HẰNG NĂM, MỖI KHI MÙA XUÂN VỀ, các giống chim và thú vật lại rủ nhau tới rừng mở hội. Nào Voi, Gấu, Hổ, Lợn Lòi... trổ tài thi khoẻ. Nào Khỉ, Vượn, Sóc... đua nhau leo trèo. Còn các giống chim khác thì thi giọng hát.
Trong bầy chim muôn hình ngàn vẻ kia, có chú Vẹt áo đen. Chú ta cũng khấp khởi đi thi. Gặp ai, nó cũng khoe mình có rất nhiều giọng hót. Nhìn thấy Vượn, nó hú tiếng Vượn. Nhác thấy Ếch bì bộp nhảy ra, nó cũng hé mỏ "ộp ộp" luôn. Trên đường đi, gặp Họạ Mi đang cố luyện giọng, Vẹt tỏ vẻ thương hại. Nó nghĩ: "Việc gì mà phải hót lên hót xuống mãi thế?". Gặp Sáo líu lo khúc hát đồng quê, Vẹt không thèm lắng nghe. Cậy mình biết hót nhiều giọng còn tuyệt vời hơn thế, nên nó huênh hoang lắm. Gặp ai, nó cũng khoe trước:
- Kì thi này, tôi chiếm giải nhất cho mà xem!
Vào cuộc thi, tất cả đều rất vui và cũng rất lo. Sẽ có và đang có ở đây biết bao nhiêu tài năng, chưa thể rõ ai xuất sắc nhất. Bởi thế, loài chim nào cũng yên lặng đợi chờ. Chỉ có Vẹt là cứ lăng xăng, chạy chỗ nọ chỗ kia, làm như mình sắp đoạt giải đến nơi.
Đã tới giờ thi tài. Giám khảo Chim Khuyên và Ếch mời các bạn trong rừng hãy hăng hái ghi tên biểu diễn. Trong lúc chờ đợi xem ai ra trước, Vẹt nhấp nhổm nhưng chưa dám xung phong. Bỗng nghe "quạc quạc", Vẹt quay lại. A, Vịt à? Vịt ra trước à? Thấy vậy, Vẹt ta liền nhảy vào hót lên một chuỗi âm thanh líu ríu. Chim Khuyên nhấc bút định chấm cho Vẹt tám điểm, thì Liếu Điếu kêu:
- Đấy là tiếng hót của tôi!
Ban giám khảo bảo Vẹt hót lại. Vẹt liền đập cánh, vươn cổ gáy một hơi dài. Gà Trống lên tiếng:
- Đấy là tiếng hót của tôi!
Vẹt tức mình, huýt một hồi lanh lảnh. Chích Choẻ đứng bên cạnh nhận ngay đấy là giọng hót của Chích Choè.
Giám khảo Ếch liền bảo Vẹt hãy hót lên tiếng hót của chính mình. Vẹt nhướn cổ, hú rõ to. Ngay lúc đó, Vượn nhào tới túm lấy Vẹt:
- Sao lại hú tiếng của tớ?
Vẹt hoảng hốt bay lên. Nó không làm sao nghĩ ra cho được tiếng hót của mình nữa. Nó ngượng nghịu nhìn các bạn. Từ xưa đến nay, Vẹt chỉ biết bắt chước, hót theo tiếng hót của người khác mà thôi. Nó hót đấy mà nó không hiểu gì cả. Tới lúc này, nó mới biết là nó rất nghèo. Nó không có tiếng hót riêng...
Câu 1: văn bản Con Vẹt nghèo thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Truyện thần
Câu 2: Văn bản được kể bằng lời của ai?
A. Lời của chú Vẹt B. Lời của người kể chuyện C. Lời của chú Ếch D. Lời của chim Khuyên
Câu 3: Tìm từ láy trong câu sau: Chỉ có Vẹt là cứ lăng xăng, chạy chỗ nọ chỗ kia, làm như mình sắp đoạt giải đến nơi
A. Đến nơi B. Đoạt giải C. Lăng xăng D. Chỗ nọ
Câu 4: Vì sao Vẹt không nghĩ ra tiếng nói của riêng mình?
A. Vẹt luôn chủ quan, kiêu ngạo
B. Vẹt thường bắt chước tiếng hót của muôn loài
C. Vẹt luôn cho mình là đúng
D. Vì Vẹt có tính chủ quan, kiêu ngạo, không chú tâm học hỏi
Câu 5: Nhận xét nào sau đây đúng với chủ đề truyện Con Vẹt nghèo?
A. Ca ngợi tính cách tự tin, tự lập trong cuộc sống
B. Giải thích các tiếng kêu đặc trưng riêng biệt của loài vật
C. Phê phán những kẻ chủ quan, kiêu ngạo, không tìm tòi, sáng tạo
D. Khẳng định tài năng bắt chước các giọng hót khác nhau của chú Vẹt.
Câu 6: Sắp xếp sự thay đổi về cảm xúc của con Vẹt theo trình tự thời gian thích hợp:
A. Vẹt hoảng hốt vì không nghĩ ra tiếng hót của mình
B. Vẹt ngượng nghịu vì nghèo tiếng hót
C. Vẹt háo hức, huênh hoang về giọng hót của mình và tự tin như sắp đoạt giải
D. Vẹt nhấp nhổm không dám thi và rồi bắt chước tiếng hót của muôn loài.
1......... => 2............ => 3...........=> 4............
Câu 7: Văn bản Con Vẹt nghèo giúp em liên tưởng đến câu thành ngữ nào sau đây?
A. Ếch ngồi đáy giếng
B. Thuộc như cháo
C. Hót như khướu
D. Học tài thi phận
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Văn bản Con Vẹt nghèo sử dụng biện pháp tu từ chính là (1)..... để hình ảnh các con vật có những hành động, lời nói như con người. Từ đó văn bản trở nên (2)........., gần gũi với đối tượng trẻ em hơn, bộc lộ được ý nghĩa mà văn bản hướng tới
Câu 9: Em có đồng tình với hành động "bắt chước" của Vẹt hay không? Vì sao?
Câu 10: Bài học trong cuộc sống mà em rút ra từ văn bản Con Vẹt nghèo là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà em ở đâu?
Thứ năm lớp em đi đâu?
Bông cúc trắng mọc ở đâu?
2. Viết tên các con vật sau theo nhóm
Chó sói, sư tử, thỏ, lợn lòi, gấu, tê giác, vượn, ngựa vằn, sóc, chồn, bò rừng,khỉ, cáo, hươu, hổ , báo, nai
A, thú ko nguy hiểm:thỏ,vượn,ngựa vằn,sóc,chồn,khỉ,nai,hươu
B, thú dữ nguy hiểm:Chó sói, sư tử, lợn lòi, gấu, tê giác,bò rừng,cáo,hổ , báo
nhà em ở đâu?
thứ 5 , lớp em đi dã ngoại ở đâu?
bông cúc trắng mọc ở đâu ?
tham khảo
câu 1
Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…
Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp trong đó có: - Trồng rừng sản xuất: lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu. - Trồng rừng phòng hộ: phòng hộ đầu nguồn; trồng rừng ven biển (chắn gió, chống cát bay, cải tạo bãi cát, …)
câu 2
Sau khi trồng cây rừng từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc cây ngay, chăm sóc liên tục 4 năm. 2. Số lần chăm sóc: + Năm thứ nhất và năm thứ hai mỗi lần chăm sóc từ 2 đến 3 lần.
câu3
- Giống nhau:
+ Khai thác trắng và khai thác dần: lượng cây chặt hạ là toàn bộ cây rừng.
+ Khai thác dần và khai thác chọn là rừng tự phục hồi.
- Khác nhau:
+ Khai thác trằng và khai thác dần: Khác nhau thời gian chặt hạ, cách phục hồi rừng, khác nhau số lần khai thác.
+ Khai thác trắng và khai thác chọn: Khác nhau số lượng cây chặt hạ, thời gian chặt hạ và cách phục hồi rừng.
+ Khai thác dần và khai thác chọn: Khác nhau số lượng cây chặt hạ, và thời gian chặt hạ.
câu 4
Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận cơ thể. 2. Sự phát dục là sự thay đổi về thể chất của các bộ phận trong cơ thể.
Câu 1:
Vai trò c̠ủa̠ rừng ѵà trồng rừng
– bảo vệ môi trường, điều hòa co2 ѵà o2, Ɩàm sạch ko khí.
– phòng hộ, chắn gió, chắn cát, hạn chế tốc độ dòng chảy, chống xói mòn, lũ lụt.
– cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu.
– cung cấp nguyên liệu để sản xuất, Ɩàm đồ gia dụng…
– phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí
– phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động vật rừng.
Câu 2:
Thời gian : Sau khi trồng cây gây rừng từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc cây ngay, chăm sóc liên tục đến 4 năm
Số lần chăm sóc : năm thứ nhât và năm thứ hai , mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần. Năm thứ ba và năm thứ tư, mỗi năm chăm sóc 1 đến 2 lần .
Câu 3:
- Giống nhau:
+ Khai thác trắng và khai thác dần: lượng cây chặt hạ là toàn bộ cây rừng.
+ Khai thác dần và khai thác chọn là rừng tự phục hồi.
- Khác nhau:
+ Khai thác trằng và khai thác dần: Khác nhau thời gian chặt hạ, cách phục hồi rừng, khác nhau số lần khai thác.
+ Khai thác trắng và khai thác chọn: Khác nhau số lượng cây chặt hạ, thời gian chặt hạ và cách phục hồi rừng.
+ Khai thác dần và khai thác chọn: Khác nhau số lượng cây chặt hạ, và thời gian chặt hạ.
Câu 4:
– Sinh trưởng là một mặt của phát triển cơ thể vật nuôi. Như vậy, quá trình phát triển cơ thể vật nuôi gồm hai mặt là sinh trưởng (thay đổi số lượng) và phát dục (thay đổi về chất lượng).
– Cơ chế của sự sinh trưởng là tế bào mới được sinh thêm từ tế bào phân sinh. Ví dụ tế bào sinh xương sinh ra tế bào xương, mặt khác tế bào có quá trình tích lũy và lớn lên, làm cho các cơ quan lớn lên, dài ra và nặng thêm.
– Phát dục là sự thay đổi bản chất, sự thay đổi về chất lượng, quá trình này xảy ra liên tiếp nhau trong cơ thể vật nuôi, bắt đầu từ lúc hình thành phôi thai đã phân hoá để tạo ra các cơ quan, hệ cơ quan của con vật. Tiếp theo là quá trình hoàn thiện cấu tạo thực hiện tốt nhất các chức năng sinh lí.
Ví dụ:
Quá trình tăng lên về khối lượng và thể tích của dạ cỏ (dạ dày nghé). Từ lúc mới sinh ra cho tới thời điểm có đầy đủ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ là quá trình sinh trưởng
Câu 5:
*Có hai phương pháp đang được dùng ở nước ta là
- Chọn lọc hàng loạt: dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, rồi so sánh sức sản xuất của từng các thể vật nuôi trong đàn, lựa chọn từ trong đàn những các thể đạt tốt giữ lại làm giống
- Kiểm tra năng suất.: trong cùng một điều kiện chuẩn và thời gian nuôi dưỡng, chọn những cá thể vật nuôi tốt đạt tiêu chuẩn định trước giữ lại làm giống
Câu 6:
- Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn đôi giao phối, gọi tắt là chọn phối.
-Mục đích :
– Làm tăng nhanh số lượng cá thể ,giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có .
– Sử dụng để hoàn thiện các giống bằng cách giữ gìn, củng cố và nâng cao ở đời sau có những giá trị vốn có của nó
– Tạo nên tính đồng nhất về các đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của các cá thể trong cùng một giống.
-Phương pháp :
– Có 2 phương pháp:
+ Chọn phối cùng giống.
+ Chọn phối khác giống.
Nhân giống thuần chủng đồng huyết.
Nhân giống thuần chủng không đồng huyết
Nhân giống theo dòng.
Câu 7:
– Cùng giống: chọn phối lợn ỉn đực với lợn ỉn cái sẽ được thế hệ sau đều là những lợn ỉn (cùng giống với bố mẹ)
– Khác giống: chọn phối gà trống giống Rốt (có sức sản xuất cao) với gà mái trống Ri (thịt ngon, dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng sức sản xuất thấp) được thế hệ sau là gà lai Rốt-Ri (vừa có khả năng thích nghi tốt, lại có sức sản xuất cao)
Chim én vui vẻ và háo hức trở về dự lễ hội mùa xuân. Đây là một hành trình đầy màu sắc và thú vị đối với chú chim én.
Khi chim én cất cánh lên bầu trời, nó cảm nhận sự thay đổi của thiên nhiên xung quanh. Cành cây bắt đầu nảy mầm, hoa đua nhau khoe sắc, và mùa xuân tươi đẹp đang lan tỏa khắp nơi. Những bông hoa rực rỡ mở ra trên đồng cỏ xanh mướt, mang theo hương thơm ngọt ngào. Chim én bay lượn qua những cánh đồng đầy hoa, tận hưởng cảm giác hòa mình vào khung cảnh tươi đẹp của mùa xuân.
Cuộc sống cũng bắt đầu thay đổi khi xuân về. Con người tràn đầy năng lượng và sự phấn khởi. Đường phố trở nên sôi động với tiếng cười và những tiếng nhạc vui tươi từ lễ hội mùa xuân. Chim én được chứng kiến sự hân hoan của con người, những nụ cười trẻ thơ và niềm vui tràn đầy trong không khí.
Trong lễ hội mùa xuân, chim én gặp gỡ và hòa mình vào đàn én đông đúc khác. Chúng cùng hát, nhảy múa trên bầu trời xanh, tạo nên một khung cảnh tuyệt vời và thú vị. Chim én cảm nhận được sự đoàn kết và tình yêu thương trong đàn én, và cùng nhau, chúng tạo nên một vũ điệu hài hòa trên bầu trời.
Hành trình trở về dự lễ hội mùa xuân của chim én không chỉ là một cuộc phiêu lưu đầy màu sắc, mà còn mang đến sự trìu mến và niềm vui trong trái tim. Chim én đã được trải nghiệm sự thay đổi của thiên nhiên và cảm nhận sức sống mới trong mùa xuân.
Em hiểu nghĩa của từ "nông nhàn" là gì?
A.Nghề nông vào thời kì nhàn rỗi.
B.Những người nông dân không phải làm việc gì, đi chơi xuân.
C.Người nông dân nhàn nhã.
Những chữ trong bài chính tả được viết hoa :
- Tên bài chính tả : Ngày
- Tên riêng : Tây Nguyên, Ê-đê, Mơ-nông.
- Những chữ đứng đầu câu : Hằng, Hàng, Mặt, Các.