K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2022

Tham khảo:

- Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình thay đổi về số lượng (tăng kích thước và khối lượng của cơ thể ) nhờ tăng số lượng và kích thước tế bào. - Phát triển ở cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởn , phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

1 tháng 4 2022

tham khảo

Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình thay đổi về số lượng (tăng kích thước  khối lượng của cơ thể ) nhờ tăng số lượng  kích thước tế bào. - Phát triển ở cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởn , phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan  cơ thể.

29 tháng 10 2019

   + Giống nhau:

      - Đều gồm các giai đoạn phân bào, lớn lên của tế bào, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

   + Khác nhau:

      - Ở thực vật: quá trình sinh trưởng chỉ diễn ra ở những nơi có tế bào phân sinh. Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra suốt chu trình sống của cây.

      - Ở động vật: quá trình phân hóa, biệt hóa tế bào chủ yếu xảy ra ở giai đoạn trước khi con non được sinh ra. Sau khi được sinh ra chúng chủ yếu là sinh trưởng.

26 tháng 4 2017

Giống nhau:Sinh trưởng và phát triển ở động vật đều chịu ảnh hưởng của hoocmon

Khác nhau:Sinh trưởng ở động vật chỉ xảy ra ở một giai đoạn giới hạn thời gian xác định.Phát triển diễn ra suốt đời

17 tháng 10 2016

đang làm -.-"

 

14 tháng 9 2018

Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu sinh trưởng và phát triển con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
- Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
- Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

20 tháng 9 2021

Tham khảo:

- Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

+ Ngoài : Nhiệt độ, nước, phân bón, ánh sáng, chất dinh dưỡng, môi trường sống.

+ Trong : Giống loài, hoóc môn sinh trưởng.

Ví dụ thì bạn lấy trong thực tế nhé.

- Hãy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật.

+ Ngoài : Nhiệt độ, chất dinh dưỡng, nước.

+ Trong : Hoóc môn sinh trưởng, giống loài.

Ví dụ thì bạn lấy trong thức tế nhé.

- Hãy lấy hai ví dụ để chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào loài.

+ Ví dụ :

- Chuột và voi

Chuột khi lớn thì kích thước nhỏ.

Voi khi lớn thì kích thước to.

- Cây đậu và cây bàng

Cây đậu khi lớn thì kích thước nhỏ.

Cây bàng khi lớn thì kích thước to.

- Hãy lấy một ví dụ chứng minh sự sing trưởng của con người chịu ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng.

Con người sẽ mắc các bệnh như :

+ Còi xương

+ Béo phì

+ Suy dinh dưỡng

+ Người lùn

+ Người khổng lồ

22 tháng 2 2023

Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau: Mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt khác nhau là khác nhau. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi, thậm chí gây chết.

→ Từ ví dụ trên cho thấy:

 

+ Nhiệt độ có sự ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

+ Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

+ Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt.

7 tháng 5 2016

Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật
a) Sự sinh trưởng
Ở động vật, trứng được thụ tinh thành hợp tử. Hợp tử phân chia liên tiếp làm cho khối lượng và kích thước của cơ thể tăng lên. Sự sinh trưởng ở động vật có 22 đặc điểm:
- Tốc độ sinh trưởng của cơ thể không đều, lúc chậm, lúc nhanh, có lúc rất nhanh.
- Tốc độ sinh trưởng của các bộ phận, các cơ quan, các mô khác nhau trong cơ thể cũng khác nhau.
Khác với thực vật, động vật không có giai đoạn ngừng hắn sinh trưởng trong một thời gian dài như thực vật ở giai đoạn hạt. Nhưng trong điều kiện bất lợi, một số động vật cũng có thể tạm ngừng lớn (hiện tượng ngủ đông, đình dục...). Sự ngừng sih trưởng của các bộ phận trong cơ thể cũng có mức độ khác nhau vào những thời kì khác nhau. Đến tuổi trưởng thành, mỗi loài động vật có một kích thước nhất định.
b) Sự phát triển
Trong đời sống của mỗi loài động vật, có nhiêu giai đoạn phát triển khác nhau với những đặc điểm hình thái, sinh lí đặc trưng.
Người ta căn cứ vào sự sinh trưởng cá thể non và hình thái cơ thể để phân chia các giai đoạn phát triển ở động vật.

6 tháng 12 2016

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật là :

* Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
* Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

 

* Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
* Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.


 

16 tháng 9 2023

- Vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật:

+ Ánh sáng ảnh hưởng đến cường độ quang hợp - khả năng tích lũy vật chất của cây nên ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

+ Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số loài cây: Một số loài cây ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng dài ở cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Một số loài khác thì chỉ ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng ngắn vào cuối mùa thu đầu mùa đông.

+ Ánh sáng cũng có thể quyết định khả năng nảy mầm của hạt: Có loại hạt nảy mầm thì cần ánh sáng.

- Vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật: Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một số loài động vật: Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản. Mùa xuân và mùa hè có thời gian chiếu sáng trong ngày dài là thời gian sinh sản của nhiều loài chim.

23 tháng 11 2016

Phụ thuộc vào 2 yếu tố:

Môi trường trong:hoóc môn;giới tính;di truyền

Môi trường ngoài:thức ăn;nhiệt độ;ánh sáng;nước;không khí

VD:Nếu con giống như gà trống mà không khỏe mạnh thì thế hệ con cũng sẽ ốm yếu (di truyền)

 

 

13 tháng 10 2017

câu nào z bn