K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:      Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Không ít người có nhận thức rất mơ hồ về ích lợi của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ. Nhưng họ hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

     Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Không ít người có nhận thức rất mơ hồ về ích lợi của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ. Nhưng họ hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn.

a. Dấu hiệu nổi bật giúp ta nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì?

b. Chỉ ra các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn.

c. Đề xuất cách sửa để đảm bảo đoạn văn có mạch lạc và liên kết.

0
Em hãy đọc đoạn văn sau:Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán –...
Đọc tiếp

Em hãy đọc đoạn văn sau:

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém…

Và trả lời các câu hỏi dưới đây:

a, Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của một biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên

b, theo tác giả đọc sách không kĩ sẽ gây nên những tác hại nào 

c, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ về chủ đề sau muốn đọc sách có hiệu quả cần phải chọn sách cho tinh

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để đó xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Sau khi nghe xứ thần trình bày mục đích cuộc đi xứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau. Không trả lời được câu đố oái oăm ấy là...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
  Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để đó xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Sau khi nghe xứ thần trình bày mục đích cuộc đi xứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau. Không trả lời được câu đố oái oăm ấy là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu, v.v… Nhưng, tất cả mọi cách đều vô hiệu. Bao nhiêu ông trạng và các nhà thông thái đều được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở
công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ. Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lê một câu:

                  Tang tình tang! Tang tình tang!
                  Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,
                   Bên thời lấy giấy mà bưng,
                   Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
                   Tang tình tang….

 rồi bảo:
Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên, con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ thần nước láng giềng. Liền đó, vua phong cho em bé làm trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung để cho em ở, để tiện hỏi han”.                                                                    (Trích Em bé thông minh)

Câu 1a. Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
Câu 1b. Xác định các yếu tố cổ tích trong truyện Thạch Sanh, Em bé thông minh.

           Các yếu tố  Thạch SanhEm bé thông minh
1. Cốt truyện  
2. Nhân vật  
3. Yếu tố kì ảo  
4. Thời gian, không gian.  

 Câu 2. Thử thách giải đố do ai đưa ra? Cách giải đố của nhân vật em bé có gì độc đáo?

Câu 3. Trong đoạn trích, việc giải đố đã thể hiện phẩm chất gì của nhân vật em bé?
Câu 4. Em có suy nghĩ gì về kết thúc truyện “Em bé thông minh”?
Câu 5: Theo em, việc tích luỹ kiến thức từ đời sống có tác dụng gì đối với chúng ta?

0
II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau   Một người ham đọc sáchĐan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng...
Đọc tiếp

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

   Một người ham đọc sách

Đan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.

Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng để đọc, bất chấp mọi tiếng ồn ào xung quanh.

Khi ông đặt cuốn sách vừa đọc xong xuống để trả người chủ quán thì trời đã sẩm tối. Người chủ quán liền hỏi:

- Kẻ ra người vào ồn ào như vậy mà ông cũng đọc được hết cuốn sách à?

Đan-tê ngơ ngác đáp:

- Có người ra vào ồn ào ư? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi!

( Theo Cuộc sống và sự nghiệp)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.

Dựa vào nội dung câu chuyện, hãy viết câu trả lời cho câu hỏi sau:

- Đan-tê rất yêu sách và các nhân vật trong sách.

1
20 tháng 11 2018

VD: Vì ông đọc sách rất chăm chú. (tập trung, say sưa,...)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ…” (Ngữ văn 7 – Tập 2, trang 53 NXB Giáo dục) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng chủ yếu phép lập luận nào? Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” . Câu 4: Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…” Câu 5: Tình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản trên.

1
19 tháng 2 2022

1. Đoạn trích từ văn bản ''Đức tính giản dị của Bác Hồ'' của Phạm Văn Đồng. 

2. Phép lập luận chứng minh. 

3. “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” 

Tác dụng: Phép liệt kê giúp cho người đọc thấy rõ nếp sống giản dị của Bác được thể hiện trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. 

Em tham khảo:

4.

Trạng ngữ: Ở việc làm nhỏ đó

Chủ ngữ: chúng ta 

Vị ngữ: càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ''

5.

Nội dung:

Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta hiểu rằng: cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

Ở bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết về Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh.

Nghệ thuật:

Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.

Lập luận theo trình tự hợp lí.

Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ

Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:          “Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:·         Thế nó cho bắt à?           Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..”  (Trích Ngữ...
Đọc tiếp

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

 

         “Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

·         Thế nó cho bắt à?

           Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..”  (Trích Ngữ văn 8 tập 1)

          a. Xác định từ láy tượng thanh, từ láy tượng hình? Cho biết tác dụng của những từ ngữ này trong việc diễn tả tâm trạng lão Hạc.

          b. Nêu nội dung chính của đoạn văn?

         c. Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật lão Hạc trong đoạn văn đó em có sử dụng trợ từ, thán từ .

0
10 tháng 3 2021

câu hỏi đâu em?

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới:    Rời khỏi một cửa hàng, tôi trở lại xe và nhận ra rằng cả chìa khóa lẫn điện thoại đều bị để lại trong chiếc xe đã khóa!    Một thiếu niên đi xa đạp qua. Khi thấy tôi đang đá lốp xe với vẻ mặt bế tắc, cậu ta hỏi: "Anh đang gặp chuyện gì vậy?".    Tôi giải thích tình cảnh của mình và nói: "Kể cả nếu anh gọi được cho vợ, chị ấy cũng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới:
   Rời khỏi một cửa hàng, tôi trở lại xe và nhận ra rằng cả chìa khóa lẫn điện thoại đều bị để lại trong chiếc xe đã khóa!
   Một thiếu niên đi xa đạp qua. Khi thấy tôi đang đá lốp xe với vẻ mặt bế tắc, cậu ta hỏi: "Anh đang gặp chuyện gì vậy?".
   Tôi giải thích tình cảnh của mình và nói: "Kể cả nếu anh gọi được cho vợ, chị ấy cũng không thể mang chìa khóa đến cho anh được, vì vậy đây và chiếc xe duy nhất của bọn anh".
   Cậu thiếu niên đưa điện thoại của cậu cho tôi và nói: "Anh hãy gọi cho vợ anh đi, bảo với chị ấy là em sẽ đến lấy chìa khóa".
   "Quãng đường cả đi và về là hơn 11km đấy", tôi kêu lên.
   "Đừng lo điều đó ạ", cậu trấn an tôi.
   Một giờ sau, cậu thiếu niên đã trở lại với chìa khóa trong tay. Tôi tặng cậu một ít tiền nhưng cậu đã từ chối. "Hãy coi như là em vừa tập thể dục đi", cậu nói. Rồi giống như một chàng cao bồi trong các bộ phim, cậu nhảy lên xe và biến mất sau ánh hoàng hôn.
   (https://www.dkn.tv/doi-song/những câu chuyện tử tế trong đời thườngkhiến lòng người ấm lại -p-1.html)

Câu 1: Hãy xác định phương thức biểu đạt chính cho văn bản trên?
Câu 2: Thông điệp nào được gọi ra từ câu chuyện trên?
Câu 3: Các nhân vật trong câu chuyện trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Nêu khái niệm phương châm hội thoại đó?
 

1

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 

Câu 2: 

Thông điệp gợi ra từ câu chuyện là: trân trọng sự cho đi mà không mong cầu được nhận lại hay hồi đáp. Đó cũng là điều mỗi chúng ta cần phải học tập. 

Câu 3: Các nhân vật trong truyện đã tuân thủ phương châm lịch sự. 

Khái niệm: Trong quá trình giao tiếp, người giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Khi giao tiếp nên nói tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:    Vài năm trước, khi má nói chuyển từ Tay Nguyên vào Sài Gòn, công việc má chưa ổn định như bây giờ. Vì vậy, má xin người ta làm đủ mọi nghề để có tiền trang trải cuộc sống: từ rửa chén ở quán phở, phụ giúp quán cơm, bán bánh bột lọc đến giúp việc nhà cho người ta...    Có lần tôi chạy về thăm ba má, không thấy má đâu mới biết là má mới nhận công...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
   Vài năm trước, khi má nói chuyển từ Tay Nguyên vào Sài Gòn, công việc má chưa ổn định như bây giờ. Vì vậy, má xin người ta làm đủ mọi nghề để có tiền trang trải cuộc sống: từ rửa chén ở quán phở, phụ giúp quán cơm, bán bánh bột lọc đến giúp việc nhà cho người ta...
   Có lần tôi chạy về thăm ba má, không thấy má đâu mới biết là má mới nhận công việc mới là vặt lông vịt và làm lông vịt ở quán cháo, tôi liền tức tốc chạy tới.
   [...]
   Tôi và má vừa vặt lông vịt, vừa nói chuyện với nhau. Mỗi lần gặp má, tôi thường líu lo như một đứa trẻ. Tôi kể má nghe nhiều chuyện từ công việc, đến phòng trọ, đến nấu nướng, thậm chí tôi cũng kể cho má nghe chuyện có anh chàng nhắn tin muốn làm quen với tôi... Có lẽ vì từ lúc bắt đầu đi học mẫu giáo, má đã gần gũi với tôi bằng cách hỏi thăm mọi điều trong ngày của tôi như thế nào, nên sau này khi lớn lên, má không hỏi tôi tự động tâm sự hết với má. Nói đúng hơn má ở khía cạnh nào đó giống như một người bạn của tôi. Làm xong lông vịt, tôi và má chuyển qua làm rau, tới gần mười giờ sáng là xong mọi việc, cô chủ cho má về. Vậy là má có tới mấy tiếng đồng hồ để ở bên tôi, để tôi thủ thỉ hết mọi chuyện với má, để tôi được đi chợ với má, ăn cơm má nấu, ôm má ngủ trưa.

(Theo Bienhothaphuong, Má-một phần kí ức Sài Gòn, www.thanhnien.vn, 02/12/2019)

1) Chỉ ra một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
2) Trong văn bản, vì sao "tôi" thường phụ "má" vặt lông vịt, làm rau?
3) Câu "Nói đúng hơn má ở khía cạnh nào đó giống như một người bạn của tôi" gợi cho em cảm nhận gì về người má trong văn bản?
4) a. Thế nào là tuân thủ phương châm về lượng, phương châm về chất khi giao tiếp?
b. Hãy thêm từ (hoặc cụm từ) thích hợp vào dấu ba chấm [...] để câu nói dưới đây tuân thủ phương châm hội thoại về chất:
Bài viết này, [...] tôi đã đọc trên một tờ báo nào đó.

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới“Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như củacô bé bán diêm trong truyện cổ An – đéc – xen, một mái nhà trong đêm đông giábuốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú BillGates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo nhưng chúng tachỉ mơ thôi thì chưa đủ. ước mơ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới
“Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như củacô bé bán diêm trong truyện cổ An – đéc – xen, một mái nhà trong đêm đông giábuốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú BillGates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo nhưng chúng tachỉ mơ thôi thì chưa đủ. ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động vànỗ lực thực hiện ước mơ… Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơcủa mình thành hiện thực.
[…] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết
ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơcủa bạn không bao giờ trọn vẹn bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn ki –hô – tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thểlàm”.
Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽđược đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.”
Câu 1: PTBĐ?

Câu 2: chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn trích và nêu tác dụng

Câu 3: nội dung

Câu 4: từ nội dung đoạn trích trên hãy viết đoạn văn (khảng 15-20 dòng) nói về những ước mơ của em

1
19 tháng 4 2022

Câu 1:PTBD:Nghị luận

Câu 2:BPTT:Ẩn dụ

cÂU 3:ND: Tác giả muốn nói rằng: ai cũng có ước mơ riêng của mình trong cuộc sống.

Câu 4:

Tham khảo:

Trong cuộc sống, ai cũng ấp ủ những giấc mơ cho riêng mình. Bản thân em cũng có nhiều mong muốn nhưng có lẽ điều mà em mơ ước muốn được thực hiện nhất chính là trở thành một bác sỹ giống người bốvĩ đại của mình. Em đang cố gắng hết sức để có thể biến những gì em đang nghĩ trở thành sự thật. Hồi nhỏ, em đã được nghe mẹ kể về công việc của bố. Muốn trở thành bác sĩ thì cần có rất nhiều yếu tố : lòng nhân ái, sự nhanh nhạy, thông mình, khéo léo, tỉ mỉ và ân cần. Người ta thường nói : “Lương y như từ mẫu”. Mẹ em nói đã là bác sĩ thì phải yêu thương bệnh nhân như người thân ruột thịt, dốc hết công sức để chữa trị cho họ. Ngoài ra, còn phải linh hoạt, từ cách ứng xử với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đến việc cấp cứu cho bệnh nhât, phải nhanh chóng kịp thời. Khi chăm sóc cho người bệnh thì phải chu đáo, cẩn thận làm sao để họ cảm thấy thoải mái nhất, ít đau đớn nhất. Khi nghe mẹ kể như vậy, lúc đầu em thấy vô cùng sợ nghề bác sĩ. Em thầm nghĩ :”Trời ơi!Làm bác sĩ vất vả vậy bố làm làm gì vậy nhỉ? Bao nhiêu công việc nhàn nhã, lương cao hơn cơ mà?” Nhưng có một lần, bà ngoại em lên cơn đau tim, phải cấp cứu trong bệnh viện và phãu thuật liền 4 tiếng đồng hồ. Em rất sợ hãi và lo lắng, em sợ sẽ mất bà mãi mãi. Nhưng thật may mắn làm sao, bố và các cô chú đã mang bà quay trở lại với em. Em đã khóc rất nhiều, và kể từ ngày hôm đó em đã quyết tâm để trở thành một bác sĩ chữa bệnh cứu người. Em sẽ không để cho bất cứ người thân yêu nào của mình bị những căn bệnh quái ác hành hạ. Sau hôm ấy, em hỏi bố rất nhiều thứ, khiến bố chóng cả mặt. Cuối cùng bố chỉ nói với em đúng một câu: “Nếu con muốn trở thành bác sĩ thì cần rèn luyện đạo đức từ nhỏ, hãy yêu thương mọi người xung quanh và phải thật mạnh mẽ, đừng quên chăm học nữa nhé!”. Câu nói ấy đã truyền động lực cho em rất nhiều.

“Người Nhật có hẳn một nền “văn hoá đọc đứng”, họ thường đọc khi đi tàu, khi chờ xe bus. Mặc nhà chờ đông chật người, mặc nắng chói hoặc tuyết rơi, mặc cho sự rung lắc của con tàu, họ vẫn mải miết đọc. Tớ rất tâm đắc với nhà báo Phạm Công Luận trong một bài viết trên báo Sinh viên khi chú cho rằng: Dân tộc Nhật, văn hoá Nhật và mỗi con người Nhật luôn là một vẻ...
Đọc tiếp

“Người Nhật có hẳn một nền “văn hoá đọc đứng”, họ thường đọc khi đi tàu, khi chờ xe bus. Mặc nhà chờ đông chật người, mặc nắng chói hoặc tuyết rơi, mặc cho sự rung lắc của con tàu, họ vẫn mải miết đọc. Tớ rất tâm đắc với nhà báo Phạm Công Luận trong một bài viết trên báo Sinh viên khi chú cho rằng: Dân tộc Nhật, văn hoá Nhật và mỗi con người Nhật luôn là một vẻ đẹp bí ẩn. Dáng người Nhật đi qua những con phố luôn toát lên vẻ cô đơn và kín đáo. Người Nhật giữ khoảng cách tuyệt đối với người khác trên tàu điện ngầm chật kín. Cho dù phải đứng chen kín, họ vẫn lặng lẽ đọc sách. Có cuốn sách trên tay với họ là quá đủ. Ở nước Nhật, bất cứ địa điểm công cộng nào cũng có một chiếc tủ nhỏ để đựng sách. Thú thực, tớ thích được đến bệnh viện gần nhà mặc dù mỗi lần đến đó, mẹ méo mặt vì khổ sở và lo lắng. Tớ sẽ được ngồi xuống tấm thảm nhung mịn, sà vào giá sách và chọn bất kì cuốn sách nào mình muốn. Thông thường là sách với những trò chơi mê cung. Nhưng dù có chọn cuốn nào, khi được gọi đến tên vào khám bệnh, dù có đang cuống lên vì sợ hãi, bạn cũng phải đặt cuốn sách mình vừa lấy ra đọc vào đúng vị trí. Chính những điều đó càng khiến tớ hiểu rằng, giữ gìn và trân trọng sách là điều không thể thiếu.”
(Đỗ Nhật Nam, Những con chữ biết hát, NXB Lao Động, 2015, tr.261)
Câu 1. Những thông tin nào chứng tỏ “Người Nhật có hẳn một nền “văn hoá đọc đứng”?
Câu 2. Qua đoạn trích trên, em hiểu thế nào là “văn hoá đọc”?
Câu 3. Bản thân em thích “sà vào giá sách và chọn bất kì cuốn sách nào” hay lên mạng Internet để đọc bất cứ thứ gì mình muốn? Vì sao?
Câu 4. Em có ý tưởng gì để xây dựng “văn hoá đọc” cho bản thân và bạn bè? Trình bày trong 5-7 câu văn.

Giup minh voi minh dang can gap lam :(

2
21 tháng 2 2020

1. Những thông tin chứng tỏ người Nhật có cả một nền văn hóa đứng đọc là:

- đọc khi đi tàu, khi chờ xe bus.

- Mặc nhà chờ đông chật người, mặc nắng chói hoặc tuyết rơi, mặc cho sự rung lắc của con tàu, họ vẫn mải miết đọc.

- Cho dù phải đứng chen kín, họ vẫn lặng lẽ đọc sách. 

2. Văn hóa đọc là coi chuyện đọc sách trở thành một lẽ hiển nhiên, một chuyện thường nhật.

3. Học sinh tự chọn một trong hai phương án "sà vào giá sách và chọn bất kì cuốn sách nào" hay lên Internet đọc. Giải thích phù hợp.

4.Xây dựng văn hóa đọc:

- Tìm sách phù hợp.

- Tạo thời gian cố định đọc trước.

21 tháng 2 2020

Game a^2