K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Trong lòng mẹ:

Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu → người ta hỏi đến chứ: Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng.

- Phần 2: Còn lại: Niềm hạnh phúc của bé Hồng khi gặp mẹ.

Tôi đi học:

Bố cục

- Phần 1: Từ đầu văn bản đến “…. lướt ngang trên ngọn núi.”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường.

- Phần 2: từ tiếp cho đến “xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.”: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.

- Phần 3: Còn lại: Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.

28 tháng 9 2021

ok cj nhé

 

27 tháng 8 2018

Câu 1.  Không khí và cảnh vật vào cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên. Đọc lại toàn bộ truyện ngắn, em thấy nhà văn diễn tả những kỉ niệm theo trình tự thời gian, không gian. Lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng. Sáng đó đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc đọc tên và dặn dò…

Câu 2. Những hình ảnh và chi tiết của nhân vật “tôi”. - Tác giả đã dùng phương pháp nhân hóa để viết những câu văn giàu hình tượng và biểu cảm.

+ “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

+ “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính trong tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”.

+ Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.

+ Chú bé cũng như những trò khác “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân” chỉ dám “nhìn một nưa”, chỉ dám “đi từng bước nhẹ”; “lo sợ vẩn vơ”, ngập ngừng e sợ, “thèm vụng và ao ước thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”.

+ Lúng túng khi ông đốc nói: thôi, các em đứng đây xếp hàng để vào lớp. Một số bạn khóc, tôi nức nở khóc theo.

+ Được ông đốc học dỗ dành: “Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà…”.

+ Tiếng phấn của thầy giáo gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. “Tôi vòng tay lên bàn nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đọc: Bài viết tập: TÔI ĐI HỌC Tất cả những dẫn chứng trên được hồi tưởng và diễn tra rất chân thực rất cụ thể, rất ấn tượng và tinh tế lạ thường. Đó là tâm lí chung của rất nhiều học trò lần đầu tiên đi học!

Câu 3. Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em lần đầu đi học thật là đẹp đẽ, đáng kính. - Ông đốc có giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ. Thầy giáo lớp 5 đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười” chứng tỏ thầy là người vui tính, giàu lòng yêu thương. - Người mẹ rất thương yêu con, đã quan tâm, dõi theo từng bước đi của con mình với bao âu yếm, động viên… đặc biệt từ khi con đi trên đường đến lúc tới trường, xếp hàng vào lớp học. Như thế thái độ và cử chỉ của những người lớn đối với học trò rất tinh tế, ngọt ngào bởi đó là ngày đầu tiên đi học của con.

 Câu 4. Những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn rất sinh động, rất đặc sắc:

+ … Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

+ Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp.

+ Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, những con ngập ngừng e sợ.

Câu 5. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là sử dụng các hình thứ nhân hóa và so sánh đầy thi vị, giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm. - Chất thơ của truyện tỏa ra từ thái độ, cử chỉ, gương mặt và lời nói của mỗi người rất tinh tế, gợi cảm. Chất thơ toát ra từ lòng người mẹ hiền thương yêu con. Đã mất lần tác giả tra bàn tay của người mẹ. - Truyện được bố cục trong dòng hồi tưởng. Kết hợp hài hòa giữa kể và tả với sự bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của con người. Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các học sinh giàu sức gợi cảm. Toàn bộ truyện ngắn toát lên một chất trữ tình thiết tha, êm dịu. “Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Lúc xếp hàng vào lớp, đứa con cảm thấy “có một bàn tay dịu dàng” của mẹ đẩy con tới trước như động viên, khích lệ. Lúc đứa con bé bỏng “khóc nức nở” thì “một bàn tay quen thuộc nhẹ vuốt mái tóc”. Như vậy, cùng với chất thơ toát ra ở lời nói của ông đốc, ở gương mặt thầy giáo, thì ở người mẹ hiền là tấm lòng và bàn tay truyền cảm, tạo cho người đọc một sự xúc động bâng khuâng. 

Câu 6. Ý nghĩa. “Tôi đi học” là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. Nó khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. “Tôi đi học” là tiếng lòng man mác, bâng khuâng cua một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng. 
 

27 tháng 8 2018

                                                               Soạn bài tôi đi học của Thanh Tịnh

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1.  Không khí và cảnh vật vào cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên. Đọc lại toàn bộ truyện ngắn, em thấy nhà văn diễn tả những kỉ niệm theo trình tự thời gian, không gian. Lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng. Sáng đó đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc đọc tên và dặn dò…

Câu 2. Những hình ảnh và chi tiết của nhân vật “tôi”. - Tác giả đã dùng phương pháp nhân hóa để viết những câu văn giàu hình tượng và biểu cảm. + “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. + “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính trong tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”. + Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. + Chú bé cũng như những trò khác “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân” chỉ dám “nhìn một nưa”, chỉ dám “đi từng bước nhẹ”; “lo sợ vẩn vơ”, ngập ngừng e sợ, “thèm vụng và ao ước thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”. + Lúng túng khi ông đốc nói: thôi, các em đứng đây xếp hàng để vào lớp. Một số bạn khóc, tôi nức nở khóc theo. + Được ông đốc học dỗ dành: “Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà…”. + Tiếng phấn của thầy giáo gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. “Tôi vòng tay lên bàn nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đọc: Bài viết tập: TÔI ĐI HỌC Tất cả những dẫn chứng trên được hồi tưởng và diễn tra rất chân thực rất cụ thể, rất ấn tượng và tinh tế lạ thường. Đó là tâm lí chung của rất nhiều học trò lần đầu tiên đi học!

Câu 3. Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em lần đầu đi học thật là đẹp đẽ, đáng kính. - Ông đốc có giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ. Thầy giáo lớp 5 đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười” chứng tỏ thầy là người vui tính, giàu lòng yêu thương. - Người mẹ rất thương yêu con, đã quan tâm, dõi theo từng bước đi của con mình với bao âu yếm, động viên… đặc biệt từ khi con đi trên đường đến lúc tới trường, xếp hàng vào lớp học. Như thế thái độ và cử chỉ của những người lớn đối với học trò rất tinh tế, ngọt ngào bởi đó là ngày đầu tiên đi học của con.

Câu 4. Những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn rất sinh động, rất đặc sắc: + … Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. + Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. + Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, những con ngập ngừng e sợ.

Câu 5. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là sử dụng các hình thứ nhân hóa và so sánh đầy thi vị, giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm. - Chất thơ của truyện tỏa ra từ thái độ, cử chỉ, gương mặt và lời nói của mỗi người rất tinh tế, gợi cảm. Chất thơ toát ra từ lòng người mẹ hiền thương yêu con. Đã mất lần tác giả tra bàn tay của người mẹ. - Truyện được bố cục trong dòng hồi tưởng. Kết hợp hài hòa giữa kể và tả với sự bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của con người. Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các học sinh giàu sức gợi cảm. Toàn bộ truyện ngắn toát lên một chất trữ tình thiết tha, êm dịu. “Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Lúc xếp hàng vào lớp, đứa con cảm thấy “có một bàn tay dịu dàng” của mẹ đẩy con tới trước như động viên, khích lệ. Lúc đứa con bé bỏng “khóc nức nở” thì “một bàn tay quen thuộc nhẹ vuốt mái tóc”. Như vậy, cùng với chất thơ toát ra ở lời nói của ông đốc, ở gương mặt thầy giáo, thì ở người mẹ hiền là tấm lòng và bàn tay truyền cảm, tạo cho người đọc một sự xúc động bâng khuâng.

Câu 6. Ý nghĩa. “Tôi đi học” là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. Nó khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. “Tôi đi học” là tiếng lòng man mác, bâng khuâng cua một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng.

11 tháng 9 2019

Bài j vậy bn?

I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản:

1. Bố cục của văn bản:

a. Em muốn viết một lá đơn để xin gia nhập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

   Nội dung trong đơn cần phải viết theo một trật tự nhất định.

- Quốc hiệu

- Tên đơn

- Phần kính gửi

- Họ và tên

- Ngày, tháng, năm sinh

- Học ở lớp nào, trường nào, địa chỉ

- Lí do xin gia nhập Đội

- Lời hứa khi trở thành đội viên

- Lời cảm ơn

- Nơi, ngày, tháng năm viết đơn.

b. Khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục vì: bố cục rành mạch, hợp lí thì người đọc sẽ dễ theo dõi và người viết cũng dễ dàng sắp đặt các nội dung, ý tứ hơn.

2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản:

   Trả lời câu hỏi:

a. Hai câu chuyện trên chưa có bố cục. Các ý sắp xếp lộn xộn làm người đọc khó hình dung và theo dõi.

b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí:

   Truyện (1) đang nói về tính cách, thói quen của ếch lại chuyển sang kể chuyện trước kia con ếch ra sao  rồi sau đó lại nói về sự ra oai của nó…

   Truyện (2): Trả lời trước là không thấy con lợn cưới rồi , thế mà đằng sau mới đưa ra câu hỏi: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”.

c. Theo em, nên sắp xếp bố cục truyện như sau:

- Truyện (1):

+, Con ếch sống trong một cái giếng

+, Thấy bầu trời chỉ bé bằng cái vung

+, Nghĩ mình là chúa tể

+, Khi ếch ra khỏi giếng thì đi lại huênh hoang, hiên ngang, kêu ồm ộp.

+, Bị con trâu giẫm bẹp .

- Truyện (2):

+, Nói về tính hay khoe của hai anh

+, Một anh mặc áo mới đứng từ sáng không có người hỏi

+, Có một anh đi qua: “Anh có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”

+, Anh kia mới khoe áo và trả lời là: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả”.

3. Các phần bố cục:

a. Nhiệm vụ của 3 phần:

- Văn bản tự sự:

+, Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.

+, Thân bài: diễn biến và phát triển của sự việc, câu chuyện.

+, Kết bài: kết thúc của câu chuyện.

- Văn bản miêu tả:

+, Mở bài: tả khái quát

+, Thân bài: tả chi tiết

+, Kết bài: Tóm tắt về đối tượng và phát biểu cảm nghĩ.

b. Cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần vì như thế bài văn sẽ không bị lặp các đoạn không cần thiết và người viết dễ làm hơn.

c. Không hoàn toàn như vậy bởi mở bài là phần khái quát, giới thiệu chung còn thân bài là diễn tả chi tiết các sự việc còn kết bài là tổng kết.

d. Em không đồng ý bởi phần mở bài và kết bài là những phần hết sức quan trọng để người đọc, người nhận có thể nắm rõ được sơ qua vấn đề của người viết.

II. LUYỆN TẬP:

1. Ví dụ thực tế:

   Cuộc thi hùng biện, các cuộc tranh luận trên lớp, một bài diễn thuyết trước trường…

2. Bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”:

   Phần 1: Từ đầu đến “hiếu thảo như vậy”: Chia búp bê.

   Phần 2: tiếp đến “trùm lên cảnh vật”: chia tay lớp học.

   Phần 3: còn lại: Anh em Thành, Thủy chia tay.

⟹ Bố cục ấy đã rành mạch và hợp lí.Có thể kể câu chuyện ấy theo một bố cục khác nhưng phải hợp lí.

3. Bố cục trên chưa hợp lí:

   Mở bài: nên đưa thêm giới thiệu khái quát về nội dung nhắc đến ở phần thân bài.

   Thân bài: không nên cho mục (4).

   Kết bài: ngoài chúc hội nghị thành công nên khái quát lại những kinh nghiệm học tập đã trình bày.


 

8 tháng 9 2021

soạn ak

đợi chút

8 tháng 9 2021

undefined

trang 1 nha bn

24 tháng 8 2016

Có nhé!!! Bố cục phân đoạn

24 tháng 8 2016

theo mik chỉ trả lời các câu hỏi SGK thôi  còn phần bố cục bn có thể chuẩn bị trước ra nháp hoặc nhớ trong đầu

19 tháng 9 2018

Giải câu 1 (Trang 54 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Câu 1: Sự ra đời của Sọ Dừa có những đặc điểm khác thường.

– Bà mẹ uống nước mưa ở cái sọ dừa nên mang thai.

– Hình dạng khi ra đời khác thường: không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thứ ba, tuy hình dạng khác thường nhưng Sọ Dừa biết nói như người. Lớn lên vẫn không khác lúc nhỏ, “cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì”.

Truyện kể về sự ra đời của Sọ Dừa, loại nhân vật ngay từ khi ra đời đã mang lốt xấu xí. Truyện muốn đề cập đến những người đau khổ và thấp hèn trong xã hội xưa, đến vẻ ngoài cũng không phải là người. Nhân dân đã nhận thức sâu sắc số phận và địa vị xã hội của mình trong hình thức của nhân vật Sọ Dừa.

Giải câu 2 (Trang 54 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Câu 2: Những chi tiết thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa:

– Chàng chăn bò rất giỏi, thổi sáo rất hay.

– Tự tin, nhẹ nhàng vượt qua thử thách sính lễ phú ông đưa ra.

– Thông minh, học giỏi (thi đỗ Trạng nguyên).

– Có tài dự đoán tương lai chính xác (khi đi xứ, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn vợ phải luôn giắt trong người).

Đọc truyện cổ tích Sọ Dừa, có thể thấy sự đối lập giữa hình thức bề ngoài với phẩm chất bên trong. Hình dạng bên ngoài của người lao động có thể xấu xí, nhưng tài năng, phẩm chất bên trong con người họ còn hơn hẳn những người thường.

Giải câu 3 (Trang 54 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Câu 3: Cô Út lấy Sọ Dừa vì:

– Cô Út “hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế”ngay cả khi Sọ Dừa mới đến ở chăn bò và còn mang lốt xấu xí.

– Cô nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa “không phải người phàm trần”.

Cô út là người thông minh, biết lo xa và xử trí kịp thời trước tình huống hiểm nguy để thoát nạn (đâm chết cá, khoét bụng cá chui ra, cọ đá vào nhau bật lửa, nướng cá sống ăn qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu). Có thể nói: đây là con người bằng tình thương, tình yêu con người để đi đến hạnh phúc, nên xứng đáng được hưởng hạnh phúc.

19 tháng 9 2018

bạn vào trang hcoj tốt ngữ văn ý trong đó người ta soạn sẵn cho rồi đó

I. Bài bố cục trong văn bản

1. Bố cục trong văn bản.

Những nội dung trong đơn cần được sắp xếp theo một trật tự và cần có một bố cục rõ ràng như vậy người đọc mới có thể hiểu được nội dung mình cần trình bày, thứ nhất cần trình bày lý do tên tuổi và nguyệt vọng…

Không thể tùy ý thích ghi nội dung nào vào trước cũng được bởi cần có một trật tự từ đầu và đến kết không được sắp xếp lộn xộn từ nguyệt vọng tên và lý do cần có một trật tự logic thống nhất giữa các phần với nhau, cần có một đơn xin theo một trật tự tên tuổi lý do lời hứa… cần có một trật tự logic và thống nhất.

Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu.

2. Những yêu cầu về bố cục của văn bản.

a. Hai câu chuyện trên chưa có bố cục. Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng và Lợn cưới áo mới chúng chưa được sắp xếp một cách hợp lý theo trật tự logic làm cho, những giá trị trong một tác phẩm cũng bị giảm đi bởi sự sắp xếp đó khiến người đọc khó quan sát và quan sát nhưng không hiểu được nội dung hiện thực phê phán trong tác phẩm.

b. Các câu trên không hợp lý ở chỗ: nên đảo lộn lại trật tự các câu trong đoạn văn trên, nên trình bay ếch sống ở đâu trước hoàn cảnh sống của anh như thế nào, thứ 2 nên nói là vì hoàn cảnh sống như thế mà ếch huênh hoang nghênh ngáo, vì một trận bão mà ếch đã ra ngoài được và bị dẫm bẹp.
Ở văn bản 2: Trình bày lý do tại sao anh ta đứng hóng ở ngoài cửa, tiếp đó anh ta lấy cớ hỏi chuyện để khoa chiếc áo.

c. Nên sắp xếp lại bố cục theo một trận tự có mở đầu có thân bài và có kết thúc

trong phần mở bài nên giới thiệu về vấn đề, thân bài khai triển vấn đề, 3 là kết luận lại vấn đề.

3. Các phần của bố cục

a. Trong một văn bản tự sự hoặc văn miêu tả cần có sự phân biệt giữa phần mở bài thân bài và kết luận:
Mở bài: nên giới thiệu vấn đề.

Thân bài nên khai triển nội dung trong vấn đề đó từ đó phát triển theo ý kiến cá nhân.

Kết luận: Kết lại vấn đề.

b. Cần phải phân biệt rõ nội dung của mỗi phần bởi vì: Mỗi phần có một chức năng và nhiệm vụ riêng vì vậy không nên nhầm lẫn giữa các phần với nhau.

c. Bạn nói như vậy là sai bởi mở bài không phải là phần rút gọn của thân bài mà là giới thiệu về vấn đề, kết luận không phải là nhắc lại thân bài mà là kết luận lại vấn đề rút ra từ việc phân tích ở thân bài.

d. Em không đồng ý vì mở bài để cho người đọc hiểu được sơ qua vấn đề mình cần nói, kết luận là chốt lại vấn đề then chốt, cả 3 phần đều quan trọng, nếu thiếu đi một trong 3 phần sẽ không tạo ra một bài văn tự sự hay miêu tả.

II. Bài mạch lạc trong văn bản

1. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bảna) Mạch lạc trong văn bản là gì?Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối các ý theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối hợp lí giữa các ý thể hiện ra ở sự tiếp nối hợp lí của các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. 2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạca) Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê kể về nhiều sự việc (mẹ bắt hai con phải chia đồ chơi; hai anh em Thành và Thuỷ rất thương nhau; chuyện về hai con búp bê; Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn; hai anh em phải chia tay; Thuỷ để cả hai con búp bê lại cho Thành) nhưng tại sao vẫn hợp lí, thống nhất? Sự việc nào là sự việc chính trong truyện này? Sự việc chính ấy gắn với những nhân vật chính nào?- Truyện có thể kể về nhiều sự việc. Tuy nhiên, để các sự việc trong truyện có sự kết nối mạch lạc với nhau thì các sự việc phải cùng xoay quanh chủ đề chung. Các sự việc của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê cùng thống nhất trong chủ đề gìn giữ tổ ấm gia đình, gìn giữ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Sự việc chính trong truyện là cuộc chia tay của hai anh em Thành, Thuỷ; cuộc chia tay giữa những con búp bê cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho sự việc chính này. Các sự việc khác đều tập trung phục vụ cho sự thể hiện sự việc đó. Như vậy, sự việc chính của truyện cũng không thể tách rời các nhân vật chính. Không thể xem những sự việc không quan hệ mật thiết với nhân vật chính là sự việc chính và ngược lại.Như vậy, ngoài sự thống nhất chủ đề, đối với văn bản truyện thì sự việc chính, nhân vật chính là những điểm quan trọng tạo nên mạch lạc. Bên cạnh đó, hệ thống từ ngữ của văn bản cũng có vai trò to lớn trong việc thể hiện mạch lạc.b) Các từ ngữ chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi, chia rẽ, xa nhau, khóc,... cứ lặp đi lặp lại trong bài đồng thời với sự lặp lại các từ ngữ biểu thị ý không muốn chia cắt như: anh cho em tất, chẳng muốn chia bôi, chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau, không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau,... Sự lặp lại này có vai trò gì trong mạch lạc của văn bản.- Lặp là một phương thức liên kết văn bản và đồng thời sự lặp đi lặp lại hệ thống các từ ngữ liên quan đến chủ đề của văn bản cũng là điều kiện để văn bản duy trì mạch lạc. Đối sánh giữa các từ ngữ được lặp lại bên trên với chủ đề của truyện Cuộc chia tay của những con búp bêsẽ thấy được điều này.c) Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê có đoạn kể việc hiện tại, có đoạn kể việc quá khứ, có đoạn kể việc ở nhà, có đoạn kể việc ở trường, có đoạn kể chuyện hôm qua, có đoạn kể chuyện sáng nay,…Hãy cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối quan hệ nào trong các mối quan hệ dưới đây- Liên hệ thời gian.- Liên hệ không gian.- Liên hệ tâm lí (nhớ lại).- Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản).Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên và hợp lí không?- Các bộ phận của văn bản có thể liên hệ với nhau theo nhiều kiểu: liên hệ về mặt thời gian (sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau); liên hệ về không gian, chẳng hạn:Tôi dắt em ra khỏi lớp. [...]. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ ở trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe.Cũng có thể là liên hệ tâm lí như phần đầu của truyện (các sự việc trong các đoạn được kể lại theo dòng hồi nhớ của nhân vật); và liên hệ ý nghĩa.Dù được nối theo nhiều mối liên hệ khác nhau nhưng giữa các đoạn này vẫn có được một trình tự rất tự nhiên và hợp lí.Hơi dài bn thông cảm nha!!!
12 tháng 9 2016

Thằng điên,chép trong phần ngữ văn lp 7 ấy,TD ngu cực