K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2022

Cậu bé An-đrây-ca sống với mẹ và ông bị ốm nặng

14 tháng 10 2022

An - đrây - ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông của An - đrây - ca đã 96 tuổi rồi, nên ông rất yếu.

- Hoàn cảnh An-đray-ca sống với mẹ, ông ốm nặng.

- Điều đã kiến An-đray-ca dằn vặt là vì mải chơi bóng quyên lời mẹ dặn nên mua thuốc về muộn khiến ông mất

- An - đray- ca là một cậu bé trung thực biết nhận lỗi và nghiêm khắc vs bản thân về tội lỗi của mk

2 tháng 10 2021
Hoan canh nha an -đray -ca nhu the nao
1 tháng 8 2017

Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé rất hiếu thảo, thương ông, trung thực và không bao giờ tha thứ cho hành động lỗi lầm của mình

3 tháng 4 2019

Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé rất hiếu thảo, thương ông, trung thực và không bao giờ tha thứ cho hành động lỗi lầm của mình

2 tháng 4 2018

Đề số 2:

   Mình tên là An-đrây-ca, năm nay mình 9 tuổi. Mình sống cùng mẹ. Mình kể một câu chuyện liên quan tới ông của mình, câu chuyện làm mình ân hận mãi.

   Mình cần phải nói trước là ông của mình đã mất rồi và cái chết của ông chính là nỗi ân hận của mình.

   Hồi đó ông mình rất yếu, ông đã 96 tuổi rồi mà! Có một hôm, ông nói với mẹ mình rằng ông cảm thấy khó thở. Mẹ mình lo lắng, nhưng vì phải ở nhà chăm sóc ông nên mẹ bảo mình đi mua thuốc. Mình đi ngay sau lời mẹ nói, nhưng trên đường đi mình gặp mấy đứa bạn đang chơi đá banh. Các bạn ấy rủ mình nhập cuộc thế là mình quên hết mọi sự. Chơi được một lúc mình mới sực nhớ ra lời mẹ dặn. Mình cố gắng chạy thật nhanh đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Về đến nhà, mình hoảng hốt vô cùng vì thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông mình đã qua đời. Mình cảm thấy hối hận vô cùng vì đã mang thuốc về trễ. Mình bèn kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ mình an ủi rằng đó không phải là lỗi của mình bởi ông mình đã mất từ lúc mình vừa ra khỏi nhà.

   Nhưng có lẽ mẹ chỉ an ủi mình nên mới nói thế thôi, vì mẹ sợ mình buồn mà. Cả đêm đó mình không tài nào ngủ được vì ân hận.

   Đó chính là câu chuyện của mình. Đến bây giờ mình vẫn còn hối hận vì điều đó. Mình nghĩ nếu mình mang thuốc về kịp thời chắc ông vẫn còn sống thêm được ít năm nữa. Mình mong các bạn đừng bao giờ ham chơi như mình nhé.

3 tháng 12 2021

Bài làm:

 Xin chào tất cả các bạn, tôi tên là An-đrây-ca, năm nay tôi 25 tuổi. Tôi là một giám đốc của một công ty lớn, công việc thuận lợi. Nhưng khi nhìn vào bức ảnh gia đình, tôi rất hối hận về lỗi lầm của tôi, câu chuyện như sau.

 Tôi lên 9, sống với mẹ và ông. Ông tôi đã 96 tuổi rồi nên rất yếu. Một hôm, ông nói với mẹ rằng: " Con ơi, bố thấy khó thở lắm..." Mẹ liền bảo tôi mua thuốc cho ông, tôi nhanh nhẹn đi ngay. Dọc đường, thấy mấy đứa bạn rủ đá bóng: "Này, An-đrây-ca à, lại đây chơi với tụi mình đi" Tôi nói: "Nhưng mình phải đi mua thuốc cho ông đã!" Các bạn nói tiếp: "Chỉ chơi một lúc thôi mà, ông sẽ không sao đâu!" Tôi thầm nghĩ mình chỉ chơi một lúc thôi. Không kìm nén được, tôi chạy ra đá bóng. Khi ghi một bàn thắng, tôi nhảy lên: "Ta thắng rồi..." Một đồng xu trong túi quần của tôi rơi ra, tôi chợt nhớ ra lời mẹ dặn, chạy như bay đến hiệu thuốc. Về nhà, bước vào phòng ông nằm, tôi thấy mẹ khóc nức lên. Thì ra, ông đã mất, chỉ vì mải chơi bóng nên ông chết. Tôi kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe, mẹ an ủi tôi: "Không, con không có lỗi. Chẳng có thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông mất từ lúc con vừa mới ra khỏi nhà. Tôi nói: "Nhưng...nhưng là tại con mà..."

 Suốt cả đêm hôm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo do ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn tự dằn vặn về lỗi lầm của tôi.

30 tháng 10 2021

Tham khảo :

Đến bây giờ, tôi vẫn còn thấy ân hận khi biết mình đã làm một việc sai trái. Tôi đã thất hứa với ông và cả mẹ nữa. Mong rằng sau khi nghe xong câu chuyện của tôi, các bạn đừng để người nuôi dạy mình phải thất vọng vì mình như tôi nhé! Chuyện là thế này:

Năm ấy, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông nội ở một ngôi nhà nhỏ gần bờ sông Von-ga. Những người hàng xóm thân thiện thường đến nhà tôi chơi nên căn nhà lúc nào cũng vang lên tiếng cười đùa vui vẻ.

Một buổi chiều, đang tắm mát cho nụ hồng tươi tắn trước cửa nhà, tôi thấy ông nói với mẹ:

-Bố khó thở lắm…!

Mẹ vội vàng đỡ ông nằm xuống giường rồi bảo tôi đi mua thuốc. Vâng lời mẹ, tôi nhanh nhẹn đi ngay. Dọc đường đi, tôi gặp Tom và Nick cùng mấy đứa bạn trong làng đang chơi bóng đá. Nhìn thấy tôi, bọn chúng gọi: “Ê! nhập cuộc chứ An-đrây-ca!”. Tôi thầm nghĩ: “Hay mình cứ chơi độ 5 phút rồi mới đi, chắc chẳng sao đâu”. Đắn đo một lát rồi tôi cũng quyết định nhập cuộc.

Chơi một lúc lâu, tôi mới sực nhớ lời mẹ dặn. Tôi chạy như bay tới cửa hàng để mua thuốc cho ông.

Vừa bước vào nhà, tôi hoảng hốt khi thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra, ông đã mất. Ôi! Nỗi buồn khủng khiếp khi mất người thân sao cứ dâng lên trong lòng tôi. Vậy là từ nay, tôi không được nhìn thấy gương mặt hiền hậu, đẹp lão của ông nữa. Không thể kìm nén được nỗl xúc động, tôi bật khóc và kể cho mẹ nghe mọi chuyện đã làm. Mẹ ôm lấy tôi an ủi:

-An-đrây-ca của mẹ, con không có lỗi, chẳng có thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ rằng mẹ đã nói đúng, cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo ông trồng và tự dằn vặt về lỗi lầm của mình.

26 tháng 11 2022

Tôi là An-đrây-ca - một cậu bé bình thường như bao cậu bé khác ở trong thị trấn. Tuy nhiên, tôi không ham chơi như các cậu bé khác, bởi tôi đã nhận được một bài học vô cùng đắt giá.

Lúc ấy, tôi mới lên 9 và vẫn còn ham chơi, thường quên lời mẹ dặn. Tôi sống cùng mẹ và người ông đáng kính, vì bố thường đi công tác xa nhà. Chiều nọ, bỗng nhiên ông cảm thấy khó thở, nên mẹ vội bảo tôi đi mua thuốc. Cầm tờ đơn mẹ viết vội, tôi lao ra khỏi nhà. Tuy nhiên, tôi nhanh chóng bị một trận bóng hấp dẫn. Nghe theo lời rủ rê của các bạn, tôi liền bỏ quên lời mẹ dặn. Đến lúc tôi sực nhớ ra, để chạy đi mua thuốc rồi trở về nhà, thì ông đã qua đời rồi. Tự trách và đau khổ, tôi òa khóc nức nở, thú nhận tội lỗi của mình với mẹ. Dù mẹ không hề trách tôi và bảo rằng ông qua đời ngay khi tôi vừa ra khỏi cửa. Nhưng tôi vẫn không thể nào nguôi ngoai và tha thứ cho chính bản thân mình.

Từ hôm đó, tôi quyết tâm thay đổi, không còn ham chơi nữa. Tôi tin rằng, ông nếu biết được, thì cũng sẽ rất vui vì sự thay đổi này của tôi.

10 tháng 11 2019

kham khảo

Nhà em có người mới ở nước ngoài về (cô, dì, chú, bác...) người đó tặng em một bộ đồ chơi lắp ráp ô tô rất đẹp. Hãy tả lại bộ đồ chơi đó

vào thống kê 

hc tôt O_O chắc vại 

Trước đây và bây giờ An-đrây-ca đã từng có một việc làm day dứt lương tâm của cậu.Để biết rõ hơn mời các bạn lắng nghe câu chuyện đó.Vài năm trước,An-đrây-ca có một người ông,ông của cậu bị một chứng bệnh rất nặng.Một buổi chiều nọ,ông của cậu nói với mẹ An-đrây ca:"Bố khó thở lắm !"...Mẹ liền thúc giục An-đrây-ca đi mua thuốc.Cậu bé vội vã chạy đi ngay,nhưng dọc đường cậu gặp những đứa bạn của mình đang chơi bóng đá rủ nhập cuộc.Chơi được một hồi,cậu sực nhớ ra lời mẹ dặn.Cậu vội chạy một mạch đến tiệm thuốc,nhưng...Đã quá muộn rồi,cậu chạy về,hốt hoảng khi thấy mẹ khóc nấc lên.Hóa ra ông đã qua đời,cậu ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết".Cậu oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:" Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà".Nhưng cậu lại không nghĩ thế,ngồi cạnh dưới gốc cây táo do ông vun trồng,cậu lại càng nức nở.Mãi sau này cậu vẫn nghĩ“Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.

9 tháng 6 2017

Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con nuôi tạo ra sự thay đổi lớn trong cuộc đời hai cha con:

    + Bé Va-ni-la được bảo vệ, có nơi nương tựa

    + An-đrây có thể tìm lại được ý nghĩa sống, tình yêu thương xoa đi nỗi đau chiến tranh

- Tâm hồn ngây thơ của Va-na-a

    + Mặt mũi lấm lem, quần áo bẩn thỉu, đôi mắt sáng

    + Được cha gọi lên xe, hỏi, chờ trả lời

    + Ngồi trên xe lặng thinh, tư lự, thỉnh thoảng nhìn cha

    + Thể hiện niềm hạnh phúc, ước ao, hi vọng khi được nhận làm con

- Lòng nhân hậu của An-đrây:

    + Luôn yêu thương, nhớ đứa con nuôi Va-ni-la

    + Quyết định nhận nuôi Va-ni-la vì tình yêu thương từ tận đáy lòng

    + Âm thầm gánh mọi đau khổ,không muốn cho Va-ni-a biết

→ Người từng trải, giàu tình yêu thương, trách nhiệm

- Điểm nhìn nhân vật trùng với điểm nhìn tác giả, chứa tình yêu thương, hướng tới cuộc sống bình yêu

8 tháng 10 2017

Hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây Xô-cô-lốp sau chiến tranh:

Năm 1944, sau khi thoát khỏi ách nô lệ của tù binh, Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: tháng 6 năm 1942 vợ và hai con gái anh đă bị bọn phát xít giết hại. Niềm hi vọng cuối cùng giúp anh bám víu vào cuộc đời này là A-na-tô-li, chú học sinh giỏi toán, đại úy pháo binh, đứa con trai yêu quý đang cùng anh tiến đánh Bóc-lin. Nhưng đúng sáng ngày 9 tháng 5 ngày chiến thắng, một tên thiện xạ Đức đã giết chết A-na-tô-li.

Anh đã "chôn niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức", "Trong người có cái gì đó vỡ tung ra", trở thành "người mất hồn". Sau khi lần lượt mất tất cả người thân, Xô-cô-lốp rơi vào nỗi đau cùng cực.

- Xô-cô-lốp tìm đến rượu để dịu bớt nỗi đau: "Phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy". Xô-cô-lốp biết rõ sự nguy hại của rượu nhưng anh vẫn cứ uống - lời tâm sự ấy hé mở sự bế tắc của anh.

- Xô-cô-lốp không cầm được nước mắt trước hình ảnh cậu Va-ni-a. Nỗi đau không thể diễn tả thành lời, chỉ có thể diễn tả bằng những giọt nước mắt.

Hình ảnh Xô-cô-lốp không những thể hiện khí phách anh hùng của nhân dân, mà còn nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng của con người do chiến tranh gây nên - đây là yếu tố tạo nên sức tố cáo chiến tranh phát xít mạnh mẽ của tác phẩm.


22 tháng 11 2017

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

-  Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.


 

22 tháng 11 2017

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

-  Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!



 

26 tháng 11 2017

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.

26 tháng 11 2017

dài lắm hết chuyện