Trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của châu Âu.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực là:
a) vị trí: nằm từ Vòng cực Nam đến cực Nam
Bao gồm phần lục địa Nam Cực và các đẩo ven lục địa
b) khí hậu: - là "cực lạnh" của Trái Đất
- Là châu lục lạnh giá,khắc nhiệt.Nhiệt độ quanh năm dưới -10 độ C
- Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới
- Vận tốc gió trung bình:60km/h
c) địa hình: là một cao nguyên băng khổng lồ,cao trung bình 3000m
d) sinh vật: - Thực vật : ko tồn tại
- Động vật:một số loài có khả năng chịu rét giỏi như chim cánh cụt,hải cẩu,hải báo,các loài chim biển,... sống ven lục địa
đ) khoáng sản:than,sắt,đồng,dầu mỏ,khí tự nhiên,..
Đặc điểm tự nhiên Châu Âu
I - Vị trí, địa hình:
a) Vị trí:
- Nằm giữa các vĩ tuyến 36°B và 71°B, ba mặt giáp các biển và đại dương.
- Thuộc lục địa Á-Âu, diện tích chiếm trên 10 triệu km².
b) Địa hình:
- Ba dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ:
- Đồng bằng kéo dài từ tây - đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục.
- Dãy U-ran là ranh giới tự nhiên ở phía đông, ngăn cách châu Á và châu Âu.
- Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm. Núi trẻ nằm ở phái nam.
II - Khí hậu, sông ngòi, thực vật:
a) Khí hậu:
- Kiểu khí hậu ôn đới hải dương, khí hậu ôn đới lục địa, khí hậu hàn đới, khí hậu địa trung hải.
b) Sông ngòi:
- Lượng nước dồi dào.
- Các sông quan trọng là Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.
- Nhiều sông được nối với nhau bởi các kênh đào, thành hệ thống đường thủy dày đặc.
c) Thực vật:
- Thay đổi từ tây - đông, bắc - nam và của nhiệt độ, lượng mưa.
- Ven biển Tây Âu là rừng cây lá rộng.
- Trong lục địa là rừng lá kim.
- Đông nam là thảo nguyên.
- Ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.
III - Các kiểu môi trường tự nhiên:
*Môi trường ôn đới hải dương:
- Ven biển Tây Âu như Anh, Ai-len, Pháp,....
- Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Trên 0°C.
- Mưa quanh năm. Lượng mưa tương đối lớn, khoảng 800 - 1000 mm/năm.
- Nhiều sương mù, đặc biệt là mùa thu - đông.
- Sông ngòi quanh năm, không đóng băng.
- Có rừng sồi, dẻ.
*Môi trường ôn đới lục địa:
- Khu vực Đông Âu.
- Mùa đông kéo dài, tuyết bao phủ.
- Phía nam, mùa đông ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm.
- Trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.
- Sông nhiều trong mùa xuân - hạ, có thời kì đóng băng và mùa đông.
- Có rừng và thảo nguyên. Thực vật thay đổi hướng bắc - nam.
- Gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá lạnh. Phía nam có rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Ven biển Ca-xpi là nửa hoang mạc.
*Môi trường địa trung hải.
- Các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải.
- Mùa thu - đông, thời tiết không lạnh lắm và có mưa. Mùa hạ nóng, khô.
- Sông ngòi ngắn và dốc. Mùa thu - đông nhiều nước, mùa hạ ít nước.
- Rừng thưa, bao gồng loại cây lá cứng và xanh quanh năm.
*Môi trường núi cao:
- Dãy An-pơ.
- Thực vật thay đổi theo độ cao.
- Cao 800 - 1800m, nhiệt độ giảm dần, mưa nhiều, rừng hỗn giao phát triển.
- Trên 1800m là địa bàn của các loài cây lá kim.
- Trên 2200m là vùng đồng cỏ núi cao.
- Trên 3000m có băng tuyết vĩnh cửu và băng hà bao phủ.
Dân cư
- Đặc điểm dân cư châu Âu:
+,dân số 727 triệu người (năm 2001)
+,Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Âu rất thấp, chưa tới 0,1%.nhiều nước có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm
- Sự phân bố dân cư châu Âu: không đồng đều
+, Mật độ trung bình 70 người /km22
+, Nơi đông dân: ven biển Tây và Trùng Âu,Nam Âu ,đồng bằng và thung lũng
+, Nơi thưa dân : Phía Bắc và những vùng núi cao
Tham Khảo
ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất… khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.
https://hoc247.net/hoi-dap/dia-ly-7/trinh-bay-dac-diem-tu-nhien-cua-moi-truong-nhiet-doi-gio-mua-faq161357.html
1. Môi tường Đới ôn hòa.
- Vị trí địa lí: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực ở hai bán cầu. Phần lớn nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có một phần nhỏ ở bán cầu Nam.
- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa.
- Môi trường ôn đới hải dương.
- Môi trường ôn đới lục địa.
- Môi trường Địa Trung Hải.
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm.
- Môi trường hoang mạc ôn đới.
2. Môi trường Đới nóng.
* Môi trường xích đạo ẩm.
- Khí hậu nóng, ẩm quanh năm.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1500 mm đến 2500 mm, mưa quanh năm.
- Độ ẩm cũng rất cao, trung bình trên 80%.
* Môi trường nhiệt đới.
- Khí hậu nóng.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.
- Lượng mưa trung bình năm từ 500 mm đến 1500 mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.
* Môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa và thời tiết diễn biến thất thường.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.
- Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8oC.
- Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm.
* Môi trường hoang mạc.
- Khí hậu khắc nghiệt và khô hạn.
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn.
- Lượng mưa trong năm rất thấp.
#Riin
* Nông nghiệp: gồm có hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp là:hộ gia đình và trang trại.
-quy mô sản xuất thường không lớn.
-tỉ trọng ngành chăn nuôi lớn hơn nghành trồng trọt
-nghành chăn nuôi phát triển là độ áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật vào trong sản xuất , gắn chặt với công nghiệp chế biến. một số nước có nền nông nghiệp thâm canh phát triển đạt đến trình độ cao.
* công ngiệp
- ngành công nghiệp phát triển từ rất sớm. ngành công nghiệp truyền thống : luyện kim , chế tạo máy ,hóa chất ...công nghiệp phát triển từ vùng rua (đức) đến trục dọc sông rai-nơ.
-ngành công nghiệp mũi nhọn: chế tạo hàng không vũ trụ , cơ khí chính xác và tự động hóa... do kết hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu lớn trên thế giới và các trường đại học nên năng xuất cao đáp ứng trên thị trường.
*Dịch vụ
- rất phát triển. phục vụ cho mọi nghành công ngiệp ,chiếm tỉ trọng cao.
-có các sân bay , hải cảng , trung tâm tài chính ngân hàng...
-nghành dịch vụ là ngành không ống khói rất phát triển đó:
+ có nhiều thắng cảnh
+ có nhiều di tích lịch sử , hoạt động thể thao lớn trên thế giới.
+ cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch rất tốt.
việc phát triển Châu Âu đã chú ý đến việc bảo vệ môi trường như thế nào liên hệ địa phương em
* Môi trường đới lạnh
- Vị trí : nằm khoảng từ hai vòng cực đến hai cực
- Đặc điểm : khí hậu vô cùng khắc nghiệt; nhiệt độ và lượng mưa rất thấp, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi. Mùa đông rất dài, nhiệt độ dưới -10oC. Mùa hạ kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ không quá 10oC. Đất đóng băng quanh năm. => Do vị trí địa lí nằm ở cực, góc nhập xạ thấp, thời gian được chiếu sáng thấp, có 6 tháng không nhận được ánh sáng mặt trời nên nhiệt lượng nhận được thấp, và vì không khí quá lạnh, không thể có mưa và mưa dưới dạng tuyết rơi.
* Môi trường hoang mạc :
- Vị trí : nằm dọc hai bên chí tuyến Bắc, Nam và nằm sâu trong nội địa hoặc nơi có dòng biển lạnh đi qua
- Đặc điểm : khí hậu rất khô hạn, khắc nghiệt. Lượng mưa trong năm rất thấp nhưng lượng mưa bốc hơi nước rất lớn. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng rất lớn. => Nằm ở 2 đường chí tuyến là 2 đai áp cao, lượng mưa nhận được thấp, hầu như không có mưa. Diện tích lục địa lớn, gió biển không vào sâu được đất liền nên tạo ra được các hoang mạc lớn như sahara. Mặt khác diện tích đất liền lớn, đặc điểm của đất là hấp thụ nhiệt nhanh, tản nhiệt cũng nhanh nên tạo ra biên độ nhiệt lớn giữa ngày và đêm.
Câu 2
Khí hậu bắc mĩ có sự phân hoá rất đa dạng :
- Từ bắc xuống nam ,có 3 vành đai khí hậu : hàn đới , nhiệt đới và ôn đới
Ngoài ra vành đai bắc mĩ cũng bị quy luật đaicao điều này thể hiện rõ nhất trên dãy cooc -di-e
- Chân đới có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuyftheo từng vị trí
- Lên cao thời tiết lạnh dần , nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cửu
Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá khí hậu BM :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.
+ Dân số ở đây vào khoảng 727 triệu người ( thống kê năm 2001 )
+ Dân cư Châu Âu phần lớn thuộc chủng tộc Ơ - rô - pê - ô - ít
+ Gồm ba nhóm ngôn ngữ : nhóm Giéc - man, nhóm La - tinh và nhóm Xla - vơ
+ Đa số theo đạo Cơ Đốc giáo ( Thiên chúa, Tin Lành và Chính Thống giáo ), có một số vùng không theo đạo Cơ Đốc mà theo đạo Hồi.
+ Tỉ số gia tăng dân số tự nhiên ở Châu Âu rất thấp ( khoảng chưa tới 0,1%), dân số tăng ở đây chủ yếu là do người nước khác nhập cư.
+ Dân cư tập trung phần lớn ở các vùng đồng bằng, các thung lũng và lớn nhất là các vùng ven biển.
+ 3/4 dân số Châu Âu sống trong đô thị .
+ Phần lớn dân cư hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ,công nghiệp và có mức sống cao.
a. Khí hậu:
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;
+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.
+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.
- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.
- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.
* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.
b . Sông ngòi:
- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.
- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.
- Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.
c. Thực vật:T hãm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật)
+ Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...)
+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...)
+ Ven biển ĐịaTrung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng.
+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên.