K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Tôi, con đường quê nhỏ chạy lang thang, Kéo nỗi buồn không dạo khắp làng. Đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng, Hương đồng quyến rũ hát lên vang.   Từ đấy mình tôi cỏ mọc đầy, Dọc lòng hoa dại ngát hương lây, Tôi ôm đám lúa, quanh nương sắn Bao cái ao rêu nước đục lầy…” (Trích Lời con đường quê, Tế Hanh) 1. Giải nghĩa từ “chạy” trong câu thơ “Tôi, con...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Tôi, con đường quê nhỏ chạy lang thang,

Kéo nỗi buồn không dạo khắp làng.

Đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng,

Hương đồng quyến rũ hát lên vang.

 

Từ đấy mình tôi cỏ mọc đầy,

Dọc lòng hoa dại ngát hương lây,

Tôi ôm đám lúa, quanh nương sắn

Bao cái ao rêu nước đục lầy…”

(Trích Lời con đường quê, Tế Hanh)

1. Giải nghĩa từ “chạy” trong câu thơ “Tôi, con đường nhỏ chạy lang thang”. Cho biết từ “chạy” dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

2. Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ trên.

3. Tìm thêm các trường hợp đồng âm khác nghĩa với từ “đồng” trong câu thơ “Hương đồng quyến rũ hát lên vang”.

 

1
15 tháng 12 2022

1.1. Giải nghĩa từ “chạy” trong câu thơ “Tôi, con đường nhỏ chạy lang thang”nghĩa là chạy trên con đường.  Từ “chạy” dùng theo nghĩa gốc .

2."Con đường quê" là biện pháp nhân hoá, so sánh.

Tác dụng: Làm cho câu văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm. Làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.

3.

Lời Con Đường Quê (Tế Hanh) Tôi, con đường quê nhỏ chạy lang thang Kéo nỗi buồn không dạo khắp làng Đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng Hương đồng quyến rũ hát lên vang Từ đấy mình tôi cỏ mọc đầy Dọc lòng hoa dại ngát hương lây Tôi ôm đám lúa, quanh nương sắn Bao cái ao rêu nước đục lầy Những buổi mai tươi nắng chói xa Hồn tôi lóng lánh ánh dương sa Những chiều êm ả tôi thư thái...
Đọc tiếp

Lời Con Đường Quê (Tế Hanh) Tôi, con đường quê nhỏ chạy lang thang Kéo nỗi buồn không dạo khắp làng Đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng Hương đồng quyến rũ hát lên vang Từ đấy mình tôi cỏ mọc đầy Dọc lòng hoa dại ngát hương lây Tôi ôm đám lúa, quanh nương sắn Bao cái ao rêu nước đục lầy Những buổi mai tươi nắng chói xa Hồn tôi lóng lánh ánh dương sa Những chiều êm ả tôi thư thái Như kẻ nông phu trở lại nhà Tôi đă từng đau với nắng hè Thịt da rạn nứt bởi khô se Đã từng điêu đứng khi mưa lụt Tôi lở, thân tôi rã bốn bề Chia sẻ cùng người nỗi ấm no Khi mùa màng được, nỗi buồn lo Khi mùa màng mất. Tôi vui cả Với những tình quê buổi hẹn hò Tôi sống mê man tránh tẻ buồn Miệt mài, hể hả, đắm say luôn Tôi thâu tê tái trong da thịt Hương đất, hương đồng chẳng ngớt tuôn… 2. Nhằm thể hiện tình cảm của mình với quê hương tác giả đã sử dụng những hình ảnh và biện pháp tu từ gì ? Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào ? 3. Theo em , nội dung xuyên suốt bài thơ là gì ? 4. Trong bài thơ, tác giả dã bộ lộ tâm trạng, cảm xúc , nỗi niềm gì đối với quê hương ? 5.Bài thơ đã giúp em có thêm nhận thức và thái độ gì đối với quê hương ( trình bày bằng một đoạn văn 5 đén 7 dòng )

0
Lời Con Đường Quê (Tế Hanh)Tôi, con đường quê nhỏ chạy lang thangKéo nỗi buồn không dạo khắp làngĐến cuối thôn kia hơi cỏ vướngHương đồng quyến rũ hát lên vangTừ đấy mình tôi cỏ mọc đầyDọc lòng hoa dại ngát hương lâyTôi ôm đám lúa, quanh nương sắnBao cái ao rêu nước đục lầyNhững buổi mai tươi nắng chói xaHồn tôi lóng lánh ánh dương saNhững chiều êm ả tôi thư tháiNhư kẻ...
Đọc tiếp
Lời Con Đường Quê (Tế Hanh)

Tôi, con đường quê nhỏ chạy lang thang
Kéo nỗi buồn không dạo khắp làng
Đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng
Hương đồng quyến rũ hát lên vang

Từ đấy mình tôi cỏ mọc đầy
Dọc lòng hoa dại ngát hương lây
Tôi ôm đám lúa, quanh nương sắn
Bao cái ao rêu nước đục lầy

Những buổi mai tươi nắng chói xa
Hồn tôi lóng lánh ánh dương sa
Những chiều êm ả tôi thư thái
Như kẻ nông phu trở lại nhà

Tôi đă từng đau với nắng hè
Thịt da rạn nứt bởi khô se
Đã từng điêu đứng khi mưa lụt
Tôi lở, thân tôi rã bốn bề

 

Chia sẻ cùng người nỗi ấm no
Khi mùa màng được, nỗi buồn lo
Khi mùa màng mất. Tôi vui cả
Với những tình quê buổi hẹn hò

Tôi sống mê man tránh tẻ buồn
Miệt mài, hể hả, đắm say luôn
Tôi thâu tê tái trong da thịt
Hương đất, hương đồng chẳng ngớt tuôn…

1937

1.Bài thơ thơ trên thuộc thể thơ gì ?

2. Nhằm thể hiện tình cảm của mình với quê hương tác giả đã sử dụng những hình ảnh và biện pháp tu từ gì ? Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào ?

3. Theo em , nội dung xuyên suốt bài thơ là gì ?

4. Trong bài thơ, tác giả dã bộ lộ tâm trạng, cảm xúc , nỗi niềm gì đối với quê hương ?

5.Bài thơ đã giúp em có thêm nhận thức và thối đọ gì đối với quê hương ( trình bày bằng một đoạn văn 5 đén 7 dòng )

2
19 tháng 10 2021

Lời Con Đường Quê (Tế Hanh)

Tôi, con đường quê nhỏ chạy lang thang
Kéo nỗi buồn không dạo khắp làng
Đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng
Hương đồng quyến rũ hát lên vang

Từ đấy mình tôi cỏ mọc đầy
Dọc lòng hoa dại ngát hương lây
Tôi ôm đám lúa, quanh nương sắn
Bao cái ao rêu nước đục lầy

Những buổi mai tươi nắng chói xa
Hồn tôi lóng lánh ánh dương sa
Những chiều êm ả tôi thư thái
Như kẻ nông phu trở lại nhà

Tôi đă từng đau với nắng hè
Thịt da rạn nứt bởi khô se
Đã từng điêu đứng khi mưa lụt
Tôi lở, thân tôi rã bốn bề

Chia sẻ cùng người nỗi ấm no
Khi mùa màng được, nỗi buồn lo
Khi mùa màng mất. Tôi vui cả
Với những tình quê buổi hẹn hò

Tôi sống mê man tránh tẻ buồn
Miệt mài, hể hả, đắm say luôn
Tôi thâu tê tái trong da thịt
Hương đất, hương đồng chẳng ngớt tuôn…

1937

19 tháng 10 2021

trả lời nhanh đi . cần gấp ạ !

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm. SGK Ngữ văn 12. Nâng cao. Tập một. NXB...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

 

Bên kia sông Đuống

 

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

 

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

 

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

 

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

 

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

 

Ruộng ta khô

 

Nhà ta cháy

 

Chó ngộ một đàn

 

Lưỡi dài lê sắc máu

 

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

 

(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm. SGK Ngữ văn 12. Nâng cao. Tập một. NXB Giáo dục Việt Nam. 2013.tr.17)

 

Câu 5: Xác định các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn thơ.(0,25 điểm)

 

Câu 6: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng căm thù giặc của tác giả. (0,25điểm)

 

Câu 7: Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhà thơ ?(0,5 điểm)

 

Câu 8: Từ đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (10 - l2 câu) về tình yêu quê hương của thanh niên hiện nay. (0,5 điểm)

1
11 tháng 3 2022

Câu 5: 

-->Miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Câu 6:

--> khủng khiếp, ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng ta khô, nhà ta cháy, chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu.

Câu 7:

 ---> Niềm tự hào về truyền thống văn hóa và tình yêu thiết tha với quê hương.

-  Nỗi đau xót khi quê hương bị giặc xâm chiếm.

-  Lòng căm thù quân xâm lược.

Câu 8: 

-->Tham khảo để làm rõ các nội dung này nha:

-  Tình yêu quê hương của thanh niên hiện nay phải được thể hiện ở sự cố gắng gìn giữ những giá trị văn hóa, tinh thần của quê hương; học tập và lao động, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

- Phê phán những biểu hiện của thái độ ích kỉ, bàng quan trước những vấn đề của quê hương; những biểu hiện của tình yêu quê hương chưa đúng đắn.

Luận điểm của đoạn văn sau là gì? “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi...
Đọc tiếp

Luận điểm của đoạn văn sau là gì? “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.”
(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

A. Tế Hanh là người tinh lắm.

B. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi.

C. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

D. Cả A,B,C đều đúng.

1
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:Tình quê hươngLàng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Tình quê hương

Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trỏ về. ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm ; đêm nằm vói chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

Theo NGUYỄN KHẢI

a) Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

b) Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ?

c) Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn.

d) Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

2
6 tháng 11 2019

a) Những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương là: đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.

b) Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.

c) Bài văn có 5 câu. Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.

d) - Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu là:

Đoạn 1: Mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1)

Đoạn 2: Mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2). Mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).

Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.

Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ra vào một thế giới rất gần  gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.

(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

1
8 tháng 10 2019

- Luận điểm: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.

    - Tác giả đã trình bày các luận cứ:

    + Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

    + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới gần gũi với mỗi con người.

    - Hai luận cứ trên được trình bày theo một trật tự hợp lý. Tác giả xuất phát từ sự thấu hiểu Tế Hanh (tinh tế, có thể nghe những điều không hình sắc, âm thanh).

    + Nhận định cũng rất chính xác về chất thơ Tế Hanh: đưa ta vào thế giới gần gũi mà ta chỉ cảm thấy một cách mờ mờ.

    + Luận cứ thứ hai là hệ quả của luận cứ thứ nhất, điều này tạo được sự logic, hợp lý

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi          Quê hương anh nước mặn, đồng chua          Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.          Anh với tôi đôi người xa lạ          Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau          Súng bên súng, đầu sát bên đầu          Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.           Đồng chí !(Sách Ngữ văn 9, tập tập một-NXB Giáo dục)Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

          Quê hương anh nước mặn, đồng chua

          Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

          Anh với tôi đôi người xa lạ

          Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

          Súng bên súng, đầu sát bên đầu

          Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

          Đồng chí !

(Sách Ngữ văn 9, tập tập một-NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Câu 2. Một văn khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng ra đời cùng thời điểm với bài thơ trên. Đó là văn bản nào, do ai sáng tác? Câu 3. Câu thơ thứ bảy là kiểu câu gì xét về mục đích nói ? Phân tích ngắn gọn tác dụng câu thơ thứ bảy trong đoạn thơ trên.

Câu 4. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12-15 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm sáng tỏ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch chân và chú thích rõ)

0
10 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Chính nỗi nhớ quê hương thiết tha đã bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Ôi! Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Câu đặc biệt+ Thán từ: In đậm nghiêng

17 tháng 3 2021

a) 

  + Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời.

      + Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.

b) Từ lời dặn dò của người cha trong đoạn thơ : " Người đồng mình thô sơ da thịt ... nghe con đã cho e hiểu về vai trò của gia đình là rất quan trọng. Trước hết ,gia đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và vững vàng hơn trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định được vai trò to lớn của gia đình đối với mọi người.Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trong gia đình, chính điều đó đã giúp chúng ta bước vào đời, giúp ta khẳng định năng lực và phẩm giá của mình để thành công trong cuộc sống. Trong cuộc đời không thể tránh được vấp ngã và khi đó gia đình sẽ là nơi bao bọ, chở che, động viên chúng ta đứng lên sau thất bại, là chỗ dựa vững chức nhất. Trên hết, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, mỗi thành vien trong gia đình đều dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất; đó đã trở thành một truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ngược lại, vẫn có những người coi thường vai trò gia đình, vô cảm nhất với những con người ruột thịt nhất với mình. Họ không chỉ làm băng hoại truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bị xã hội lên án mà còn trở nên cô đọc ích kỉ, dễ vấp ngã và thất bại trong cuộc đời. Gia đình là nơi bình yên và ấm áp cho mỗi thành viên tìm về sau những biến cố trong cuộc sống.