Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng vốn sống hòa thuận với nhau vui vẻ, chan hòa. Bỗng một hôm cô Mắt nói với cậu Tai rằng chúng mình làm nhiều việc vất vả, còn thằng Miệng chẳng làm gì mà ngày nào cũng được ăn ngon sung sướng. Cậu Chân cũng nói với cậu tai như thế. Rồi cả bốn người đều nói với cậu Miệng rằng từ nay không làm cho ăn nữa. Lão miệng nói thế nào cũng không được. Từ đó miệng bị bỏ đói, Miệng đói thì cô mắt bị mờ, cậu Tai nghễnh ngãng, cậu Chân và cậu tay bải hoải, không nhấc lên được. Cả bốn người dắt nhau đến xem lão Miệng ra sao, thì thấy lão ta cũng nhợt nhạt, mệt mỏi không buồn nhếch mép. Lúc ấy cậu tay lấy cái ăn cho lão Miệng ăn. Lão ăn xong một lúc thì cả bốn người khỏe lại, Mắt sáng ra, Tai tinh, Chân và Tay hăng hái muốn làm việc.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai tị nạnh với lão Miệng chỉ biết ăn không biết làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời. Mọi người cũng phát hiện ra lão Miệng cũng làm việc như họ, công việc của lão là nhai thức ăn để tiếp sức lực cho tất cả. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai bỗng một hôm ghen tị với lão Miệng vì bọn họ cảm thấy ai cũng làm việc mệt nhọc quanh năm chỉ riêng lão Miệng không làm gì cả chỉ ăn không ngồi rồi. Họ quyết định để cho lão Miệng tự đi tìm lấy thức ăn.
Một ngày, hai ngày, ba ngày... cả bọn thấy mệt rã rời không ai chịu đựng được nữa... Đến ngày thứ bảy bác Tai là người nhận ra sai lầm, nghe theo lời bác cả bọn kéo nhau đến xin lỗi bác Miệng. Lão Miệng cũng đang ở trong tình trạng nhợt nhạt, cả bọn xúm vào chăm sóc. Chúng hiểu rằng lão Miệng cũng có công việc rất quan trọng, liên quan đến tất cả mọi người. Từ đó cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng lại sống vui vẻ với nhau không ai ganh tị ai cả.
+ Yếu tố tưởng tượng của câu chuyện:
- Các bộ phận của cơ thể được nhân hóa giống như con người, biết nói năng, hoạt động, biết ghen tị, phân tích, lí giải, biết ăn năn hối lỗi...
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng vốn sống hòa thuận với nhau vui vẻ, chan hòa. Bổng một hôm cô Mắt nói với cậu Tai rằng chúng mình làm nhiều việc vất vả, còn thằng Miệng chẳng làm gì mà ngày nào cũng được ăn ngon sung sướng. Cậu Chân cũng nói với cậu tai như thế. Rồi cả bốn người đều nói với cậu Miệng rằng từ nay không làm cho ăn nữa. Lão miệng nói thế nào cũng không được. Từ đó miệng bị bỏ đói, Miệng đói thì cô mắt bị mờ, cậu Tai nghễnh ngãng, cậu Chân và cậu tay bải hoải, không nhấc lên được. Cả bốn người dắt nhau đến xem lão Miệng ra sao, thì thấy lão ta cũng nhợt nhạt, mệt mỏi không buồn nhếch mép. Lúc ấy cậu tay lấy cái ăn cho lão Miệng ăn. Lão ăn xong một lúc thì cả bốn người khỏe lại, Mắt sáng ra, Tai tinh, Chân và Tay hăng hái muốn làm việc.
- Bối cảnh truyện: ở một hiện thực mạnh mẽ, một bức tranh đen tối, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám.
- Tóm tắt: Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.
- Các nhân vật trong truyện: Chí Phèo, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, Thị Nở và bà cô Thị Nở. Trong đó Chí Phèo là nhân vật chính.
- Mối quan hệ của Chí Phèo và những nhân vật khác:
+ Chí Phèo – bá Kiến:
+ Chí Phèo – Thị Nở:
+ Chí Phèo – bà cô thị Nở:
- Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện: điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể truyện linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng, mang hơi thở đời sống, giọng văn hóa đời sống.
- Điểm nhìn trần thuật trong truyện đa dạng và luôn vận động. Từ điểm nhìn đa dạng, luôn vận động mà tác phẩm có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen, hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động.
- Thông điệp của truyện: Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa.
- Với ngòi bút hiện thực của tác giả Nam Cao, tác phẩm đã để lại trong lòng em những ám ảnh về cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động, những con người bị chà đạp không thương tiếc.
- Thông tin về tác giả Nam Cao:
+ Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) tỉnh Hà Nam.
+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” : “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông quan niệm: Tác phẩm “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.
+ Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...
- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
+ Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.
+ Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.
Thủa ấy, trong vũ trụ bao la còn chưa hề có một sinh vật nào tồn tại. Trái đất của chúng ta chỉ là môt hành tinh tăm tối và trụi trần. Thế rồi một hôm.
Một hôm thiên đình bèn ban cho trái đất một giống sinh vật mới, để vũ trụ có một nơi hiện diện sự sống. Bà mụ đem đất sét trắng nặn thành những hình thù rất lạ, nhưng đẹp đẽ và xinh xắn vô cùng. Rồi Bà Mụ đem đặt xuồng mặt đất. Đó là những con người - lúc nhỏ còn gọi là “trẻ con”. Những đứa trẻ bò đi khắp nơi, nhưng nơi đâu chúng cũng thấy chỉ toàn là đất đai cằn cỗi, không khí chỉ toàn một màu đen xám xịt. Đôi mắt của chúng sáng lắm nhưng cũng chẳng nhìn thấy gì ngoài không gian đen tối mịt mờ. Trong lúc ấy, trên thiên đình, nữ thần ánh sáng đang mân mê chuỗi kim cương đỏ thắm rực rỡ của mình. Chẳng may, chuỗi kim cương đứt tung, những hạt kim cương rơi xuống không gian bao la của vũ trụ, hạt kim cương lớn đỏ rực lại rơi xuống gần trái đất, hóa thành mặt trời tỏa sáng rực rỡ. Lũ trẻ reo lên vui vẻ: “Hoan hô! Hoan hô! Nhìn được rồi, chúng ta nhìn được rồi!”. Đôi mắt lấp lánh của chúng nhìn quanh trái đất vẫn trần trụi chẳng có một màu sắc gì ngoài màu đen của đất và màu vàng cam chói lọi của mặt trời. Những đứa trẻ ngây thơ, trong trắng bò đi khắp nơi. Tiếng cười của chúng ríu rít vui vẻ khiến những mầm cây xanh mướt của nhú dần lên. Trong thế giới trẻ thơ, những cái cây xanh xanh chỉ bằng sợi tóc. Cây xanh bắt đầu nở ra những bông hoa màu đỏ bé xíu bằng cái cúc áo. Thật là dễ thương! Những lũ trẻ suốt ngày chỉ đùa vui với nhau, chẳng nghe thấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng cười. Chúng buồn quá thì chợt một đàn chim họa mi nhỏ bé bay từ đâu đến véo von múa hát cùng lũ trẻ. Tiếng chim vang xa, xa mãi khiến thượng đế trên thiên đàng thích thú, làm rơi cả chiếc khăn bông màu xanh mướt của ngài xuống trái đất. Chiếc khăn bỗng biến thành bầu trời trong xanh vời vợi và những đám mây trắng xốp như những cụm bông. Tiếng hát của chim lại reo vui trong gió. Suối chảy mãi chảy mãi rồi hợp thành một con sông lớn. Nước sông đổ ra biển, tạo thành những đại dương bao la vô tận. Lũ trẻ có thể vui đùa thỏa thích trong làn nuớc trong xanh hay lên những con thuyền đi khắp mọi nơi mọi chốn.
Trái đất dần dần trở nên tươi đẹp hơn. Lũ trẻ cũng lớn dần, chúng bắt đầu tập đi. Nhưng mặt đất đầy cát sỏi gồ ghề. Chúng cứ bước đi rồi lại vấp ngã. Trời thương tình ban cho trái đất một dải lụa hồng. Dải lụa biến thành con đường mềm mại, nâng đỡ những bước chân chập chững non nớt của trẻ. Những đám mây cụm lại, tạo nên những chiếc áo che nắng cho chúng. Tuy nhiên, lũ trẻ suốt ngày đùa nghịch, vui chơi với nhau đã chán. Đêm đến, chúng ôm nhau ngủ trong bóng tối, cô đơn lạnh lẽo, chúng khao khát có một người yêu thương dậy dỗ chúng, vỗ về chúng trong vòng tay. Lũ trẻ bắt đầu khóc, chúng khóc mãi, khóc to và nức nở. Chẳng ai có thể làm chúng nguôi ngoai, mặt trời tỏa ánh nắng xuống vỗ về, gió đu đưa mơn trớn, nước róc rách reo vui gọi mời, cây tươi xanh, hoa lung linh, chim ríu rít... Tất cả chỉ làm chúng thêm khóc to hơn mà thôi. Tiếng khóc của chúng vang lên phá tan bầu không gian yên tĩnh của thiên đình. Ngọc Hoàng bèn sai Bà Mụ nặn thêm những con người có thể dỗ dành chúng được. Và những người phụ nữ chạy đến, dang cánh tay ấm áp vỗ về, ôm chúng vào lòng, hát ru chúng ngủ. Lũ trẻ thiêm thiếp giấc nồng, nín khóc và thay vào đó là nụ cười hé nở trên môi. Chúng gọi những người ấy là mẹ. Mẹ bảo ban dậy dỗ, chăm sóc chúng. Mẹ có giọng hát ngọt ngào, đôi tay khéo léo, ánh mắt yêu thương. Trong giọng hát của mẹ có chứa bao điều mới mẻ diệu kì như: đầu nguồn cơn mưa, bãi sông cát vắng, vết lấm chưa khô... Lũ trẻ vui vẻ sống bên mẹ, nhưng chúng còn khát khao được nghe về những chuyện thời xưa, thời sau, và chúng lại khóc. Giờ đây, tiếng ru và vòng tay mẹ cũng không còn dỗ dành được chúng. Thế là từ đấy những người bà được Bà Mụ ban xuống trần gian, với tâm hồn yêu thương, ấm áp và trong tim chứa một kho truyện cổ. Lũ trẻ nín khóc, và chúng lại vui vẻ nằm trong vòng tay của bà, để nghe chuyện cổ, nào là truyện Thạch Sanh, truyện Nàng tiên. Bà kể bao nhiêu là truyện, con mắt bà ấm áp nhìn cháu, mái tóc bà bạc trắng hiền từ. Thời gian trôi đi, lũ trẻ khát khao hiểu biết, bao câu hỏi “tại sao” cứ vang lên, khiến mẹ và bà không thể trả lời hết được. Từ đó, người cha xuất hiện để dạy dỗ, bảo ban giảng giải những tìm hiểu của con. Nào là: vì sao biển rộng, con đường dài. Lũ trẻ lại muốn được đi học. Và trường lớp, tất cả như một giấc mơ xuất hiện: bảng đen, phấn trắng, thầy giáo và lũ trẻ đi học. Chúng đã lớn dần trong tình thương yêu của cha mẹ, bà, thầy, cô, bạn bè. Thật là tuyệt vời!
Từ ấy, loài Người bắt đầu, phát triển và sinh sống khắp nơi. Thượng đế và Bà Mụ mỉm cười: “Thế là vũ trụ đã có sự sống!”
Buổi sáng hôm ấy, tía nuôi đã dẫn Cò và An đi vào rừng lấy mật. Cậu bé An rất háo hức vì đây là lần đầu tiên cậu “mục sở thị” cảnh “ăn ong” đã được nghe kể. Trong lúc đi vào rừng, ngoài việc nhìn ngắm cánh rừng, Cò đã chỉ vẽ cho An nhiều kinh nghiệm đi rừng như quan sát, phát hiện đàn ong; như đàn chim nhiều loại rất đẹp và đa dạng,... An đã qua sát cách lấy mật của tía nuôi thông qua câu chuyện gác kèo ong mà má nuôi đã kể cho An từ trước, Gần cuối buổi đi lấy mật, Cò bị ong đốt. Tiá nuôi đã đuổi ong bằng một cách thức rất hiền hoà chứ không giết đàn ong. Ba cha con ra về sau khi đã lấy đầy hai đùi mật ong.
Ngày xửa ngày xưa, trong khu rừng nọ, có một con Cáo già tinh ranh, độc ác. Nó thường nghĩ ra đủ mưu mẹo để lừa những con vật nhẹ dạ, cả tin, biến thành mồi ngon cho nó.
Sáng hôm ấy, trên đường đi kiếm ăn, Cáo nhác trông thấy chú Gà Trống có cái mào đỏ chót rung rinh, bộ lông bóng mượt, đôi chân vàng rực bám chắc vào cành cây. Chú Gà Trống đang mê mải gáy vang, chào đón Mặt trời, báo hiệu cho tất cả muông thú trong rừng biết một ngày mới đã bắt đầu.
Cáo ta thèm chảy dãi. Nó nghĩ bụng: “Chà ! Thịt chú Gà Trống kia chắc là ngon tuyệt! Mình phải dụ cho Gà Trống xuống đất thì mới vồ được!”. Cáo ngoác mồm cười rồi đon đả ngỏ lời:
- Kìa! Xin chào anh bạn quý mến của tôi! Mời anh xuống đây nghe tôi báo tin vui này: Từ giờ trở đi, muôn loài sống trong rừng sẽ kết thành bè bạn. Tôi sung sướng lắm nên muốn báo cho bạn hữu xa gần đều biết. Nào! Gà Trống ! Xin đừng e ngại, hãy xuống nhanh để tôi hôn bạn, bày tỏ tình thân ái!
Nãy giờ, Gà Trống vẫn yên lặng nghe Cáo dụ dỗ nhưng trong lòng thì chẳng lạ gì trò lừa bịp của Cáo. Muốn doạ cho Cáo sợ, Gà Trống nhanh trí bảo:
- Cảm ơn anh Cáo đã có lòng tốt! Từ nay trở đi, Gà và Cáo chung sống hoà bình với nhau thì quả là chẳng có tin mừng nào hơn! Ô kìa! Tôi thấy có hai anh chó săn đang chạy lại phía này. Chắc là họ cũng vội vàng đi loan tin vui như anh vậy!
Nghe thấy thế, Cáo hồn bay phách lạc, quắp đuôi, co cẳng chạy biến. Gà Trống khoái chí cười khì:
- Rõ là phường gian dối, hèn nhát! Ngữ ấy thì làm gì được ai!
Câu chuyện trong văn bản kể về một lần đi lấy mật của An với tía nuôi và thằng Cò. Trên đường đi, An đã cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên: ban mai, bầy ong, đàn chim. Lúc nghỉ mệt, tía nuôi và thằng Cò đã chỉ đàn ong mật cho An. Sau đó, họ tiếp tục đi lấy mật và thu hoạch được rất nhiều. Chẳng may, thằng Cò bị ong đốt. Tía nuôi An - tía của thằng Cò đã bôi vôi lên trên vết đốt đó và ông chỉ đuổi đàn ong đi để lấy mật. Trước khi ra về, đám người bọn họ đã ăn cơm cho đỡ đói và dự định hôm sau sẽ phải mang gùi to hơn để lấy đc nhiều mật hơn. Lúc ăn cơm, An đã suy nghĩ về cách làm tổ nuôi ong trên thế giới và thấy rằng không nơi nào giống cách đặt kèo ở rừng U Minh.
Văn bản thuật lại việc Tuấn cùng với bạn mình là Quỳnh đến Thăm cụ Phan Bội Châu tại ngôi nhà tranh mà cụ ở Bến Ngự vào một ngày Chủ nhật, năm 1927. Qua đó, Tuấn hiểu thêm về cuộc sống và con người cụ Phan Bội Châu; tình cảm của thanh niên HS, các tầng lớp nhân dân đối với cụ và càng thêm ngưỡng mộ cụ.
Một ngày đẹp trời, các bộ phận trên cơ thể gồm Tay, Miệng, Răng, Chân ghen tị với Bụng rằng mình phải làm việc cực nhọc nên đã đình công không chịu làm gì để trừng phạt Bụng. Nhưng được mấy ngày thì thấy mệt mỏi rã rời, oặt ẹo, tất cả đều hiểu ra và quay trở lại đoàn kêt với nhau.