hãy nêu cách làm của một món ăn ở hà nội mà em thích
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
Trình bày cách chế biến một món ăn trong gia đình mà em thích nhất là món thịt luộc
- Nguyên liệu cần dùng: Thịt lợn 400g, hành khô 2 củ, dầu ăn, nước mắm, bột ngọt.
- Quy trình chế biến: Thịt lợn rửa sạch, thái miếng nhỏ. Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Đổ lượng dầu nhỏ vào nồi, cho thịt vào đun. Khoảng 15 phút thì cho nước mắm, mì chính đảo đều tay, cho hành khô đun to lửa. Sau đó cho ra đĩa,
- Hương vị của món ăn: có vị ngậy của thịt, vị đặm của nước mắm.
Món Trứng rán
Cần:
- 5 quản trứng
- 1 trai dầu ăn
- 1 lọ nước mắm
Bắt đầu làm
Lấy một cái chảo ko dính , đổ dầu lên, đợi dầu sôi trong khi đó ta lấy một cái bát ô tô đập trứng và dỏ 2 dọt nước mắm, khi dầu sôi chỉ cần đổ trứng từ trong bát ra đợi 5 phút khi trứng chín lấy ra bát và cuối cùng thưởng thức
1)Viết đoạn văn về sở thích của em
I have many hobbies, but I reading most. Books are always a good friend to me. It is a good way to improve my vocabulary by exposing many new words. By reading, I get better at concentration because it requires me to focus on what I am reading for long periods of time. It also opens up the knowledge door for me. Reading books tells me about the world’s history, let me see the structure of the human body, or bring me a story of Sherlock Holmes. I think reading is one of the most interesting indoors activities.
Dịch
Tôi có khá nhiều sở thích nhưng đọc sách là một trong những việc mà tôi yêu thích nhất. Sách luôn là người bạn thân thiết đồng hành cùng tôi. Đọc sách giúp tôi nâng cao vốn từ vựng bởi nó chứa đựng rất nhiều từ mới. Khi đọc tôi nhận được sự tập trung cao độ bởi nó đòi hỏi tôi phải tập trung và những gì tôi đọc trong thơi gian dài. Đọc sách cũng mở ra rất nhiều tri thức mới như tìm hiểu về lịch sử thế giới, tìm hiểu cấu trúc của cơ thể người hay biết được câu chuyện về Sherlock Holmes. Tôi nghĩ rằng đọc sách là một hoạt động trong nhà thú vị nhất.
2)Viết đoạn văn về Cách để giữ dáng
All of us want to have good health because we cannot buy health even we are rich. In my opinion, health is the better than wealth because if we were in good health, but not rich, we could do what we want, we could do hard work and serve ourselves in daily activies. Moreover, we could help others, bring happiness to them. With good health, we could interesting. Otherwise, if we were rich but not healthy, we would depend on others because we could not serveourselves in daily life, become other’sload, we are easy to be angry or bored with everything. In summary, healthis better than wealth.
- Các bức ảnh trên khiến em nghĩ đến món quà ở Hà Nội : món Cốm
- Một vài hiểu biết của em về món quà đó là :
Cốm là đồ ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, tuy bắt gặp tại nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam nhưng rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội.
Trong các dân tộc tại miền Bắc Việt Nam lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường.
Chúc bn hc tốt !
Món quà của Hà Nội mang đậm sắc nét của người VN ta. Ví dụ như món bánh cốm
Hương cốm làng Vòng từ lâu cũng làm nên nét quyến rũ rất riêng cho ẩm thực thủ đô. Tuy nhiên do chỉ có vào mùa thu nên bánh cốm Hàng Than là lựa chọn thay thế hoàn hảo với nhiều du khách. Cũng làm từ những bông lúa non thơm hương đồng gió nội nhưng cốm sau khi rang, giã, sàng, sẩy phải được xào chín với đường, rồi gói vào lớp lá chuối tươi, bên trong có nhân đậu xanh vàng nhuyễn.Là đặc sản gia truyền của Hà Nội, bánh cốm Hàng Than hấp dẫn thực khách bởi lớp cốm canh dẻo quánh bên ngoài, lớp nhân đậu xanh quyện dừa béo ngậy bên trong, thoang thoảng hương thơm tự nhiên của bưởi. Chiếc bánh nhỏ, mỏng, dẹt nhưng là món quà ý nghĩa của đất và người Hà Nội. Không chỉ biếu tặng, bánh cốm còn là đặc sản không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Hay là trà sen.
So với các thứ quà khác, trà ướp hoa sen có giá khá cao và thường khó mua hơn. Tuy nhiên, khi đã chọn được loại trà sen chính hiệu Hồ Tây, đây chắc chắn sẽ là món quà quý dành cho người thân và bạn bè sau khi ghé thăm Hà Nội. Bởi ướp trà sen là cả nghệ thuật với rất nhiều thời gian, công sức.Những cánh chè khô sau khi đã được tuyển chọn từ loại ngon nhất, sẽ được ướp 5-7 lần cùng gạo sen (hạt trắng trên đầu nhị sen) cho thấm hương ngấm vị. Sen được ướp phải là loại được trồng trong các đầm ở Hồ Tây như Nhật Tân, Quảng Bá bởi thơm và cho nhiều gạo nhất. Tuy chỉ có vào dịp hè tháng 5, tháng 6 nhưng nhờ cách ướp trà công phu này mà hương sen ấy được gìn giữ quanh năm và theo chân du khách đến mọi miền Tổ quốc.trà sen làm quà khi mở ra sẽ cho hương thơm dịu nhẹ. Khi pha, nước có màu xanh nhạt và vị đậm đà. Nhấp ngụm nhỏ sẽ thấy hương sen lan tỏa trong miệng. Để rồi mỗi lần thưởng trà người ta lại nhớ về Hà Nội với hương mùa hè quyến rũ.
Nói chung những món quà của Hà Nội được coi là món quà ý nghĩa. Vì nó không chỉ đơn giản là những món quà mà nó còn thể hiện được những nét đẹp và tình cảm của bạn tới người được tặng.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tò he là một trong những món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Không chỉ mang giá trị về tinh thần, tò he còn mang đậm dấu ấn về các làng quê...)
TB:
Nêu nguyên liệu để làm tò he:
+ Bột nếp
+ Phẩm màu
+ Que tre
...
Cấu tạo:
2 phần
+ Phần hình
+ Phần que cắm
Cách tạo ra tò he:
+ Bột nếp được nhào nặn với một số chất sau đó được thêm phẩm màu
+ Sau khi dẻo được cắm trên que tre
+ Bọc 1 lớp nilon bên ngoài cho đỡ chảy màu
...
Công dụng:
+ Trang trí
+ Làm quà tặng
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tò he là một trong những món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Không chỉ mang giá trị về tinh thần, tò he còn mang đậm dấu ấn về các làng quê...)
TB:
Nêu nguyên liệu để làm tò he:
+ Bột nếp
+ Phẩm màu
+ Que tre
...
Cấu tạo:
2 phần
+ Phần hình
+ Phần que cắm
Cách tạo ra tò he:
+ Bột nếp được nhào nặn với một số chất sau đó được thêm phẩm màu
+ Sau khi dẻo được cắm trên que tre
+ Bọc 1 lớp nilon bên ngoài cho đỡ chảy màu
...
Công dụng:
+ Trang trí
+ Làm quà tặng
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
Mình chọn 3)
I to eat many different kinds of food, but my favorite one of all time is Pho. Pho is already a so famous food of Vietnam, and most people will immediately think of it when we mention about Vietnamese cuisine. It is understandable that many people fall in love with Pho, because it has featuring smell and taste that we cannot find anywhere else. To have a good pot of soup, we need to have many different kinds of spices such as anise, cinnamon, etc; and the most important thing are the bones. Those bones needed to be cooked for long hours to get the sweet and tasty stock, and then we combine other ingredients. The noodle is also special since it is not other kinds of noodle. It is made from rice flour, and it is thicker than the others. After pouring the stock into a bowl of noodle, the next step is to put on the beef slices and other toppings. I to eat rare beef slices and meat ball, and they are also the basic toppings that Vietnamese people to choose. We finish the bowl with some basil, coriander, bean sprout and black pepper. Besides, we can also other side dishes to eat with Pho egg and blood in boiling stock. All of them create a harmonious flavor that can attract even the strictest eaters. Although Pho has many versions from different parts of the country, it is always the national dish that almost all Vietnamese love to eat. I have been eating Pho for about 20 years, and I will continue to choose it as my favorite food forever.
Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo.Từ một câu ca đến những huyền thoại:
"Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi" (Ca dao)
Chiếc bánh ít lá gai là một đặc trưng của xứ dừa Bình Định. Không chỉ đặc trưng từ hương vị ngọt bùi thơm dẻo kết tinh từ lao động và sáng tạo của người nông dân; không chỉ đặc trưng từ hình dáng tựa những ngôi tháp Chàm cổ kính rêu phong, từ sắc màu đen lục của lá gai và nếp dẻo mà còn đặc trưng bởi cái tên gọi mang đầy chất huyền thoại...
Theo sự tích xưa, thì sau khi chàng Lang Liêu - con trai của vua Hùng thứ sáu đã thắng cuộc trong hội thi làm các món ăn để cúng trời đất, tổ tiên trong ngày tết đầu năm mới với hai thứ bánh ngon lành và đầy ý nghĩa là bánh chưng và bánh dày, một nàng con gái út của vua thường được mọi người gọi trìu mến là nàng Út ít, vốn rất giỏi giang, khéo léo trong công việc bếp núc, đã nhân dịp đó trổ tài, sáng tạo thêm ra những món bánh mới.
Nàng Út muốn có một thứ bánh mới vừa mang hương vị bánh dày, vừa mang hương vị bánh chưng của anh mình. Nàng liền lấy chiếc bánh dày bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng. Thứ bánh mới này quả đã đạt được yêu cầu tuy hai mà một của nàng Út.
Có thứ bánh mới, nàng Út lại suy nghĩ rồi quyết định phỏng theo hình dáng của bánh dày và bánh chưng để làm thành hai dáng bánh khác nhau, một thứ dáng tròn không gói lá, giống hệt như bánh dày, mộ thứ dùng lá gói kín thành dáng vuông giống hệt như bánh chưng để đạt được ý nghĩa "tuy hai mà một". Nhưng cả hai thứ bánh đó đều làm nho nhỏ xinh xinh để tỏ ý khiêm nhường với thứ bậc út ít của mình trước các anh chị.
Sau hội thi, ngoài bánh dày, bánh chưng được coi như những thứ bánh thiêng liêng ra, những cặp bánh mang ý nghĩa "tuy một mà hai, tuy hai mà một" của nàng Út cũng được mọi người khen ngợi không ngớt. Sau này, những thứ bánh ấy được lưu truyền trong dân gian, mọi người làm theo và cứ gọi bánh này là bánh Út Ít. Trải qua nhiều thời đại, bánh nàng Út Ít đã được cải tiến trở thành nhiều hình vẻ hơn và tên bánh được gọi vắn tắt là bánh út ít, rồi thành bánh ít như ngày nay.
Cũng có người giải thích rằng loại bánh này nhiều hình nhiều vẻ: Thứ gói lá, thứ để trần, nặn cao, nặn dẹt, thứ trắng, xanh, đen, thứ nhân dừa, nhân đậu... nên khi làm bánh, dù là để ăn hay để bán, người ta cũng thường làm mỗi thứ một ít cho có thứ nọ, thứ kia, đủ vẻ, đủ hình, do đó mà thành bánh ít. Có câu ca dao:
Bánh thật nhiều, sao kêu bánh ít
Trầu có đầy sao gọi trầu không?
Đó là cách lý giải của người Việt xưa, còn người Bình Định thì lại lý giải bằng cách liên hệ giữa hình dáng bánh ít với tháp Chàm ở Bình Định. Hầu hết các tháp Chàm ở Bình Định đều đứng trên đồi cao, tạo môt đỉnh nhọn ở giữa như chiếc bánh ít. Và thực tế, tại Bình Định cũng có hẳn một ngôi tháp mang tên Bánh Ít đi vào ca dao:
Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di
Vật vô tri cũng thế huống chi tui với bà.
Cách lý giải thứ hai là dựa vào tục lễ hồi dâu của các cặp vợ chồng mới cưới. Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo. Món quà tuy "ít", nhưng là "của ít lòng nhiều", ở đó nó còn có cả những giọt mồ hôi, sự nhẫn nại kiên trì, đôi bàn tay khéo léo, và đặc biệt là tấm lòng hiếu để của cô gái xa cha mẹ về làm dâu xứ người.
Dù chỉ trong ba ngày cưới, bận rộn với bao nhiêu niềm hạnh phúc, lo toan, song người con gái vẫn không quên cha mẹ mình, vẫn dành thì giờ để làm những chiếc bánh "ít" thơm thảo chờ ngày hồi dâu mang về làm quà cho bố mẹ. Nghĩa cử ấy thật không có gì bằng!
Để làm được chiếc bánh ít, người ta phải trải qua nhiều công đoạn, dụng khá nhiều công sức, sự dẻo dai, bền bỉ và khéo léo. Đầu tiên là phải chọn nếp để xay (nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, độ dẻo vừa) rồi vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó mới xay nhuyễn. Nếu xay bằng cối xay thủ công, phải đăng cho ráo nước để được một khối bột dẻo.
Để có màu xanh đen và hương vị thơm chát cho bánh, người ta hái lá gai non (Cây lá gai thường mọc sẵng ở các hàng rào quanh nhà), rửa sạch rồi luộc chín, vắt khô, sau đó trộn với bột dẻo đem đi giã. Đây là công đoạn dụng khá nhiều sức. Vì nếu giã chưa nhuyễn, bánh ăn lợn cợn, tạo cảm giác không ngon.
Tiếp đến là công đoạn làm nhân "nhưng" bánh. Nhưng bánh ít lá gai bao gồm đậu xanh, đường, dừa, có chút quế và bột va-ni cho thơm. Đậu xanh đem xay vỡ đôi rồi ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín. Cùi dừa được bào ra thành sợi, bỏ vào chảo gang xào chung với đường một lúc cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh. Xào nhưng trên bếp lửa liu riu cho đến khi nào đường chín tới, nhưng có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa.
Làm bánh ít không khó, nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ. Sau khi đã xào nhưng xong, ngắt một miếng bột nếp tẻ thành bánh mỏng hình tròn trên lòng bàn tay, rồi vốc một nhúm nhưng bỏ vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, sau đó vo tròn trong lòng bàn tay. Lúc này bột nếp đã bọc toàn bộ nhưng bánh thành một khối tròn.
Để cho bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu phộng, xoa đều trên tấm lá chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Có nơi, người ta hấp bánh trần, bánh chín mới gói để giữ màu xanh của lá chuối. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy vẻ quyến rũ, huyền bí.
Ngoài bánh ít lá gai, có một số nơi làm bánh ít thường bằng bột nếp, màu trắng, có nhưng đậu xanh, nhân dừa đường hoặc nhân tôm, thịt; có loại gói lá chuối, có loại để trần; Cũng có loại làm bằng bột khoai mì, bột củ dong... và đều làm chín bằng phương pháp hấp như trên, song người An Nhơn, Bình Định thì chỉ làm bánh ít lá gai nhân dừa hoặc nhân đậu xanh gói lá chuối rồi mới đem đi hấp.
Ở hầu hết các làng quê Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít lá gai. Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và làm quà bánh cho người ở nhà. Đây cũng là nét khác biệt trong văn hoá ẩm thực và văn hoá ứng xử của người Bình Định.
Ngày nay, dù có nhiều loại bánh hiện đại, ngon, rẻ và hấp dẫn hơn nhiều, song người Bình Định vẫn không bỏ nghề làm bánh ít lá gai. Nếu không làm để bán được thì cũng làm để cúng giỗ và làm quà cho lễ hồi dâu. Họ truyền nghề này cho thế hệ con cái, nhất là con gái, như một thứ bảo bối gia truyền, một nét đẹp văn hóa.
Tham khảo:
Đặc sản Hà Nội có nhiều, Hà Nội là địa điểm nổi tiếng với ẩm thực hấp dẫn, không chỉ đối với du khách nước ngoài mà còn lôi cuốn người Việt Nam. Nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta đã cố tình trương lên cái biển Phở Hà Nội.
Không biết, phở Hà Nội có tự bao giờ, chỉ biết rằng, phở đã đi vào trang viết của rất nhiều nhà văn như: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn hay Vũ Bằng,... Phở, dưới những ngòi bút ấy, gần như chẳng còn ai có thể tả hay hơn nữa, và cũng chẳng cần ai phải tốn công mà viết thêm về Phở nữa vì nó đã quá đủ đầy, đã quá nổi tiếng rồi.
Và cũng không biết từ bao giờ phở đã trở thành món ngon nổi tiếng và khi thưởng thức phở ở Hà Nội người ta mới thấy được hương vị truyền thống. Phở Hà Nội là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội đã có từ rất lâu.
Thạch Lam trong "Hà Nội ba 36 phố phường" viết: Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, "nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối....
Nguyễn Tuân, nhà văn của "Vang bóng một thời" đã có một tùy bút xuất sắc về phở. Ông cho phở có một "tâm hồn", phở là "một miếng ăn kỳ diệu của tất cả người Việt Nam chân chính". Cố đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa lúc sinh thời kể rằng, có lần ông cùng Nguyễn Tuân đang ăn phở, một người yêu thích nhận ra nhà văn bước lại chào nhưng Nguyễn Tuân vẫn vục đầu vào ăn. Người kia chắc chắn mình không nhầm đã kiên trì chờ đợi. Hết tô phở Nguyễn Tuân mới ngẩng mặt lên bảo "Tôi đang thưởng thức nên không trả lời, anh thứ lỗi". Nhà văn không dùng chữ ăn mà dùng chữ thưởng thức.
Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái. Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, người Hà Nội còn ăn kèm với những miếng quẩy nhỏ. Tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của nghề nấu phở.
Trong món phở Hà Nội công đoạn chế biến nước dùng, còn gọi nước lèo, là công đoạn quan trọng nhất. Nước dùng của phở truyền thống là phải được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Xương phải được rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò, nước luộc lần sau mới dùng làm nước lèo. Gừng và củ hành đã nướng đồng thời cũng được cho vào.
Lửa đun được bật lớn để nước sôi lên, khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt...Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt nữa. Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục và chất ngọt từ xương có đủ thời gian để tan vào nước lèo.
Có thể nói, phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấy cọng rau thơm xinh xắn, mấy nhát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại thêm mấy lát ớt thái mỏng vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên.
Tất cả màu sắc đó như một bức họa lập thể hơi bạo màu nhưng đẹp mắt cứ dậy lên hương vị, quyện với hơi nước phở bỏng rẫy, bốc lên nghi ngút, đánh thức tất thảy khả năng vị giác, khứu giác của người ăn, khiến ta có cảm giác đang được hưởng cái tinh tế của đất trời và con người hợp lại. Chỉ húp một tý nước thôi đã thấy tỉnh người. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, cái thơm của thịt bò tươi mềm. Tất cả cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm nhẹ mà chân thật, tuyệt kỹ hài hòa.
Ta có thể thưởng thức nhiều hương vị phở tại Hà Nội. Có ba món phở chính: Phở nước, Phở xào, Phở áp chảo. Trong ba loại phở trên thì phở nước là phổ biến hơn cả. Phở nước gồm có: Phở Bò, phở Gà, phở Tim gan. Tuy nhiên, người sành điệu chỉ ăn phở chuộng nhất phở Bò, thứ đến là phở gà và không chấp nhận những loại phở khác.
Đối với du khách nước ngoài thì phở được coi là món ngon hấp dẫn và lạ miệng bởi sự tinh túy. Để thưởng thức phở ngon thì cần phải để phở trong bát sứ chứ không phải là bát thủy tinh hay bát nhựa. Bát đựng phở không được quá to hay quá nhỏ. Nếu bát quá nhỏ, nước dùng sẽ chóng nguội và không có đủ chỗ để thịt, rau thơm và gia vị. Nếu bát to quá thì chưa ăn hết một bát bạn đã thấy chán vì phở chỉ là một món ăn nhẹ hoặc món ăn thêm.
Khi ăn phở, một tay cầm đũa còn tay kia cầm thìa. Dùng đũa tre là thích hợp nhất vì nó giản dị và không bị trơn khi gắp bánh phở. Bàn ăn phở cần hơi thấp so với bình thường để nước dùng không vương vào quần áo bạn khi cúi xuống gắp sợi bánh phở lên ăn.
Trông bạn sẽ rất kỳ cục nếu bạn uống bia hoặc trà đá khi ăn phở. Tuy nhiên, bạn nhấm nháp một chén cuốc lủi để bát phở thêm ngon thì có thể chấp nhận được. Nhưng thường thì không dùng đồ uống hoặc các đồ ăn khác khi ăn phở, ăn như vậy mới càng thấy phở ngon.
Nếu có cơ hội đến với Hà Nội thì bạn nên thưởng thức hương vị phở đặc trưng này nhé! Phở Hà Nội là như thế, đó là cái ngon của tất thảy những chất liệu đời thường Việt Nam nhưng đã được bàn tay tài hoa của người Hà Nội làm thành tác phẩm!