Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ được thể hiện trong đoạn trích Hồi thứ 14.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
- Giới thiệu chung về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ ở hồi 14.
b. Thân bài:
- Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
+ Nghe tin giặc chiếm thành Thăng Long, Quang Trung định thân chinh cầm quân đi ngay.
+ Chỉ trong vòng hơn một tháng lên ngôi Hoàng đế, đốc xuất đại binh ra Bắc gặp gỡ người Cống Sỹ ở huyện La Sơn, tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sỹ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
+ Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch.
+ Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người thể hiện qua cách xử trí với các tướng sỹ ở Tam Điệp …
- Ý chí quyết chiến, quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
- Tài dùng binh như thần.
+ Cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung làm cho giặc phải kinh ngạc…
+ Vừa hành quân vừa đánh giặc
- Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận.
+ Vua Quang Trung thân chinh cầm quân…
+ Đội quân không phải là lính thiện chiến, lại trải qua cuộc hành quân cấp tốc, không có thời gian nghỉ ngơi mà dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung trận nào cũng thắng lớn…
c. Kết bài:
- Khẳng định lòng yêu nước, tài trí, mưu lược của người anh hùng Nguyễn Huệ.
Tham khảo:
Vua Quang Trung rất sáng suốt trong việc nhận định thời cuộc, ông không chỉ tính sẵn "phương lược tiến đánh" (dẫn trực tiếp) mà còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để "dẹp việc binh đao"; sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, khen chê đúng người đúng việc. Lời phủ dụ quân lính của ông như một bài hịch ngắn, ý tứ chặt chẽ, sâu xa, có tác dụng khích lệ lòng yêu nước của nghĩa quân. Quang Trung đặc biệt sáng suốt, nhạy bén trong việc dùng binh: Cuộc hành binh thần tốc do nhà vua chỉ huy cho đến nay vẫn làm chúng ta không khỏi kinh ngạc (dẫn gián tiếp). Chỉ trong 5 ngày, ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, duyệt binh, vừa hành quân đi bộ từ Huế ra Thăng Long, ông hoạch định trong 7 ngày sẽ vào ăn mừng chiến thắng ở Thăng Long, nhưng chỉ mới 5 ngày, quân Thanh đã đại bại, quân Tây Sơn thắng lợi lẫy lừng. Tài dụng binh như thần đã chứng tỏ trí tuệ phi thường của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.Từ đó, ta có thể thấy được Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.
Tham khảo:
Vua Quang Trung rất sáng suốt trong việc nhận định thời cuộc, ông không chỉ tính sẵn "phương lược tiến đánh" (dẫn trực tiếp) mà còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để "dẹp việc binh đao"; sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, khen chê đúng người đúng việc. Lời phủ dụ quân lính của ông như một bài hịch ngắn, ý tứ chặt chẽ, sâu xa, có tác dụng khích lệ lòng yêu nước của nghĩa quân. Quang Trung đặc biệt sáng suốt, nhạy bén trong việc dùng binh: Cuộc hành binh thần tốc do nhà vua chỉ huy cho đến nay vẫn làm chúng ta không khỏi kinh ngạc (dẫn gián tiếp). Chỉ trong 5 ngày, ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, duyệt binh, vừa hành quân đi bộ từ Huế ra Thăng Long, ông hoạch định trong 7 ngày sẽ vào ăn mừng chiến thắng ở Thăng Long, nhưng chỉ mới 5 ngày, quân Thanh đã đại bại, quân Tây Sơn thắng lợi lẫy lừng. Tài dụng binh như thần đã chứng tỏ trí tuệ phi thường của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.Từ đó, ta có thể thấy được Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.
Tham khảo:
Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.
Em tham khảo:
Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.
- Nhân vật Nguyễn Huệ:
+ Lòng yêu nước nồng nàn
+ Qủa cảm, tài trí hơn người
+ Tầm nhìn xa trông rộng, quyết đoán.
- Nhân vật Lục Vân Tiên:
+ Hào hiệp, trượng nghĩa, có lý tưởng sống
+ Thể hiện quan điểm đạo đức Nho gia, quan niệm đạo đức của nhân dân
Em tham khảo đoạn này nhé:
Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, ông đã khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã, bọn giặc phải khiếp sợ. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ôi! Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.
Câu cảm thán+ Câu ghép: In đậm nghiêng
1. Quang Trung là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
- Nghe tin giặc đánh chiếm đến Thăng Long, mất cả 1 vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng "định thân chinh cầm quân đi ngay".
- Chỉ trong vòng một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: Tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng Đế, đốc xuất đại binh ra Bắc.
=> Từ đầu đến cuối, Nguyễn Huệ luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết.
2. Quang Trung là con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén:
- Sáng suốt trong việc nhận định tình hình ta và địch:
+ Qua lời dụ tướng sĩ ở Nghệ An, Quang Trung đã khẳng định được chủ quyền của dân tộc: "đất nào sao ấy", "người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác". Ông còn tố cáo hành động xâm lược phi nghĩa của giặc, vạch rõ tội ác của chúng: "Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi,..."
+ Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống ngoại xâm, giành độc lập của dân tộc từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Lê Đại Hành, Đinh Tiên Hoàng,...
+ Quang Trung dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người phù Lê "thay lòng đổi dạ" với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc: "Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai".
- Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi:
+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời của Quang Trung với Sở, Lân ta thấy rõ: Ông là người hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì "quân thua tại tướng" nhưng ông hiểu lòng họ, sức mình không địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp. Ông không trừng phạt mà còn khen ngợi Sở và Lân.
+ Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao tài và đức của Ngô Thì Nhậm, cho Ngô Thì Nhậm là kẻ "đa mưu túc trí" nên đoán biết được chủ mưu rút quân là của Ngô Thì Nhậm, để bảo toàn lực lượng, dẹp việc binh đao.
3. Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng.
- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đấc nào mà Quang Trung đã khẳng định chắc như đinh đóng cột "phương lược tiến đánh đã có sẵn".
- Đang trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Ngô Thì Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 năm tới của ta. Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt ngay được: "Chờ mười năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng".
4. Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người.
- Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy vẫn còn làm hậu thế ngạc nhiên. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà Quang Trung hoạch định kế hoạc từ 25 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long. Nhưng thực tế, quân ta đã giành chiến thắng trước 2 ngày.
- Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng quân đội của do Quang Trung tổ chức vẫn luôn giữ vững đội hình, chỉnh tề.
5. Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trường.
- Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.
- Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy, nghĩa quân đã đánh những trận quyết liệt, áp đảo kẻ thù, giữ được bí mật để tạo bất ngờ khiến địch không kịp trở tay.
- Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng được khắc họa lẫm liệt: nhà vua "cưỡi voi đi đốc thúc" với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.
=> Hình ảnh người anh hùng được khắc họa khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
-Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích
-Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
+Sáng suốt trong việc nhận định tình hình giữa địch và ta
+Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người
-Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng
-Tài dụng binh như thần:
+Kì tài trong việc dùng binh
-Hình ảnh vua Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận
=>Nguyễn Huệ là người trí dũng văn võ song toàn