, 23 phường, 97 xã, 721 thôn và khu phố. Bắc Ninh đã trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại với 16 Khu công nghiệp tập trung và là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt với sự có mặt của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Canon, Microsoft… và trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng (GRDP) của tỉnh Bắc Ninh ước tăng 10,6% so với năm 2017, tiếp tục khẳng định vững chắc là cực tăng trưởng của vùng Bắc Bộ và cả nước, cụ thể: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.136.000 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước 66,12 tỷ USD, trong đó xuất siêu 3,58 tỷ USD, thu ngân sách nhà nước 27.912 tỷ đồng...

Để phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tập trung trí tuệ, nguồn lực đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chiến lược, tái cơ cấu kinh tế, tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển dịch vụ thương mại; đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ… xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng văn minh, hiện đại. Từng bước xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh.

Trong suốt chiều dài lịch sử, với sự thay đổi tên gọi hành chính khác nhau đã chứng tỏ vai trò trọng yếu của Bắc Ninh trong lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam. Bắc Ninh mãi là một miền quê ''địa linh nhân kiệt"./.

20 tháng 12 2017

Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40,cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.

20 tháng 12 2017

Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, nhà Lương, Lý Bí, Triệu Quang Phục

23 tháng 5 2017

@CÔNG CHÚA THẤT LẠC

17 tháng 11 2021

A

17 tháng 11 2021

A

* Nguyên nhân:

- Do sản xuất phát triển -> nhu cầu về nguyên liệu và thị trường

- Khoa học - kĩ thuật tiến bộ (đóng tàu, la bàn,...)

* Kết quả: tìm ra nhiều vùng đất mới 

* Ý nghĩa:

- Thúc đẩy nền thương nghiệp của châu Âu phát triển

- Đem lại sự giàu có cho tư sản ở châu Âu

- Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới

* Các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI:

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi qua điểm cực Nam của châu Phi

- Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đến Ấn Độ

- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ

- Năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất

Phần nguyên nhân mik quên ùi sorry cậu nha

KQ: tìm ra những tộc người mới, tìm ra những con đường mới, mang về cho chủ nghĩa tư sản một món lợi khổng lồ

Hok tt nha