địa hình phía đông bắc mỹ là địa hình nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng Bắc Mỹ:
+ Cao nguyên: CN. La-bra-đô, CN. Cô-lô-ra-đô,...
+ Bồn địa Lớn.
+ Dãy núi: D. A-la-xca, D. Mác-ken-di, D. Bruc-xơ, D. A-pa-lat, D. Nê-va-đa,...
+ Đồng bằng: ĐB. Trung Tâm, ĐB. Duyên hải vịnh Mê-hi-cô, ĐB. Duyên hải Đại Tây Dương,...
- Theo chiều đông - tây, địa hình Bắc Mỹ phân hóa thành 3 khu vực:
+ Miền núi thấp và trung bình ở phía đông: gồm dãy núi già A-pa-lát, cao nguyên La-bra-do.
+ Miền đồng bằng: khu vực rộng lớn ở giữa, cao trung bình 200 - 500 m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, gồm ĐB. Ca-na-đa, ĐB. Lớn, ĐB. Trung Tâm và đồng bằng duyên hải.
+ Núi cao: phân bố ở phía tây, địa hình hiểm trở nhất Bắc Mỹ, kéo dài 9 000 km theo chiều bắc nam.
Tây Bắc Mỹ khô hạn hơn Đông Bắc Mỹ vì:
- Phía tây kinh tuyến 100°T là hệ thông Coóc-đi-e, có các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa. Mặt khác, dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a đã cản trở ảnh hưởng của biển vào đất liền, gây khô hạn ở Tây Bắc Mỹ.
- Phía đông kinh tuyến 100°T là miền đồng bằng trung tâm và miền núi già và sơn nguyên thấp. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu về phía nam vào mùa đông.
THAM KHẢO!
A)
- Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.
- Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.
- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc-tây nam.
B)
+ Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.
A.
Chia là 3 khu vực:
a. Hệ thống núi Cooc-đi-e ở phía tây
- Cao, đồ sộ nhất, dài 9000 km, chạy hướng Bắc – Nam.
- Gồm nhiều dãy chạy song song xen các cao nguyên lớn.
- Có nhiều khoáng sản: vàng, đồng, quặng đa kim, uranium…
b. Miền đồng bằng ở giữa
- Có dạng lòng máng cao dần về phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
=> Không khí lạnh phương Bắc và không khí nóng phương Nam dễ xâm nhập sâu vào nội địa.
- Có nhiều hồ (Hồ Lớn) và hệ thống sông (Mit-xu-ri, Mi-xi-xi-pi).
c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông
- Là miền núi già, thấp, gồm bán đảo Labrador và dãy núi Apalat.
- Hướng đông bắc – tây nam.
- Giàu khoáng sản than và sắt.
B.
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
- Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
- Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.
tham khảo
Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.
- Hệ thống Coóc-đi-e:
+ Cao, đồ sộ, hiểm trở chạy dọc bờ phía tây
+ Gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên
+ Nhiều khoáng sản.
- Đồng bằng Trung tâm: Rộng lớn, như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
- Miền núi già và sơn nguyên phía đông:
+ Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.
+ Dãy A-pa-lat cổ, tương đối thấp, chứa nhiều than và sắt.