Không gian nghệ thuật trong chiếc võng của bố
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các ý đúng:
b) Chiếc võng gắn với những đêm bố vượt rừng
c) Chiếc võng gắn với những cơn mưa rào bố trải qua
d) Chiếc võng gắn với những đêm trăng ở Trường Sơn.
B. Chiếc võng gắm với những đêm bố vượt rừng
C. Chiếc võng gắn với những cơn mưa rào bố trải qua
D. Chiếc võng gắn với những đêm trăng ở Trường Sơn.
Các ý đúng:
c) Cảm thấy chiếc võng êm như tay bố nâng
d) Cảm thấy chiếc võng mang hơi ấm và những kỉ niệm của bố ở chiến trường.
TK:
Võng mang hơi ấm bố/ Ru đời em lớn khôn vừa thể hiện tình cảm trân trọng với chiếc võng – món quà của bố, vừa thể hiện sự biết ơn, ngưỡng mộ những người như bố đã chiến đấu quên mình để mang ánh trăng hòa bình về cho Tổ quốc, cho thế hệ trẻ
Tham khảo:
Điệp ngữ : sao không, bắt nạt, đừng bắt nạt
Tác dụng: Thể hiện 1 cách rõ ràng hơn thái độ , tính cách mạnh mẽ , muốn giúp đỡ bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật.
- Nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ.
+ Điệp: Tại sao, sao không...
+ Ẩn dụ: ăn mù tạt = thử thách.
- Điệp từ, điệp ngữ "Đừng bắt nạt". → Nhấn mạnh quan điểm, ý kiến tác giả.
- Đối tượng: trẻ con, người lớn, ai, mèo, chó, nước khác.
→ Hướng tới tất cả mọi đối tượng.
- Lí do: Vì bắt nạt dễ lây. → Bắt nạt có thể ảnh hưởng đến người khác, khiến xã hội hỗn loạn.
Chiếc võng của bố
Hôm ở chiến trường về
Bố cho em chiếc võng
Võng xanh màu lá cây
Dập dìu như cánh sóng
Em nằm trên chiếc võng
Êm như tay bố nâng
Đung đưa chiếc võng kể
Chuyện đêm bố vượt rừng
Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố
Trăng treo ngoài cửa sổ
Có phải trăng Trường Sơn
Võng mang hơi ấm bố
Ru đời em lớn khôn.
Hôm nay cũng vậy, tôi như thấy lại tuổi thơ của mình khi bắt gặp bài thơ trên trang “Những bài thơ đi cùng năm tháng” của mạng xã hội Facebook. Những cảm xúc cứ thế ùa về giống như ngày đầu tiên tôi được gặp tác giả ngay tại cơ quan mình làm việc.
Bài thơ được làm bằng thể thơ 5 chữ, rất dễ thuộc nhưng cũng rất khác những bài thơ 5 chữ khác là nhịp điệu bài thơ rất chậm rãi, tình cảm. Có cảm giác những câu thơ ấy không hề rời nhau mà cứ quyến luyến, quyện lẫn vào nhau trong mạch cảm xúc mềm mại, trong sáng. Đó là lời tâm tình của một đứa trẻ nhạy cảm và tinh tế.
Trí tưởng tượng phong phú của tác giả đã đẩy những tình cảm của con với người bố – chiến sỹ lên một cung bậc khác. Với nghệ thuật nhân cách hóa – Đung đưa chiếc võng kể/ Chuyện đêm bố vượt rừng, tác giả đã đạt đến sự thành công tuyệt đối trong việc lay thức tâm hồn độc giả. Những chiếc võng Trường Sơn đã theo các ông bố ra chiến trường, là chiếc giường di động, là chiếc lán che mỗi lần nghỉ ngơi trên đường hành quân nên chiếc võng cũng là nơi ghi dấu rất nhiều kỷ niệm.
Cảm nhận được điều đó nên tác giả Phan Thế Cải đã nhân cách hóa, thay lời người bố bằng lời chiếc võng. Bởi vậy, chiếc võng vô hình trung là nhân chứng cho những tháng ngày chiến đấu vất vả, hiểm nguy của bố. Để từ những giấc ngủ êm êm trên cánh võng, đứa trẻ thấm nhận rõ hơn nỗi gian lao của cha mình: Em thấy cả trời sao/ Xuyên qua từng kẽ lá/ Em thấy cơn mưa rào/ Ướt tiếng cười của bố. Và cũng từ chiếc võng, đứa trẻ ý thức được đầy đủ hơn công lao trời biển của những người như bố mình.
Câu kết bài thơ Võng mang hơi ấm bố/ Ru đời em lớn khôn vừa thể hiện tình cảm trân trọng với chiếc võng – món quà của bố, vừa thể hiện sự biết ơn, ngưỡng mộ những người như bố đã chiến đấu quên mình để mang ánh trăng hòa bình về cho Tổ quốc, cho thế hệ trẻ.
Tôi cũng có chiếc võng dù màu xanh lá cây ấy và cũng đã có những năm tháng tuổi thơ được chiếc võng ru êm êm giấc ngủ, được lớn khôn hơn lên qua những kỷ niệm chiến trường gian khổ. Và bài thơ Chiếc võng của bố của tác giả Phan Thế Cải đã trở thành tiếng lòng tôi muốn gửi đến cha. Chắc hẳn nhiều người cũng có những dấu ấn giống tôi về bài thơ này.