K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2023

Chị gợi ý trình tự viết cũng như nội dung phân tích nhé: 

 - Hình tượng văn học là gì? là 1 phương thức phản ánh thế giới đặc thù của văn học. Trong đó, có phương diện trực quan và cảm tính, mặt khác nó lại rất khái quát 1 điều gì đó chủ quan vừa khách quan ngoài nó.

- Hình tượng văn học là 1 hình tượng sống là? tái hiện đời sống nhưng không sao chép y nguyên mà có chọn lọc, sáng tạo thông qua lăng kính của nhà văn, nhà thơ.

- Hình tượng văn học biết nói là như  nào?  ( tương tự )

- Như vậy, hình tượng được phản ánh trong bài " Ánh Trăng" của Nguyễn Duy ở đây là ? Vầng trăng ở đây không chỉ là một hình ảnh cụ thể của đất trời mà còn là biểu tượng cho một quá khứ đẹp đẽ, là mối liên hệ giữa tâm tình riêng và ý nghĩa phổ biến rộng lớn, giữa nội dung cụ thể và tính khái quát của bài thơ. Ánh trăng còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính mình.

- Phân tích bài thơ chỉ ra đâu là hình tượng sống đâu là hình tượng biết nói. ( cái này chị đã chỉ rõ ở đoạn trên rồi nhé ) 

Chị làm mẫu 1 đoạn trước ( nội dung dưới chỉ là những ý em cần phải có trong bài) 

VD: Khổ thơ 1:

- Vầng trăng gắn liền với tuổi thơ được trải dài trên 1 khoảng rộng không gian, gắn với những năm tháng quân ngũ trong rừng  ==> trăng trở thành người bạn tri kỉ của con người.

Liên hệ với bài thơ " Đồng Chí " _ Chính Hữu qua câu thơ " đầu súng trăng treo" 

- Sự kết hợp giữa nghệ thuật nhân hóa ==> Trăng trở thành bạn, gần gũi với con người hơn ==> khi này con người trở nên giản dị, thanh cao hơn 

==> Hình tượng sống ở đây là ánh trăng thông qua ngôn từ mà nhà thơ biểu đạt để miêu tả. Còn hình tượng biết nói ở đây là " ánh trăng" nói lên mối quan hệ mật thiết giữa con người với ánh trăng - người bạn tri kỉ suốt những năm tháng vất vả....

- Sau khi phân tích bài thơ xong ==> tổng kết nghệ thuật được sử dụng:

VD: Kết cấu câu chuyện được kể theo trình tự thời gian, không gian có diễn biến, có nhân vật và có sự việc.
Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật : nhân hóa,điệp từ, nhân hóa

* Nhớ gắn với vào với đề : hình ảnh " Ánh Trăng" mang ý nghĩa biểu tượng. 

Hình tượng " Ánh trăng" không chỉ là hình tượng sống qua cách diễn đạt của nhà văn để thể hiện cái đẹp mà nó còn là hình tượng sống để nói về ân tình, ân nghĩa, nhắc nhở con người về thái độ sống.

Trên đây là gợi ý của chị, đây là luận điểm cơ bản bắt buộc phải có nên em có thể dựa vào đây để viết bài hoàn chỉnh nhé. 
 

 
21 tháng 1 2023

Bạn tham khảo rồi làm nhé:https://www.toploigiai.vn/hoi-dap/co-y-kien-cho-rang-doc-mot-cau-tho-hay-nguoi-ta-khong-thay-cau-tho-chi-con-thay-tinh-nguoi-1

28 tháng 1 2019

Xuất phát từ sự cảm hứng của người viết đối với ca dao: từ tuổi thơ, ca dao đã đến với tâm hồn ta, dễ thuộc, dễ nhớ, có lẽ vì nó luôn diễn tả được nhwungx tình cảm mà ai ai cũng có, cũng quan tâm. Đó là tình gia đình đằm thắm, tình bạn keo sơn, tình làng xóm, tình quê hương tha thiết.

Ca dao là tiếng nói về tình gia đình đằm thắm. Đó là lòng kính yêu, biêt ơn ông bà,, cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người. ca dao ghi lại tấm lòng của lớp lớp con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên.

Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Không chi tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn ghi nhớ công ơn trời biển của ông bà,. Cha mẹ: công ơn đó là vô cùng to lớn:

Ngó lên nuộc lạc mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu

Hay:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

Công cha nhu núi thái Sơn

Tình nghĩa ấy không bao giờ nguôi cạn:

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Sự cảm nhận sâu sắc nổi vất vả mà cha mẹ phải chịu đựng để nuôi dưỡng ta bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu, nhớ đến cơm cha áo mẹ chăm chút cho ta từ ngày bé cỏn con đến khi lớn khôn thế này, họ gửi gắm tấm lòng vào ac dao, nhắc nhau nghĩ sao cho bõ những ngày cha mẹ nuôi ta và ước ao về ta :

Một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ca dao còn thể hiện tình thương yêu giữa anh em trong một gia đình. Anh em thì cần phải hòa thuận để gia đình êm ấm, hạnh phúc:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Anh em nhu thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thaanvui vầy.’

Trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì cần phải biết giúp đỡ, thương yêu, phải biết đùm bọc lẫn nhau:

Anh em như chân với tay,

Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.

Không chỉ ông bà tổ tiên, bố mẹ,anh chi em mà nó còn thể hiện tình vợ chồng thủy chung son sắt.

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Mặc dù cuộc sống bon chen, kiếm sống vất vả: củi than nhem nhuốc…, ăn uống đạm bạc: râu tôm nấu với ruột bầu nhung vợ chồng luôn nhắc nhau: ghi lời vàng đá xin mình chớ quên. Họ thấy cuộc sống vất vả mà vẫn vui vẫn tin vào một ngày tốt đẹp:

Rủ nhau đic cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Ca dao là tình nghĩa gia đình và nó còn là tiếng nói về tình làng xóm, quê hương tha thiết. Làng xóm ấy trước hết là làng xóm thanh bình, có cánh đồng mênh mông bát ngát, mọi người chăm chỉ làm ăn:

Làng ta phong cảnh hữu tình,

Dân cư giang khúc như hình con long

Nhờ trời hạ kế sang đông,

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi

Bởi vậy khi đi xa thì nhớ, nhớ những gì tuy bình dị nhưng vô cùng thân thương:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên dduowong hôm nao.

Mở rộng hơn tình làng xóm là tình yêu quê hương đất nước

Tình yêu quê hương đất nước thật là đằm thắm, nó thể hiện qua không biêt bao nhiu :

Thương nhau ta đứng ở đây

Nước non là bạn, cỏ cây là tình.

Tình yêu quê hương đất nước không phaỉ là tinh f yêu dành cho quê hương cho đất nước mà đấy là tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người cùng quê hương đất nước:

Bầu ơi thương lấy bis cùng

Tuy rằng khác giông như ng chung một giàn.

Hay

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đó cũng chính là niềm tự hào về nước non ta về miền nào cũng tươi : Lạng Sơn thì có phố Kì Lừa, có nàng Tô thị có chùa Tam thăng, Thăng Long phồn hoa thì có : phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.

Còn miền trung thi Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Còn miền nam lại có:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Đồng Tháp lấp lánh cá tôm.

Ca dao phần lớn là nói về tình cảm, trong đó rất nhiều câu đậm đà tình cảm gia đình, làng xóm quê hương. Nói về tình Cảmđẹp đẽ của con người, lại bằng n hững lời lẽ đẹp, nên ca dao đã dduocj nhiều người yêu thích.

Nhờ vậy ca dao không chỉ có giá trị về mặt văn chương mà còn là những mẫu mực diễn đạt tình cảm cho những sáng tác văn học viết sau này.

chúc bạn hok tốt

Bài làm

Gợi ý lập dàn bài: 
* Mở bài: 
- Giới thiệu chung về giá trị của ca dao 
- Dẫn nhận định “ Ca dao không chỉ... một cuộc sống tốt đẹp hơn” 
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng: một số bài ca dao mà em đã được học , được 
đọc? 
*Thân bài: 
+ Giải thích nhận định: 
- Ca dao không chỉ cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con 
người: thể hiện lòng nhân ái, thương người như thể thương thân; xót thương cho những kiếp người khổ đau, bất hạnh; ca ngợi những giá trị chân chính, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. 


- Ca dao còn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để vươn tới một cuộc sống 
tốt đẹp hơn: đấu tranh phê phán các thói xấu: lười biếng, khoác lác, mê tín dị 
đoan, hủ tục lạc hậu; đấu tranh giai cấp... 
+ Chứng minh nhận định: 
- Tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người trong ca dao: 
Yêu thương con người: 
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước thì thương nhau cùng” 
Ca ngợi trân trọng giá trị của con người: 
Từ vẻ đẹp hình thức bên ngoài: 
“ Cổ tay em trắng như ngà 
Đôi mắt em sắc như là dao cau 
Miệng cười chúm chím hoa ngâu 
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen” 
Đến nhân cách phẩm giá bên trong: 
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người” 
Đồng cảm, xót xa trước nỗi vất vả, khổ đau bất hạnh của người dân lao 
động: 
“ Cày đồng đang buổi ban trưa 
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” 
Mỗi miếng bát cơm dẻo thơm được đổi bằng bao giọt mồ hôi và nước 
mắt. Với cách nói so sánh “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” và đối lập 
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, tác giả dân gian đã nhấn mạnh nỗi vất 
vả cực nhọc của người nông dân đồng thời nhắc nhơ mọi người phải biết trân 
trọng thành quả lao động của họ. 
Trong xã hội ấy, còn bao kiếp người bất hạnh, bao số phận éo le ngang 
trái, có làm mà chẳng có ăn, tha phương cầu thực, kêu than thảm thiết mà không 
ai thấu hiểu. Bằng cách nói ẩn dụ qua hình ảnh của những con vật nhỏ bé tội 
nghiệp (tằm, kiến, hạc, cuốc...), ca dao đã thể hiện rất xúc động nội dung trên: 
“ Thương thay thân phận con tằm 
Kiếm ăn được mấy mà nằm nhả tơ 
Thương thay lũ kiến li ti 
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi 
Thương thay hạc lánh đường mây 
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi 
Thương thay con cuốc giữa trời 
Dầu kêu ra máu có người nào nghe” 

 

Nhất là người phụ nữ sống trong xã hội trọng nam khinh nữ, họ không có 
quyền bình đẳng, họ bị coi rẻ, bị tước đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc: 
“ Thân em như giếng giữa đàng 
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân” 
“ Thân em như chổi đầu hè 
Để ai hôm sớm đi về chùi chân” 
“ Thân em như trái bần trôi 
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” 
- Tiếng nói đấu tranh trong ca dao: 
Phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội: 
Phê phán thói lười biếng: 
“ Vốn tôi có máu đau hàn 
Cơm ăn thì đỡ việc làm lại đau” 
“Ăn no rồi lại nằm khoèo 
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem” 
Phê phán thói khoe khoang, khoác lác: 
“ Cậu Cai nón dấu lông gà 
Ngón tay đeo nhẫn gọi là Cậu Cai 
Ba năm được một chuyến sai 
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê” 
Phê phán thói mê tín dị đoan: 
“ Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ 
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi” 
“Có tiền thì giữ bo bo 
Đem cho thầy bói rước lo vào mình” 
“ Tử vi xem số cho người 
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu” 
Phê phán những hủ tục lạc hậu: 
“ Mẹ em tham thúng xôi rền 
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng 
Em đã bảo mẹ rằng đừng 
Mẹ ấm mẹ ứ mẹ bưng ngay vào 
Bây giờ chồng thấp vợ cao 
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng” 
“ Con cò mắc giò mà chết 
Con quạ ơ nhà mua nếp làm chay” 
Đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội phong kiến: 
Giữa người ơ với chủ nhà: 
“Chúa trai là chùa hay lo 
Đêm nằm nghĩ việc ra cho mà làm 
Chúa gái là chúa ăn tham 
Đồng quà tấm bánh đút ngang trong buồng” 
Giữa người làm công với địa chủ : 
“ Từ nay tôi cạch đến già 
Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu 



Ruộng bà vừa xấu vừa sâu 
Vừa bé hạt thóc, vừa lâu đồng tiền” 
Giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị: 
“Con vua thì lại làm vua 
Con sãi ơ chùa thì quét lá đa 
Bao giờ dân nổi can qua 
Con vua thất thế lại ra quét chùa” 
“ Con ơi nhớ lấy câu này 
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” 
Giữa kẻ giàu và người nghèo: 
“ Trời sao ăn ơ chẳng cân 
Kẻ ăn không hết, người lần không ra 
Người thì mớ bảy mớ ba 
Người thì áo rách như là áo tơi” 
* Kết bài: 
- Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định 
- Ca dao thực sự là những viên ngọc quý, như dòng sữa mẹ ngọt ngào 
nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam. những kiếp người khổ đau, bất hạnh; ca ngợi những giá trị chân chính, phẩm 
chất tốt đẹp của người nông dân. 
- Ca dao còn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để vươn tới một cuộc sống 
tốt đẹp hơn: đấu tranh phê phán các thói xấu: lười biếng, khoác lác, mê tín dị 
đoan, hủ tục lạc hậu; đấu tranh giai cấp... 
+ Chứng minh nhận định: 
- Tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người trong ca dao: 
Yêu thương con người: 
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước thì thương nhau cùng” 
Ca ngợi trân trọng giá trị của con người: 
Từ vẻ đẹp hình thức bên ngoài: 
“ Cổ tay em trắng như ngà 
Đôi mắt em sắc như là dao cau 
Miệng cười chúm chím hoa ngâu 
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen” 
Đến nhân cách phẩm giá bên trong: 
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người” 
Đồng cảm, xót xa trước nỗi vất vả, khổ đau bất hạnh của người dân lao 
động: 
“ Cày đồng đang buổi ban trưa 
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” 
Mỗi miếng bát cơm dẻo thơm được đổi bằng bao giọt mồ hôi và nước 
mắt. Với cách nói so sánh “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” và đối lập 
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, tác giả dân gian đã nhấn mạnh nỗi vất 
vả cực nhọc của người nông dân đồng thời nhắc nhơ mọi người phải biết trân 
trọng thành quả lao động của họ. 
Trong xã hội ấy, còn bao kiếp người bất hạnh, bao số phận éo le ngang 
trái, có làm mà chẳng có ăn, tha phương cầu thực, kêu than thảm thiết mà không 
ai thấu hiểu. Bằng cách nói ẩn dụ qua hình ảnh của những con vật nhỏ bé tội 
nghiệp (tằm, kiến, hạc, cuốc...), ca dao đã thể hiện rất xúc động nội dung trên: 
“ Thương thay thân phận con tằm 
Kiếm ăn được mấy mà nằm nhả tơ 
Thương thay lũ kiến li ti 
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi 
Thương thay hạc lánh đường mây 
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi 
Thương thay con cuốc giữa trời 
Dầu kêu ra máu có người nào nghe” 

 

# Chúc bạn học tốt #

8 tháng 2 2019

cảm ơn bạn ...... <3....<3.....^.^

5 tháng 12 2021

Tình người trong bài thơ "Cảnh khuya" của Bác Hồ chính trong câu thơ :"Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bác tuy ngắm cảnh đẹp như thế mà vẫn nghĩ cho dân,cho vận mệnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc (xem lại hoàn cảnh ra đời). Và tình người (với đồng bào,Tổ quốc) hiện ra từ đó...

5 tháng 12 2021

viết thành 1 bài văn nhé bạn , giúp mk với :((

5 tháng 12 2018

Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của nhà báo Lê Anh Trà

31 tháng 1 2022

Đó là văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" của nhà văn Lê Anh Trà.

26 tháng 11 2018

Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của nhà báo Lê Anh Trà

10 tháng 2 2022

- Đó là văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"

- Của tác giả Lê Anh Trà.

25 tháng 4 2020

Các bạn ơi giúp mình với ạ !