em hãy viết một đoạn văn so sánh điểm giống nhau và khác nhau của nhân vật Cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên Andecsen và nhân vật Hiên trong truyện gió lạnh đầu mùa.
các bẹn giúp mình với :->
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật: cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và bé Hiên (Gió lạnh đầu mùa)
+ Điểm giống: Cả hai đều là những em nhỏ cùng lứa tuổi. Hoàn cảnh sống khó khăn, nhà nghèo, đều phải mặc những manh áo rách tả tơi, không có đủ áo ấm để mặc trong mùa đông giá rét.
+ Điểm khác: Cô bé bán diêm phải sống trong sự thiếu thốn tình thương của người cha, không được chăm sóc, yêu thương; sống giữa sự thờ ơ, vô cảm của những người xung quanh, kết cục em phải chịu cảnh chết đói, chết rét ngay trong đêm giao thừa. Còn cô bé Hiên mặc dù nhà nghèo, không có đủ áo ấm để mặc trong mùa đông nhưng vẫn được bạn bè sẻ chia, yêu thương, giúp đỡ. Cuối truyện, mẹ Sơn còn cho mẹ bé Hiên mượn tiền để may áo cho em.
Một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và Hiên (Gió lạnh đầu mùa):
+ Giống nhau: Đều là những cô bé có hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn, không được hưởng một cuộc sống có “cơm ngon áo đẹp”.
+ Khác nhau:
– Cô bé bán diêm: Có cuộc sống bất hạnh, không có sự yêu thương, bảo vệ của gia đình. Em phải tự mình kiếm tiền mang về cho bố, nếu không có tiền sẽ không được về nhà. Số phận của em là một số phận đầy bi kịch khi em đã không thể chông chọi được sự khắc nghiệt của cuộc sống, đã chết đi, về với vòng tay yêu thương của bà.
– Hiên: Em vẫn có mẹ bên cạnh chăm sóc, vẫn có bạn bè, có hai chị em Sơn quan tâm, yêu thương và đùm bọc.
(1) Trong câu chuyện Gió lạnh đầu mùa, đã xuất hiện nhiều nhân vật trẻ em, nhưng em ấn tượng nhất vẫn là cậu bé Sơn. (2) Là một thiếu gia trong gia đình khá giả, có vú em chăm sóc, Sơn nghiễm nhiên lớn lên trọng sự đủ đầy và yêu thương của mọi người. (3) Tuy nhiên không vì thế mà em trở nên hư hỏng hay kênh kiệu. (4) Đặc biệt, trong Sơn có một tâm hồn ấm áp, đầy tình yêu thương với mọi người. (5) Điều đó thể hiện rõ qua lần em nhớ đến em Duyên, hay khi em chú ý đến sự lạnh lẽo của cái Hiên, và quyết định lấy chiếc áo bông cũ cho cô bé mặc. (6) Hành động ấy đã giúp em cảm nhận được tình yêu thương to lớn trong thể xác nhỏ bé của Sơn. (7) Chính hình ảnh của cậu bé, đã giúp người đọc nhận được một bài học ý nghĩa về tình người.
Em sẽ làm bạn với học cùng chia sẻ những vui buồn, động viên họ vượt qua thiếu thốn về tình cảm trong cuộc sống.
Em tham khảo:
Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen là một cô bé để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Cô là một cô bé có tuổi thơ đầy bất hạnh. Từ nhỏ cô đã mồ côi mẹ và bà, phải sống trong sự ghẻ lạnh của cha. Cha chưa bao giờ yêu thương, quan tâm, chăm sóc cô cả. Hai cha con cô phải sống trên căn gác xép tồi tàn. cửa sổ hỏng hết phải nhét giẻ vào nhưng vẫn không bớt đi cái lạnh. Mặc dù chỉ là một cô bé nhỏ nhắn nhưng cô lại không được đi học mà phải đi bán diêm kiếm tiền phụ cha. Đêm 30 tết cô không dám trở về nhà vì không bán được bao diêm nào nên sợ cha đánh mắng. Vì quá rét buốt nên cô đã đốt những que diêm lên để sưởi ấm. Qua những lần đốt diêm ta thấy những ảo ảnh hiện ra. Phải chăng đó chính là những gì à cô bé đang khát khao muốn có được. Lần đốt diêm thứ 4 cô bé đã gặp lại người bà kính yêu. Vì muốn đi theo bà lên thiên đàng nên cô bé đã quẹt que diêm lần thứ 5. Vâng, đúng như ước muốn của cô, bà cũng xuất hiện và mang cô bé đi theo bà. Sáng sớm hôm sau người ta thấy cô bé chết cóng trên đường bên cạnh những que diêm. Chao ôi! Thế là cô gái ấy đã từ giã cõi trần gian đau khổ mà đến với một thế giới tốt đẹp hơn. Có lẽ đó chính là một cái kết có hậu dành cho cô bé tội nghiệp.
- Gió lạnh đầu mùa thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt.
1.2. Nghệ thuật- Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.
- Ngôn ngữ mang tính biểu cảm cao.
2. Soạn bài Gió lạnh đầu mùa2.1. Chuẩn bị đọcCâu 1. Dựa vào nhan đề, em đoán xem văn bản này viết về điều gì?
Trả lời:
- Dựa vào nhan đề, em đoán văn bản này viết về những cơn gió lạnh giá của mùa đông bắt đầu tràn về và đem lại bài học nào đó cho chúng ta.
Câu 2. Em đã bao giờ làm một việc tốt nhưng bị người khác hiểu lầm và chê trách hay chưa?
Trả lời:
- Em đã từng làm một việc tốt nhưng bị hiểu lầm và chê trách. Trong một lần học về, có em bé đi lạc, em dẫn em bé đến đồn công an để tìm bố mẹ nhưng khi về lại bị mẹ hiểu lầm là la cà học xong không chịu về.
2.2. Trải nghiệm cùng văn bảnCâu 1. Hình ảnh Cúc, Xuân, Tý, Túc gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của những đứa trẻ nghèo?
Trả lời:
- Hình ảnh Cúc, Xuân, Tý gợi về cuộc sống thiếu thốn của những đứa trẻ nghèo. Vào mùa đông lạnh giá, chúng không có được một chiếc áo lành lặn để mặc. Những cơn gió lạnh khiến “ môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau”.
Câu 2. Việc Sơn và chị quyết định cho Hiên cái áo thể hiện tính cách gì của hai chị em?
Trả lời:
- Hai chị em Sơn giàu lòng yêu thương, sự tốt bụng và biết chia sẻ đối với mọi người xung quanh.
Câu 3. Theo em, trong đoạn tiếp theo, chị em Sơn sẽ gặp chuyện gì?
Trả lời:
- Theo em, trong đoạn tiếp theo, chị em Sơn có thể sẽ bị mẹ mắng vì tự ý mang áo của em cho cái Hiên.
2.3. Suy ngẫm và phản hồiCâu 1. Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây:
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, (...).
Trả lời:
- Một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn: Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, (...).
Câu 2. Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm tắt thành chuỗi như sau:
a. Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ.
b. Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh.
c. Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên (đứa em xấu số), giấu mẹ, mang sang cho Hiên.
d. Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng. Đi đòi lại áo không được, không dám về nhà.
đ. Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên.
Em hãy cho biết:
- Các sự việc trên liên quan với nhau như thế nào?
- Nếu không có sự việc (c) thì có xảy ra sự việc (đ) hay không?
Trả lời:
- Các sự việc trên liên quan chặt chẽ với nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, tạo thành chuỗi liền mạch cho văn bản.
- Nếu không có sự kiện (c) thì sẽ không có sự kiện (đ) vì có hành động cho áo Hiên của hai chị em thì mẹ Hiên mới mang áo đến trả lại.
Câu 3. Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên?
Trả lời:
- Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách tốt bụng, biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn của chị em Sơn. Hàng động đó của hai đứa trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn với Hiên vì Hiên được nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người khác trong cơn gió lạnh đầu mùa.
Câu 4. Vì sao người mẹ không trách mắng Sơn và Lan? Hành động của hai đứa trẻ đã tác động thế nào đến cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối truyện?
Trả lời:
- Người mẹ không trách mắng Sơn và Lan vì hành động của hai đứa đã bộc lộ được tính cách tốt bụng, quan tâm và sẻ chia. Mặt khác cũng thể hiện được sự giáo dục tốt từ người mẹ.
- Hành động đẹp của hai đứa trẻ đã tác động không nhỏ tới cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối chuyện bởi lẽ chúng không có gì đáng chê trách về hành động ấy, hai người mẹ lấy làm tự hào hơn vì chúng biết quan tâm đến người khác.
Câu 5. Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì sao?
Trả lời:
Đây là câu hỏi mở, các em trả lời theo quan điểm của bản thân. Tham khảo câu trả lời dưới đây:
- Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là hành động đáng khen. Đáng khen ở chỗ hai đứa trẻ tốt bụng, sẻ chia và quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn. Chiếc áo của em Duyên nhưng em Duyên đã không còn và không dùng đến nữa, mình nên tặng lại cho người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 6. Văn bản này viết về đề tài gì?
Trả lời:
- Đề tài: Tình yêu thương của con người.
Câu 7. Nêu chủ đề của câu chuyện.
Trả lời:
- Chủ đề: Truyện Gió lạnh đầu mùa cho thấy sự khác biệt giữa những đứa trẻ sống trong gia đình khá giả và nghèo khó. Đồng thời, truyện còn ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người.
Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Gió lạnh đầu mùa. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Gió lạnh đầu mùa.
3. Hướng dẫn luyện tậpCâu hỏi: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản Gió lạnh đầu mùa.
Trả lời:
Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về tình yêu thương trong cuộc sống. Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh các nhân vật xuất hiện xuyên suốt truyện ngắn với chân dung đẹp đẽ, sống động. Hai chị em Lan và Sơn vì thương đám trẻ nghèo mà mang áo của em gái mình ra cho cô bạn nhỏ. Để rồi sợ mẹ mắng mà khép nép không dám nhìn mẹ. Cũng vì hành động của con trẻ, mà người mẹ ngỡ ra được bao điều và cho người mẹ nghèo vay tiền mua áo cho con. Đó chính là khoảnh khắc đẹp đẽ của cả người lớn và trẻ em – khoảnh khắc chứa chan tình người khiến cho người đọc chúng ta cũng rưng rưng xúc động. Con người thường chỉ nghĩ đến mình mà khó nghĩ được cho người khác, và người mà có cuộc sống đủ đầy lại càng khó nghĩ cho những người khốn khó hơn mình vì họ không hiểu được những gánh nặng của những người khó khăn. Thế nhưng, những em bé trong câu chuyện dù sống trong nhung lụa vẫn hiểu và thương những mảnh đời khó khăn thì đó thực sự là vẻ đẹp quý giá của tình người. Có thể thấy, bức tranh đầu mùa đông được nhà văn Thạch Lam miêu tả rất chính xác, tinh tế. Cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mắt người đọc. Còn bức tranh tình người hiện lên vừa ấm áp, vừa đơn sơ, vừa quen thuộc nhưng rộn ràng, hạnh phúc, dạt dào tình cảm, cảm xúc. Có thể nói rằng, với ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả trong suốt mấy mươi năm qua vì vẻ đẹp tình người.
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Gió lạnh đầu mùaTrong tác phẩm Gió lạnh đầu mùa nhà văn Thạch Lam đã xây dựng thành công hình ảnh chị em Sơn mang trong mình tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương. Qua đó, giáo dục các em cần có thái độ sống biết yêu thương và chia sẻ với người bất hạnh khác trong cuộc sống. Để cảm nhận được sâu sắc hơn về truyện này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về bài Gió lạnh đầu mùa.
--- Đang cập nhật ---
5. Hỏi đáp về bài Gió lạnh đầu mùa Ngữ văn 6Trong quá trình tìm hiểu bài soạn này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng xót thương thay! Em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.
Câu chuyện bắt đầu với những chi tiết miêu tả đất trời từ sự chuyển đổi thời tiết. Trời đang ấm, chỉ qua một đêm mưa rào, bông gió rét thổi về. Ai cũng tưởng như đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn ‘tung chăn tỉnh dậy’. Em nhìn ra ngoài sân, nghe ‘gió vi vu…’, âm thanh xào xạc của những chiếc lá khô. Những khóm lan ‘lá rung động và hình như sắt lại vì rét’... Đây là những đoạn văn thể hiện ngòi bút quan sát tinh tế của tác giả về thiên nhiên. Miêu tả thiên nhiên vào đông, gió lạnh nhưng người đọc cũng cảm thấy tình người ấm áp qua sự quan tâm chăm sóc từ chiếc áo ấm mà mẹ dành cho Sơn.
8. Một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và Hiên (Gió lạnh đầu mùa):
- Cô bé bán diêm: Có cuộc sống bất hạnh, không có sự yêu thương, bảo vệ của gia đình. Em phải tự mình kiếm tiền mang về cho bố, nếu không có tiền sẽ không được về nhà. Số phận của em là một số phận đầy bi kịch khi em đã không thể chông chọi được sự khắc nghiệt của cuộc sống, đã chết đi, về với vòng tay yêu thương của bà.
- Hiên: Em vẫn có mẹ bên cạnh chăm sóc, vẫn có bạn bè, có hai chị em Sơn quan tâm, yêu thương và đùm bọc.