Hiện nay, nhiều bạn nghiện Facebook, game online mà ít đọc sách. La Rô-sơ-phu-côn từng khẳng định:''Một quyển sách tốt là một người bạn hiền''. Em hãy làm sáng tỏ điều này để khuyến khích các bạn say mê đọc sách.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chơi game nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người chơi như: Luôn cảm thấy mệt mỏi, cảm giác mất năng lượng hoặc nghỉ ngơi khó lại sức do ngồi chơi game kéo dài và liên tục; buồn chán, bi quan, cảm giác cô đơn, bất an; mất các hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game; dễ cảm thấy bực dọc, ...
Ngày 18-6-2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận chứng nghiện trò chơi điện tử là một bệnh lý trong danh sách phân loại bệnh quốc tế (ICD).
Theo WHO, nghiện game là một bệnh tâm thần. Trong nhiều năm qua, nghiện game và những hệ quả do nghiện game gây ra là vấn đề xã hội nhức nhối ở Việt Nam.
Những người nghiện game, đặc biệt là giới trẻ, có thể bị suy giảm sức khỏe thể chất và tâm lý, xao nhãng học hành, công việc, xa rời các quan hệ gia đình, xã hội, thậm chí có những hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều sự việc đau lòng xuất phát từ nghiện game đã xảy ra. Ngay đầu tháng 6 vừa qua, nam sinh lớp 11 tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, giấu bé trai 5 tuổi dẫn đến cái chết thương tâm là do “làm theo game”. Hay câu chuyện đau lòng về một sản phụ và con đột tử ở phòng sinh trong khi chồng không hay biết vì mải chơi game khiến chúng ta cần suy ngẫm nhiều hơn về vấn đề này.
Trong các tác phẩm “Phân công lao động xã hội” (The Division of Labor in Society) và “Tự tử” (Suicide), nhà xã hội học người Pháp Emile Durkheim sử dụng khái niệm “anomie - sự sai lệch” để mô tả tình trạng xã hội vô chuẩn, nhất là trong những thời kỳ xã hội biến đổi nhanh.
Nhà xã hội học Anthony Giddens cho rằng “sai lệch xã hội là sự không tuân theo các chuẩn mực đã được chấp nhận bởi số đông người trong cộng đồng hoặc xã hội”. Nói cách khác, sai lệch xã hội là những hành vi, cách ứng xử, thái độ, niềm tin, phong cách vi phạm các chuẩn mực, đạo đức và sự mong đợi của xã hội. Chơi game có thể không phải là sai lệch xã hội nhưng nghiện game là một dạng sai lệch. Những hành vi sai trái do nghiện game là hành vi lệch chuẩn, lệch chuẩn so với các giá trị đạo đức, chuẩn mực ứng xử của gia đình, cộng đồng và quy định của pháp luật.
Xã hội là một hệ thống gồm nhiều bộ phận khác nhau có mối liên hệ chặt chẽ, thực hiện các chức năng riêng để tạo ra sự ổn định. Khi các bộ phận này không thực hiện được tốt chức năng, vai trò của mình sẽ đến đến sự “rối loạn cấu trúc xã hội” và các chuẩn mực không còn được duy trì. Từ đó, các hiện tượng sai lệch xã hội xuất hiện. Nghiện game về bản chất là do gia đình, nhà trường, cộng đồng chưa thực hiện tốt vai trò giáo dục, kiểm soát, điều chỉnh hành vi, thiếu quan tâm đến tâm sinh lý của người nghiện game. Các dịch vụ xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của giới trẻ để tránh họ sa đắm quá mức các trò chơi điện tử. Hệ thống pháp luật cũng chưa làm tốt chức năng kiểm soát và điều chỉnh vấn đề này. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về thời gian tối đa được chơi game trong một ngày của một người. Dù Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định các quán game không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau (Điều 36) thì hiện tượng chủ quán tổ chức cho “chơi chui thâu đêm” không phải là hiếm. Việt Nam cũng còn thiếu các quy định quản lý thị trường game, đặc biệt là game trên các thiết bị di động.
Trong hơn ba thập kỷ tiến hành đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã chứng kiến những biến đổi kinh tế, văn hoá và xã hội sâu sắc. Trong quá trình đó, một số giá trị, chuẩn mực không còn phù hợp với đời sống bị giải thể và xã hội thiết lập những chuẩn mực mới phù hợp hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các cá nhân, nhóm xã hội thích ứng ngay được với sự thay đổi này.
Hiện nay, game là một ngành công nghiệp (Video game industry) không khói, tạo ra nhiều việc làm và đem lại doanh thu lớn. Năm 2019, thị trường game toàn cầu đạt mức tăng trưởng hơn 7% với doanh thu 148,8 tỷ USD và dự báo sẽ tăng lên 189,6 tỷ USD vào năm 2020. Những game thủ chuyên nghiệp xem việc chơi game là một nghề.
Thế nhưng, nhiều người chơi game ở Việt Nam bị dán nhãn là không có tương lai và chưa có sự phân biệt giữa game thủ chuyên nghiệp, người thích chơi game và người nghiện game. Hơn nữa, người nghiện game cũng thường phải hứng chịu các định kiến xã hội. Hậu quả là họ phải trải qua trạng thái lúng túng, hoang mang, khó có thể định hướng và chia sẻ được với gia đình, bạn bè và cộng đồng xã hội. Từ đó, họ bị đứt đoạn mối liên hệ xã hội, rơi vào trạng thái cô đơn, khủng hoảng, càng chìm đắm vào game, vào thế giới ảo và dễ dẫn đến hành vi lệc chuẩn.
Cho đến nay, các giải pháp cho vấn đề nghiện game chủ yếu được đưa ra khi sự việc đã rồi. Các gia đình thường bàng hoàng khi biết con mình nghiện game và có những hành vi sai lệch do việc nghiện game gây ra. Trong khi các giải pháp mang tính phòng ngừa tình trạng nghiện game lại chưa được chú trọng.
Các chủ thể từ gia đình, nhà trường, các tổ chức cộng đồng cho đến hệ thống pháp luật cần làm tốt chức năng, vai trò của mình để việc chơi game là lành mạnh, tránh rơi vào tình trạng nghiện game và thực hiện những hành vi sai trái do nghiện game gây ra.
Bố mẹ cần giám sát trẻ thường xuyên để phát hiện những vấn đề bất thường, định hướng trẻ sử dụng game một cách phù hợp, có thời gian biểu rõ ràng.
Gia đình cũng cần giải thích cho trẻ về những tác hại của việc nghiện game, dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ, khuyến khích con mình tham gia các loại hình giải trí mang tính cộng đồng như thể thao, hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Trường học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa nghiện game và hỗ trợ những học sinh nghiện game. Nhà trường nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa lành mạnh, bổ ích và tăng cường công tác quản lý, giáo dục, tuyên truyền về những mặt tốt, xấu của chơi game. Các cơ sở giáo dục cũng có thể phối hợp để tổ chức các trại hè, các học kỳ đội để các em có nhiều lựa chọn phát triển thể chất, nhân cách ứng xử thay vì chỉ đắm mình vào máy tính, internet, game online.
Chính phủ một số nước thành lập các cơ sở cai nghiện game như “Trường giải cứu Internet Jump Up” ở Hàn Quốc hay Bệnh viện cai nghiện Internet ở Trung Quốc... để điều trị miễn phí cho những người nghiện game nặng.
Trung Quốc cũng áp dụng chính sách can thiệp tích cực với vấn đề nghiện game thông qua hệ thống hạn chế giờ chơi. Khi người chơi game đăng nhập vào trò chơi, hệ thống bắt đầu tích lũy giờ online và quy định dưới ba giờ chơi là giờ “khỏe mạnh”; từ ba đến năm giờ là giờ “mệt mỏi”; hơn năm giờ là giờ “nguy hại sức khỏe”. Khi người chơi ở giờ mệt mỏi, 30 phút hệ thống sẽ cảnh báo một lần.
Việc hình thành các hệ giá trị, các chuẩn mực mới trong đời sống là quy luật tất yếu. Do đó cần nhìn nhận game như một lĩnh vực phát triển tiềm năng, xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý phù hợp và có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.
Giữa những thăng trầm của cuộc sống đôi khi con người chẳng biết mình sinh ra để làm gì, trong các biến cố nơi kiếp nhân sinh lắm lúc người ta không còn cảm nhận được giá trị đích thực của bản thân xuất phát từ đâu. Hơn nữa, sống trong thời đại hiện nay con người lại bị cuốn hút vào nhu cầu hưởng thụ qua những phương tiện mà khoa học kỹ thuật mang lại, để rồi lúc trở về với đời sống thật con người lại cảm thấy lạc lõng và bơ vơ. Một khi không còn cảm nhận được những giá trị của đích thực được phát xuất từ bên trong thì con người lại phải tìm những giá trị bên ngoài để vơi bớt những chơi vơi, lạc lõng. Đó cũng chính là hiện trạng của một số bạn trẻ ngày hôm nay có thói quen nghiện chụp ảnh “Tự sướng” để thể hiện bản thân và khẳng định cái tôi của mình.
“Chụp ảnh tự sướng” là một hành động của bản thân hay nhờ người khác chụp những bức chân dung theo phong cách “thời thượng” nhằm thỏa mãn cho sở thích của bản thân. Đó có thế là tư thế nằm, đứng, ngồi hay bất cứ hình dáng nào mà bản thân cho là đẹp. Còn “thể hiện bản thân và khẳng định cái tôi của mình” là một thông báo ngầm cho người khác biết mình cũng sống theo phong cách của giới trẻ hiện đại, hay để “khoe” với bạn bè mình đã đi chỗ này, chỗ kia; làm công việc này hay sống ở môi trường nọ. Vì thế, hiện trạng được nêu lên là một thói quen của nhiều bạn trẻ ngày nay, dù đi đâu, làm gì hay đang mặc trang phục nào họ đều chụp ảnh “tự sướng” rồi đăng tải lên các trang mạng có kết nối với bạn bè để được mọi người quan tâm.
Có lẽ chưa bao giờ người ta “kinh ngạc và choáng váng” mỗi lần lên các trang mạng xã hội có kết nối với bạn bè như hiện nay, nhất là kể từ khi dòng điện thoại thông minh (Smartphone) ra đời. Ngày xưa sở hữu được một tấm chân dung là cả một sự gian nan, ngày nay có được một tấm hình theo ý riêng của mình là chuyện hoàn toàn đơn giản. Nói đúng hơn, ngày nay dù bất cứ đi đâu hay làm việc gì; dù đến các chùa chiền hay tới các lễ hội; dù ở các cuộc họp hay trong các đám tang; dù đi du lịch hay ở trong các đám cưới; dù đi dự tiệc hay tới các buổi lễ tổng kết thì tình trạng người ta mang điện thoại ra để chụp hình “tự sướng” đã trở thành phổ biến. Và cũng chẳng biết bắt đầu từ khi nào mà người ta có thói quen đăng những hình ảnh chụp “tự sướng” lên trang mạng xã hội có kết nối với bạn be bè như: Facebook, Zalo, Twitter, Tango… để được người khác công nhận và quan tâm. Tuy nhiên, bất cứ thứ gì trong cuộc sống đều có mặt đối nghịch của nó. Nếu ở các trang mạng này khi những tấm hình được đăng tải lên được một số người khác ngợi khen, tán dương thì cũng không thiếu những kẻ dè bỉu, chê bai. Cũng chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của một số bạn trẻ. Nói đúng hơn, khi những bức hình được đăng tải lên được nhiều người ủng hộ (like) thì những người trong cuộc thường rơi vào trạng thái sống ảo tưởng, còn khi những tấm chân dung bị người khác chê bai (dislike) thì tự ty, mặc cảm với bản thân, đôi khi còn làm sứt mẻ tình cảm bạn bè và có cái nhìn không tốt về những người có hành động (dislike) này. Quả thật, dành thời gian quá nhiều vào việc chụp ảnh “tự sướng” để thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi để đem lại lợi ích cho bản thân ở đâu chẳng thấy, chỉ biết tỏ lộ ra một điều là làm cho tâm lý con người không ổn định và đánh mất những giá trị mầu nhiệm của cuộc sống.
Ngoài ra, hậu quả của hành vi “thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi” theo thói quen “khoe” hình “tự sướng” thì không thể lường được hết. Ngoài ảnh hưởng đến đời sống tinh thần thì hoang phí thời gian một cách vô bổ cho thói quen này cũng cần được nói đến. Chẳng phải ngày nay công nghệ của những phần mềm sửa ảnh nhiều vô kể, mà muốn có được những tấm hình như ý muốn chỉ còn cách đầu tư thời gian. Một khi đã đầu tư qua nhiều thời gian vào việc sửa ảnh này thì tránh sao khỏi công việc bị trì trệ, còn với học sinh và sinh viên thì học lực ngày càng yếu kém và đôi khi bỏ lỡ nhiều cơ hội để xây dựng tương lai. Đó là chưa kể đến tình trạng những bức hình “tự sướng” bị kẻ xấu lợi dụng, cắt đổi, chỉnh sửa, chắp vá rồi tống tiền. Kết quả của sự thể hiện và khẳng định bản thân đáng lẽ phải là niềm vui trong cuộc sống nào ngờ lại được thay thế bằng những tổn thương về tinh thần và niềm đau nơi thể xác.
Cổ nhân ta đã khẳng định: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” để khuyên dạy thế hệ đi sau về giá trị của nội dung thì bao giờ cũng tốt hơn hình thức. Sâu xa hơn, lời dạy còn muốn nhắc nhở đến tầm quan trọng của những giá trị bên trong bao giờ cũng tốt hơn những hình dáng bên ngoài. Khi quy chiếu vào hiện trạng “thể hiện bản thân và khẳng định cái tôi” bằng những hình dáng bên ngoài nhờ những phương tiện có nhiều chức năng có vẻ như một số người trẻ ngày nay không còn để ý đến lời khuyên của cổ nhân, và đôi khi còn xem suy nghĩ của thế hệ đi trước đã lỗi thời, không còn phù hợp. Điều này cũng đồng nghĩa cho hiện tượng sống của một bộ phận giới trẻ đang trong ảo tưởng mà cứ ngỡ mình là con người văn minh, thực hiện những hành vi sai lầm mà cứ tưởng mình đang nhân danh một nền khoa học đúng đắn. Chẳng phải tình trạng đổ vỡ trong gia đình hiện nay một phần do hiện trạng quen nhau qua mạng, khi chưa tìm hiểu kỹ về tính tình của nhau mà vẫn cưới để rồi lúc chung sống với nhau mới bị “vỡ mộng” nên “tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi” vẫn không thiếu. Hay một số người nói chuyện với nhau qua mạng thấy rất “tâm đầu ý hợp” và nhìn hình đại diện cũng “không đến nỗi nào”, nhưng khi gặp nhau để tiến thêm mối quan hệ thì liền “quất ngựa truy phong”. Quả thật, nếu Thomas Edison được sống lại thời này chắc ông sẽ kinh ngạc cho sự văn minh mà cứ để thời gian trôi đi một cách không thương tiếc, không biết phát minh ra cái mới mà chỉ đầu tư thời gian vào thế giới ảo. Còn Walt Disney nếu được một phép mầu hồi sinh chắc ông lại “la toáng lên” và hối thúc thế hệ trẻ hôm nay hãy thể hiện những giá trị của bản thân và khẳng định cái tôi để mang lại hạnh phúc cho cuộc sống, chứ đừng nhân danh khoa học để rồi làm cho xã hội càng ngày càng đi xuống.
Đành rằng vẫn biết những công nghệ mà khoa học đã phát minh ra là để phục vụ cho con người là điều chúng ta không thể phủ nhận. Bởi cuộc sống ngoài giờ làm việc mệt mỏi vẫn luôn cần thời gian giải trí để cho con người thanh thản, minh mẫn và lấy lại những năng lương đã mất. Hơn nữa, ích lợi từ việc chụp những tấm hình để người thân, bạn bè ở xa dễ quan tâm, chia sẻ những lúc vui vẻ hay khi ốm đau. Tuy nhiên, điều quan trọng là sử dụng những phương tiện sao cho phù hợp mới là điều cần thiết. Thể hiện bản thân bằng hành vi “tự sướng” để rồi đánh mất tương lai thì thật uổng phí, khẳng định cái tôi bằng những tấm hình tốn quá nhiều thời gian mà quên trau dồi kiến thức, sự nghiệp, công danh thì quá dại khờ. Vì thế, ngay từ hôm nay ta hãy trau dồi bản thân bằng sự thể hiện và khẳng định bản thân bằng những giá trị để mang lại cho cuộc sống hạnh phúc. Đừng để lối sống ảo tưởng làm mất đi những giá trị của cuộc đời nhưng hãy biết sử dụng những phương tiện sao cho phù hợp để thăng hoa cuộc sống. Cần bỏ ngay những đam mê làm cho đời sống thường nhật bất ổn và biết dùng thời gian cho việc học hành, nghề nghiệp để đến lúc tuổi xế chiều còn có cái gì đó tốt đẹp để lại cho con cháu đừng để cho hiện hữu của mình trở thành thứ hoang phế và bị người đời lãng quên.
Khoa học kỹ thuật càng hiện đại không có nghĩa là con người sẽ được sống hạnh phúc đích thực. Xã hội càng văn minh cũng chẳng phải kiếp nhân sinh sẽ được sống trong bình an chân thật. Ngược lại đâu đó trong những ngõ ngách của xã hội văn minh vẫn luôn ẩn chứa những lối sống làm cho con người lạc lõng, nơi những phát phát minh của khoa học luôn có những cảm bẫy làm cho kiếp nhân sinh rơi vào trạng thái bơ vơ. Vì thế, hiểu cho được giá trị thể hiện bản thân và khẳng định cái tôi bằng những giá trị xuất phát từ bên trong mới làm cho cuộc sống bình an và hạnh phúc. Còn chú trọng vào hình thức bên ngoài ngoài chỉ làm cho cuộc sống lạc lõng và bơ vơ. Ngay từ hôm nay ta hãy trau dồi những giá trị mang lại cho cuộc sống ý nghĩa và gạt bỏ những gì sẽ làm cho hành trình sống mất niềm vui, để lúc tới tuổi trưởng thành ta sẽ có mái ấm đong đầy hạnh phúc
Bây giờ mà nói đảm bảo 500 ae face book chửi có mà mang tiếng...
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà chửi cho chừa mặt nhau
Đã chửi, phải chửi thật đau
Chửi mà hiền quá còn lâu nó chừa
Chửi đúng, không được chửi bừa
Chửi cha mẹ nó, không thừa một ai
Khi chửi, chửi lớn mới oai
Chửi hay là phải chửi dài, chửi lâu
Chửi đi, chửi lại mới ngầu
Chửi nhiều cho nó nhức đầu, đau tai
Chửi xong nhớ nói bai bai
Phóng nhanh kẻo bị ăn chai vào mồm
a, Mở bài: Công nghệ ngày càng phát triển và đổi mới. Người ta ngày càng sản xuất ra những thứ đồ công nghệ tiện dụng và hữu ích với đời sống loài người. Họ sản xuất ra máy tính để tăng năng suất làm việc, điện thoại không dây để có thể liên lạc mà không rườm rà, tra cứu tin tức trên internet cũng rất tiện lợi,... Con người ta còn sản xuất ra những trò chơi điện tử để làm thú vui giải trí cho mọi người. Nhưng có phải là game đang là một tác hại lớn, khiến vô số học sinh gây nghiện?
b, Thân bài:
1. Game là một trò chơi được lập trình sẵn trên máy tính hoặc điện thoại, người chơi sẽ tải về và sử dụng. Lợi ích của việc chơi game không phải là không có, chúng giúp người chơi cảm thấy thoải mái, giảm độ stress và tăng độ hưng phấn. Còn về tác hại, nếu người sử dụng chơi game quá lâu sẽ gây tổn thương cho mắt, thậm chí có thể dẫn tới mù lòa. Rất nhiều bất tỉnh do trường hợp chơi game liên tiếp trong vài ngày không ngừng nghỉ, nạn nhân thường là những thanh niên, sinh viên hoặc học sinh tuổi đi học.
2. Đối tượng nghiện game thường là những bạn nam, họ có hứng thú với những trò chơi mạo hiểm hoặc bạo lực như bắn súng, đấu kiếm,... Những bạn này bắt đầu chơi rồi dẫn tới cuồng nghiện game, họ chơi không ngừng nghỉ, từ điện thoại, máy tính rồi tới quán net, họ bỏ học chỉ để chơi những trò chơi điện tử mà không biết mình đang tự hại bản thân mình, hủy hoại tương lai và sức khỏe của bản thân.
3. Lời khuyên: Chỉ nên chơi game từ 10 -> 30 phút, sau đó nghỉ mắt và làm việc nhà hoặc làm bài tập sẽ khiến mắt trở nên thoải mái, đồng thời nên ăn uống những thức ăn chứa nhiều Vitamin A, làm những bài mát xa mắt, tập luyện thể thao thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh nhất.
Cho mình xin lỗi nha.
Nguyên nhân : 1) Mình cũng là một thành phần trong hiện tượng này.
2) Mình ngu văn nên ko bt làm sao
3) Hết
Chúc bạn học tốt
bọn nghiện game là bọn ngu là căn bã của xã hội phải bị loại bỏ ngay từ hôm nay
hok tôt tih me
a) Việt dành 7 giờ để đọc sách.
Bạn Mai dành 9 giờ để đọc sách.
Bạn Nam dành 10 giờ để đọc sách.
Bạn Rô-bốt dành 8 giờ để đọc sách.
b) Bạn Nam dành nhiều thời gian đọc sách nhất với 10 giờ.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã và đang đáp ứng được những nhu cầu căn bản của con người mà một trong số đó là giải trí. Game ra đời cũng vì mục đích ấy. Tuy nhiên, việc quá chìm đắm, say mê vào game online đã dẫn đến hiện tượng nghiện game của một bộ phận không nhỏ học sinh ngày nay.
Game là những trò chơi trên máy tính, được sáng tạo với mục đích giúp con người giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Bản chất của game không xấu, tuy nhiên, nếu chơi quá nhiều sẽ dẫn đến nghiện game, phụ thuộc vào game và khó có thể dứt ra được.
Hiện nay, hiện tượng nghiện game trở nên vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Ta có thể bắt gặp các hàng net mọc lên như nấm với đa phần là học sinh. Những học sinh này có thể ngồi hàng giờ để chơi game, quên ăn quên ngủ. Thậm chí, nhiều trường hợp, bố mẹ phải đến tận quán game để bắt con về. Người nghiện game thì luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải vì thiếu ngủ, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch.
Game cũng như một loại cám dỗ, để lại những hậu quả khôn lường. Trước hết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi. Chơi nhiều có thể bị cận thị, thiếu ngủ, đầu óc không tỉnh táo, tinh thần mệt mỏi, lâu ngày còn có thể sinh trầm cảm. Hơn nữa, chơi game còn tốn thời gian và tiền bạc. Vì dành quá nhiều thời gian cho game, học sinh dễ chểnh mảng, sa sút trong việc học hành, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nghiện game cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều thói hư tật xấu, làm suy đồi nhân cách, đạo đức của người học sinh. Không có tiền chơi game, nhiều bạn nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ, trốn học để chơi game. Tình cảm gia đình, thầy trò vì thế mà rạn nứt, để lại vết thương khó có thể hàn gắn.
Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do đâu? Trước hết, đó là do bản tính tò mò, ưa khám phá của người học sinh, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ bởi những thứ mới mẻ. Đó còn là do học sinh không chú tâm vào việc học hành, bị bạn bè lôi kéo, sa đà vào con đường nghiện game. Một phần khác, là do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, quản lí chặt chẽ thời gian học tập, sinh hoạt của con em mình.
Mỗi học sinh để không sa chân vào con đường nghiện game cần có ý thức trong việc học hành, tích cực rèn luyện đạo đức, coi học là nhiệm vụ chính, chơi game chỉ để giải trí, giải tỏa áp lực và có thời gian chơi phù hợp. Phụ huynh cần quan tâm hơn đến thời gian sinh hoạt của con cái, nhà trường cũng cần phối hợp với gia đình khi thấy học sinh có những biểu hiện bất thường như thường xuyên mệt mỏi, thiếu ngủ. Các cơ quan chính quyền nên có những biện pháp cụ thể để quản lí thời gian hoạt động của các quán game, tổ chức nhiều sân chơi bổ ích, thú vị cho học sinh tham gia.
Những lợi ích của game là không thể phủ nhận, tuy nhiên nó tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Nếu chơi có điều độ và thời gian hợp lí, game sẽ là món ăn tinh thần để chúng ta giải tỏa những muộn phiền, căng thẳng thường ngày. Thậm chí, chơi game còn giúp cải thiện tư duy, phản xạ tay và mắt nhanh hơn. Còn ngược lại, một khi đã trở thành nô lệ của game, nó sẽ làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Nghiện game là một hiện tượng đáng báo động ngày nay. Mỗi chúng ta hãy là một người chơi khôn ngoan, đưa game trở về mục đích tốt đẹp ban của nó.
Giải thích khái niệm:
- Game là gì? Cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,...được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay.
- Nghiện là gì? Là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó.
- Nghiện game là gì? Là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn.
Nêu thực trạng:
- Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game.
- Nhiều tiệm net vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh.
- Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game.
- ...
Nguyên nhân:
- Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ.
- Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo.
- Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ.
- Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ.
- ...
Hậu quả:
- Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của.
- Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội.
- ...
Lời khuyên:
- Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí vừa phải.
- Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội.
- Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game.
- ...