Nêu một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật:
- Sử dụng chế phẩm vi sinh vật được phối trộn với chất mang hoặc chất hữu cơ để tạo phân bón vi sinh giúp tiêu diệt các loài vi sinh vật gây hại trong đất nhằm cải thiện đất, tăng năng suất cây trồng.
- Sử dụng các chế phẩm vi khuẩn có khả năng tiết ra chất độc diệt sâu hoặc nấm kí sinh trên côn trùng để sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh.
- Sử dụng các vi sinh vật có khả năng sản xuất sinh khối nhanh để tạo ra các nguyên liệu trong công nghiệp và đời sống như: Sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisae để sản xuất ethanol dùng làm nhiên liệu sinh học và sản xuất protein đơn bào làm thức ăn bổ sung cho vật nuôi,…
- Sử dụng công nghệ vi sinh vật để sản xuất thuốc kháng sinh chữa bệnh cho người và động vật như: Sử dụng nấm Penicillium chrysogenum để sản xuất kháng sinh điều trị vết thương nhiễm khuẩn,…
- Sử dụng công nghệ vi sinh vật để xử lí rác thải hữu cơ giúp bảo vệ môi trường, đồng thời làm phân bón cho cây trồng như: Sử dụng chế phẩm EM (gồm hỗn hợp các vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, vi khuẩn Bacillus sibtulis,…) để xử lí bãi rác chôn lấp bằng phương pháp kị khí;…
Một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật:
- Nhân giống bảo tồn giống Sâm Ngọc Linh quý hiếm.
- Nhân giống sạch bệnh, có khả năng chống chịu với virus và vi sinh vật gây bệnh: giống chuối chống chịu nấm; giống khoai tây, cà chua chống chịu được virus;…
- Nhân giống nhanh với số lượng lớn: nhân giống vô tính các loại hoa lan quý hiếm và nhiều cây có giá trị kinh tế rất lớn.
- Tạo giống mới: Kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật phục vụ chuyển gene góp phần tạo ra những giống cây mới như giống bông kháng côn trùng ăn lá, giống lúa vàng có khả năng sản sinh ra tiền chất tạo vitamin A, giống ngô kháng thuốc diệt cỏ,…
• Khái niệm công nghệ tế bào động vật: Công nghệ tế bào động vật là quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.
• Nguyên lí của công nghệ tế bào động vật: Nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường thích hợp và tạo điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau.
• Thành tựu của công nghệ tế bào động vật: Ba thành tựu nổi bật và có ý nghĩa lớn trong thực tiễn của công nghệ tế bào động vật là nhân bản vô tính vật nuôi, liệu pháp tế bào gốc, liệu pháp gene.
- Nhân bản vô tính vật nuôi:
+ Là công nghệ tạo ra các con vật giống hệt nhau về kiểu gene không thông qua quá trình sinh sản hữu tính.
+ Công nghệ nhân giống vô tính đã áp dụng thành công cho một số loài như ếch, bò, lợn, cừu, ngựa, lừa, mèo, chó, khỉ nhưng nổi bật nhất là nhân bản ở cừu Dolly năm 1996.
+ Công nghệ nhân giống vô tính không chỉ nhằm mục đích sinh sản tạo ra nhiều cá thể có cùng kiểu genne ưu việt mà chúng còn làm tăng sống lượng các thể của những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Liệu pháp tế bào gốc:
+ Là phương pháp chữa bệnh bằng cách truyền tế bào gốc được nuôi cấy ngoài cơ thể vào người bệnh để thay thế các tế bào bị bệnh di truyền.
+ Ưu điểm của phương pháp này là cơ thể người sẽ không loại thải tế bào ghép nhưng để tránh vấn đề vi phạm đạo đức, các nhà khoa học đã tìm kiếm, nhân nuôi các loại tế bào gốc tách chiết từ các mô của người trưởng thành.
+ Liệu pháp tế bào gốc được kì vọng sẽ chữa được các bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường type 1, người có cơ tim bị tổn thương do đột quỵ hay bị tổn thương các tế bào thần kinh, các bệnh ung thư. Đồng thời, thành tựu trong nuôi cấy các tế bào động vật cũng cho phép việc ứng dụng nghiên cứu phát triển thịt nhân tạo hoặc sản xuất các protein chữa bệnh cho người.
- Liệu pháp gene:
+ Là phương pháp chữa bệnh di truyền nhờ thay thế gene bệnh bằng gene lành bằng cách: Nhân nuôi tế bào trong ống nghiệm, chỉnh sửa gen hoặc thay thế các gene bệnh của tế bào bằng gene lành → Sàng lọc các tế bào đã được chỉnh sửa gene và nhân bản trong ống nghiệm → Truyền các tế bào chỉnh sửa gene vào cơ thể bệnh nhân.
+ Liệu pháp thay thế gene chỉ sử dụng được cho người bệnh di truyền do hỏng một gene nhất định và tế bào bị bệnh phải thuộc loại tế bào liên tục phân chia trong suốt cuộc đời của bệnh nhân.
Một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi:
- Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi: trang bị hệ thống chuồng trại, trang thiết bị hiện đại; quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc được chuyên môn hóa, đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.
- Công tác chọn giống: ứng dụng công nghệ gene trong chọn lọc, tạo và nhân giống; ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển giống.
- Bảo vệ môi trường: ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến thức ăn chăn nuôi; ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi.
Đáp án C
Sinh vật chuyển gen là sinh vật được nhân thêm gen từ loài khác, làm xuất hiện những đặc tính mới mà loài đó chưa có.
Các trường hợp phù hợp là, (1), (2).
Trường hợp (3) là sinh vật biến đổi gen nhưng không được xem là sinh vật chuyển gen (xem SGK cơ bản).
Trường hợp 4 là đột biến lặp đoạn NST.
Đáp án C
Sinh vật chuyển gen là sinh vật được nhân thêm gen từ loài khác, làm xuất hiện những đặc tính mới mà loài đó chưa có.
Các trường hợp phù hợp là, (1), (2).
Trường hợp (3) là sinh vật biến đổi gen nhưng không được xem là sinh vật chuyển gen (xem SGK cơ bản).
Trường hợp 4 là đột biến lặp đoạn NST
1 . Tạo ra công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, người máy…
Tạo ra nguồn năng lượng mới: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nguyên tử
Tạo ra vật liệu mới: chất Poolime, các vật liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn
Trong công nghệ sinh học đột phá bằng công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim…
Thông tin liên lạc và giao thông vận tải: sợi thủy tinh, cáp quang, máy bay siêu âm khổng lồ đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin.
Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ
Đóng vai trò then chốt trong công nghệ vi sinh vật là công nghệ lên men và công nghệ thu hồi sản phẩm:
- Công nghệ lên men:
+ Thức ăn chăn nuôi
+ Bia, rượu, sữa chua,…
- Công nghệ thu hồi sản phẩm:
+ Thuốc bảo vệ thực vật sinh học (Bacillus thuringiensis - Bt)
+ Thuốc kháng sinh, vaccine
+ Chế phẩm xử lí chất thải rắn và nước thải.
+ Phân vi sinh.
+ Acid và dung môi hữu cơ,…