5. Hãy tóm tắt nội dung văn bản bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn bản đã thể hiện góc nhìn của tác giả về nhân vật Thánh Gióng. Đây là một tác phẩm văn học dân gian lớn viết về đề tài giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Tác phẩm đã xây dựng được hình tượng người anh hùng phi thường với vẻ đẹp lý tưởng và vẻ đẹp bình dị. Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lÝ tưởng của nhân dân qua sự kiện ra đời, lớn lên và đi đánh giặc. Thánh Gióng đồng thời mang vẻ đẹp của con người trần thế qua thời đại, lai lịch, nguồn gốc xuất thân. Gióng chính là đại diện của những anh hùng, đồng thời thể hiện sức mạnh của nhân dân, lòng nồng nàn yêu nước trong công cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Việt Nam ta.
tham khảo
Thánh Gióng là một nhân vật phi thường thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước. Điều đó được thể hiện từ sự thụ thai thần kì của mẹ Gióng, ướm thử bàn chân vào vết chân khổng lồ và bà đã mang thai nhưng mười hai tháng sau bà mới sinh ra Gióng. Gióng 3 tuổi vẫn chưa lớn cứ như đứa trẻ một tuổi. Ở Gióng thấy được cả thể lực và ý chí chiến đấu phi thường. Khi chưa có giặc Gióng chỉ là đứa trẻ nằm im không biết nói, không cười. Khi nghe tiếng gọi của non sông, Gióng lớn nhanh như thổi và cất lời nhận nhiệm vụ, đánh tan giặc Ân. Đánh Thắng trận, Gióng đã bay về trời.
tham khảo :
Thánh Gióng là một nhân vật phi thường thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước. Điều đó được thể hiện từ sự thụ thai thần kì của mẹ Gióng, ướm thử bàn chân vào vết chân khổng lồ và bà đã mang thai nhưng mười hai tháng sau bà mới sinh ra Gióng. Gióng 3 tuổi vẫn chưa lớn cứ như đứa trẻ một tuổi. Ở Gióng thấy được cả thể lực và ý chí chiến đấu phi thường. Khi chưa có giặc Gióng chỉ là đứa trẻ nằm im không biết nói, không cười. Khi nghe tiếng gọi của non sông, Gióng lớn nhanh như thổi và cất lời nhận nhiệm vụ, đánh tan giặc Ân. Đánh Thắng trận, Gióng đã bay về trời.
5. Tóm tắt nội dung:
Đoạn 1: từ đầu đến ý thức – con người: giới thiệu về trái đất
Đoạn 2: Nếu có thể làm một chuyến du lịch…. nhanh chóng: quá trình hình thành phát triển sự sống trên trái đất
Đoạn 3: còn lại: những thay đổi của trái đất ảnh hưởng tới môi trường sống
tham khảo
Trong văn bản Học thầy, học bạn, tác giả Nguyễn Thanh Tú đã phân tích và lập luận một cách xác đáng về vấn đề học thầy và học bạn qua hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”. Với luận điểm thứ nhất, học thầy là quan trọng, tác giả đã đưa các hàng loạt các lý lẽ như: mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học. Ở khía cạnh này, tác giả đã đưa ra bằng chứng là Lê-ô-rơ-đô Đa Vinci nếu không có sự dẫn dắt của thầy Verrocchio thì dù có tài năng thiên bẩm cũng khó mà thành công. Với luận điểm thứ hai, học từ bạn cũng rất cần thiết, tác giả đã đưa ra các lí lẽ như: thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình. Ở khía cạnh này tác giả đã đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí. Qua những luận điểm trên, tác giả đã đi đến khẳng định rằng việc học từ thầy hay học từ bạn đều quan trọng và hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” là những câu tục ngữ đúng đắn, bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện
Tham Khảo
Ông lão đánh cá và con cá vàng kể về câu chuyện một ông lão nghèo làm nghề đánh cá ngoài biển. Một hôm, ông đi ra biển, lần thứ nhất ông kéo lưới, vớt lên ông chỉ thấy có bùn. Lần tiếp theo ông kéo lưới cũng chỉ thấy rong rêu. Vào lần thứ ba, ông lão tiếp tục kéo lưới và bắt được một con cá vàng. Lúc đó, cá vàng tha thiết van xin ông lão thả ra và hứa sẽ trả ơn cho ông, thương chú cá, ông lão thả cá trở lại về với biển.
Về đến nhà, ông lão kể lại câu chuyện của mình và chú cá vàng cho mụ vợ nghe, sau một thôi một hồi mắng ông lão vì tội ngu ngốc, mụ bắt ông lão ra gặp cá vàng để bắt cá vàng trả ơn. Nhưng mụ vợ với lòng tham của mình đã bắt ông lão hết lần này đến lần khác đưa ra những yêu cầu quá đáng.
Lần thứ nhất, mụ ta đòi cá vàng cho mình một cái máng lợn mới. Lần thứ hai mụ đòi một ngôi nhà rộng. Lần thứ ba mụ mắng ông lão như tát nước và đòi được trở thành một bà nhất phẩm phu nhân. Nhưng vẫn không vừa lòng, đến lần thứ tư, mụ mắng và chì triết ông lão buộc ông lão phải đòi cá vàng cho mình thành nữ hoàng. Đến lần thứ năm, mụ yêu cầu trở thành Long Vương, một yêu cầu không tưởng, mụ muốn cá vàng hậu hạ mụ. Tức giận trước yêu cầu quá đáng đó, cá vàng lấy lại mọi thứ đã ban cho. Khi ông lão từ biển trở về thì thấy trước mắt mình là túp lều tranh rách nát ngày xưa, còn mụ vợ thì đang ngồi trên bậc cửa trước cái máng lợn sứt mẻ.
Refer:
Ngày xưa, có một ông lão đánh đượt 1 con cá vàng. Con cá vang cầu xin ông thả mình và hứa sẽ giúp đỡ ông khi ông cần . Ông về kể cho vợ nghe, mụ vợ tham lam mắng ông và bắt ông ra biển kêu cá thực hiện yêu cầu của mụ.Lần thư 4 lần , bà muôn có chiếc máng lợn mới, căn nhà rộng, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng và đều được cá chấp thuận. Nhưng đến lần thứ 5, cá ko thể đáp ứng đc vì mụ ta muốn làm Long Vương và cá phải trở thành kẻ hầu hạ cho mụ ta.Cuối cùng, mụ ta phải quay về cuộc sống nghèo khó của mình
Nội dung chính: Truyện muốn ca ngợi, đề cao vai trò của Lê Lợi - vị chủ tướng tài năng của nghĩa quân Lam Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược. Đồng thời truyện cũng giải thích về sự tích tên gọi Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm). Sự việc 1: Lê Thận vớt được lưỡi gươm Sự việc 2: Lê Lợi tìm được chuôi gươm, hợp nhất thanh gươm Sự việc 3: Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân Minh Sự việc 4: Đất nước thanh bình, Rùa Vàng hiện lên đòi lại gươm báu.
Tham khảo!
Văn bản bàn luận về vẻ đẹp của nhân vật Thánh Gióng. Thứ nhất, Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng qua những chi tiết thần kì trong truyền thuyết. Thứ hai, Thánh Gióng là một con người trần thế với nguồn gốc, lai lịch rõ ràng, quá trình ra đời, trường thành gắn với người dân bình dị. Đặc biệt, ở Thánh Gióng toát lên sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.