K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2022

B. Dàn ý Kể về một ngày hội ở quê em

a) Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội quê hương em mà em định kể
  • Ấn tượng của em về lễ hội đó.

Ví dụ: Hằng năm, sau dịp Tết Nguyên Đán, quê hương em có rất nhiều lễ hội. Trong số đó, em thích nhất là lễ hội thổi cơm thi và năm nào em cũng mong chờ đến lễ hội này.

b) Thân bài: Kể chi tiết về lễ hội

- Giới thiệu tên lễ hội (lễ hội đền Hùng, hội Lim,...)

- Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?

- Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước,...).

- Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

  • Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn
  • Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…)
  • Chuẩn bị về địa điểm…

- Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lí do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội,...)

- Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các trò vui chơi...)

c) Kết bài

  • Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội.

C. Top 10 bài văn kể về một ngày hội mà em biết Hay nhất

  • Top 10 bài văn kể về một ngày hội mà em biết Hay nhất

D. Kể về một ngày hội mà em biết ngắn gọn

Kể về một ngày hội mà em biết - Mẫu 1

Ngày rằm tháng 8 hằng năm chính là ngày diễn ra Tết Trung Thu - ngày Tết đoàn viên. Từ mấy ngày trước đó, mọi người đã rộn ràng chuẩn bị cho mâm cỗ nhà mình. Ngoài bánh kẹo, trái cây thông thường, không thể thiếu nhất chính là các loại bánh trung thu và chè trôi nước. Các em nhỏ thì háo hức với đèn lồng, đèn ông sao và những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh. Tối Trung Thu, các em nhỏ sẽ cùng nhau rước đèn, rồi về phá cỗ. Người lớn thì thảnh thơi ngồi ăn chút bánh trung thu, uống chút nước chè xanh rồi chuyện trò với nhau những mẩu chuyện đời thường. Bầu không khí bình dị, hạnh phúc ấy chính là ý nghĩa lớn lao của Tết Trung Thu. Đó chính là sự đoàn viên, tề tựu của mọi người trong gia đình. Em rất thích ngày Tết Trung Thu vì được tham gia lễ rước đèn và phá cỗ vui vô cùng.

5 tháng 3 2022

Tham khảo :

Ngày rằm tháng 8 hằng năm chính là ngày diễn ra Tết Trung Thu - ngày Tết đoàn viên. Từ mấy ngày trước đó, mọi người đã rộn ràng chuẩn bị cho mâm cỗ nhà mình. Ngoài bánh kẹo, trái cây thông thường, không thể thiếu nhất chính là các loại bánh trung thu và chè trôi nước. Các em nhỏ thì háo hức với đèn lồng, đèn ông sao và những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh. Tối Trung Thu, các em nhỏ sẽ cùng nhau rước đèn, rồi về phá cỗ. Người lớn thì thảnh thơi ngồi ăn chút bánh trung thu, uống chút nước chè xanh rồi chuyện trò với nhau những mẩu chuyện đời thường. Bầu không khí bình dị, hạnh phúc ấy chính là ý nghĩa lớn lao của Tết Trung Thu. Đó chính là sự đoàn viên, tề tựu của mọi người trong gia đình. Em rất thích ngày Tết Trung Thu vì được tham gia lễ rước đèn và phá cỗ vui vô cùng

Ht :3

21 tháng 5 2020

Bài tập làm văn lớp 3 tuần 25 nha 

7 tháng 6 2020

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

30 tháng 3 2022

Tham khảo:

Hung King’s Festival is one of the the greatest national festivals in Vietnam. It is held each year from the 8th to the 11th days of the third lunar month in honour of the Hùng Kings and their role in shaping the nation.. Like other festivals in the northern part of Viet Nam, this festival includes two parts: the incense-offering ceremony and the recreational activities. Additional festivities include music, rice cooking competitions and dragon dancing. Food also plays an essential role in the customs taking place during Hung King’s Festival because it is a symbolic sacrificial offering to the Hung Kings. People bring traditional dishes such as banh giay (crushed sticky rice pudding), and banh chung (sticky rice cake). In conclusion, the festival has become a symbol of the strength of national unity, one connection between past and present.

Có dịch ra ko?

30 tháng 3 2022

Buffalo fighting is a unique and traditional festival of people in Do Son District, Haiphong City. This festival is not only associated with Water Goddess worshiping and sacrificing custom but also expressed bravery, chivalry, and risk-taking spirit of people in the coastal city of Haiphong. The festival is annually and officially operated on the 9th day of the 8th month in Vietnamese Lunar Calendar; however, its preparation takes participants nearly a year to process. From choosing the right buffaloes to buy, raising and training them—all of which require hard work and ongoing effort. For example, selection of fighting buffaloes only must be in great meticulosity as they must meet a wide range of requirements: at least 4 or 5 years old, wide chest, bow-shape horns, toned thighs, and long tail. Also, these buffaloes are kept separately from normal ones, and so on. The festival derives from the belief of Do Son’s locals that buffalo fighting is in favor of their guardian gods and hence a continuity of this activity brings them safe voyages, abundant crops as well as healthy and wealthy people—signs of prosperity and happiness.

BẠN THAM KHẢO NHA.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Tên lễ hội: Lễ hội Gầu Tào

- Thời gian: tổ chức vào đầu năm mới.

- Hoạt động chính: tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: kéo co, đánh cù, múa khèn, múa ô, thổi sáo, thi hát đối giao duyên,…

- Ý nghĩa: cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu

18 tháng 3 2022

Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.

9 tháng 6 2020

các bạn giúp mình tả một trong những bài văn trên nhé

10 tháng 6 2020

Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

8 tháng 5 2018

 Vừa qua, em được bố mẹ cho đi chơi ở Buôn Ma Thuột, em đã được tham gia rất nhiều  các lễ hội, nhưng lễ hội mà em thấy vui và thú vị nhất là lễ hội đua voi. Đua voi là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên được tổ chức vào tháng 3 dương lịch với hai năm một lần, Buôn Đôn là cái nôi của việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, vì thế lễ hội thường được tổ chức ở đây.

Những đàn voi từ các buôn xa, gần kéo về dự hội rất náo nhiệt. Sân đua là một bãi đất rộng chiều dài khoảng 400 – 500m, chiều rộng đủ cho 30 con voi đứng xếp hàng.

Đến giờ chuẩn bị vào cuộc đua, các nài voi cho voi đứng xếp hàng ngay ngắn ở điểm xuất phát. Sau một hồi tù và cất lên vang dậy cả núi rừng thì cũng là lúc các chú voi tiến thẳng về phía trước trong tiếng cồng chiêng và tiếng hò reo cổ vũ của mọi người. Cuộc đua được tiến hành dưới sự điều khiển của các nài voi dưới nhiều hình thức thi như: voi chạy tốc độ, voi kéo cây, voi ném gỗ, voi bơi vượt sông, voi đá bóng,… Sau cuộc thi tất cả các “vận động viên voi” đều được thưởng mía chuối… Riêng chú voi thắng cuộc đeo một vòng nguyệt quế và được thưởng rất nhiều thức ăn ngon.Vừa xem, mọi nghười không hết lời khen ngọi chú voi thắng cuộc.

Bài mik có chỗ tự lm có chỗ mik tham khảo.

Hok Tốt

9 tháng 5 2018

Cảm ơn bạn nha

3 tháng 5 2018

Mỗi năm khi mùa xuân đến, quê em lại tổ chức lễ hội đua thuyền. Cả một khúc sông Cà Ty như vào mùa hội.

Không khí của buổi lễ thật náo nức bởi mọi người đã trông chờ từ lâu. Mới sáng tinh mơ, người dân địa phương cùng du khách đã đổ ra hai bên bờ sông. Tiếng trông ếch vang dội khắp nơi. Từng đoàn thuyền đua nhau vào vạch xuất phát. Giữa lòng sông là một chùm bong bóng bay phất phới kèm theo dải lụa đỏ mang dòng chữ “Chúc mừng chiến thắng”. Trên thuyền, các tay đua đã sẵn sàng nắm chặt tay chèo.

Hiệu lệnh vừa nổi lên, các tay đua khom mình gò lưng đẩy mái chèo theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Mỗi thuyền mười tay đua, ai nấy đều to khỏe, cánh tay rắn chắc. Trên gương mặt mỗi người mồ hôi ướt đẫm nhễ nhại nhưng ai cũng phấn khởi và thể hiện quyết tâm cao độ của mình.

Những con thuyền băng băng rẽ nước trên sông. Hai bên bờ sông, tiếng reo hò cổ vũ cuồng nhiệt cùng tiếng chiêng trống rền vang cả một khoảng trời.

Không khí của lễ hội đua thuyền khiến cảnh ngày xuân thêm tưng bừng, náo nhiệt.

BAN CO THE THAM KHAO BAI VAN NAY

3 tháng 5 2018

Mỗi năm cứ đến ngày rằm tháng giêng,quê em đều có tổ chức lễ hội đua thuyền trên sông Hương. Trên sông, là hàng loạt chiếc thuyền đang thi nhau lao đi vun vút.Mọi người trên thuyền đang nỗ lực tay chèo tay chống đưa thuyền về đích.Xa xa, hai chiếc thuyền nhỏ đang vượt lên dẫn đầu.Tiếng trống,tiếng reo hò vang lên của các cổ động viên bên bờ sông thật là nhộn nhịp. 

Chùm bong bóng đầy đủ sắc màu rực rỡ vang lên như tiếng reo vui,mừng chiến thắng …. Em rất thích và hy vọng có dịp được xem lại buổi lễ hội đua thuyền tưng bừng và náo nhiệt ấy.

25 tháng 11 2021

-Traditional Ceremony
-Chau Son Commune-Duy Tien Town-Ha Nam Province
-January 5-7 (lunar calendar)

2 tháng 3 2018

Viết bài văn miêu tả. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu lễ hội mà em đã được chứng kiến/ xem cảnh trên truyền hình (Là lễ hội nào? Ở đâu?...).

   - Ấn tượng chung của em về lễ hội đó như thế nào? (Trang nghiêm, tráng lệ, đồ sộ, tươi vui...)

b. Thân bài (9đ)

   - Lễ hội diễn ra vào thời gian nào? (mùa nào? Tháng nào?). (1đ)

   - Địa điểm tổ chức lễ hội đó. (sân đình/ sân chùa...) (0.5đ)

   - Mục đích của lễ hội ( Lễ hội đó tổ chức để làm gì?) (1đ)

   - Quang cảnh chung của lễ hội (trang trí như thế nào?, trang phục người tham gia ra sao?...) (1đ)

   - Không khí lễ hội. (0.5đ)

   - Hoạt động chính diễn ra trong lễ hội:

      + Phần lễ (trang phục của người tham gia như thế nào? Họ làm những gì? ở đâu?...) (1đ)

      + Phần hội (có những trò chơi nào...) (1đ)

   - Tâm trạng của em khi tham gia/ xem cảnh lễ hội. (1đ)

   - Kỉ niệm đáng nhớ của em về lễ hội (khi tham gia) (1đ)

   - HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong miêu tả lễ hội. (1đ)

c. Kết bài (0.5d)

   - Cảm nghĩ của em về lễ hội đó. Hào hứng và yêu thích lễ hội. Lễ hội làm cho người dân yêu làng quê, tự hào về nét văn hoá cổ truyền của quê hương.

10 tháng 5 2023

   tham khảo:

                                 Bài làm

       Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây. Đây là dịp để những người con Hà Nội như tôi có dịp được chứng kiến cảnh tượng nô nức hiếm có này.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Với những vùng sông nước, hội đua thuyền còn có ý nghĩa khai thông sông nước, cầu một năm mưa thuận, gió hòa. Ngay từ sáng sớm, người dân và du khách tứ phương đã kéo về đông đúc. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Hồ Tây chẳng còn vẻ lăn tăn sóng gợn. Không khí một lúc một căng thẳng. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Em cũng hô vang “Cố lên…! Cố lên…” như mọi người. Thuyền trôi nhanh trên mặt hồ như một chú cá vàng đang bơi. Làn sương mù ngày xuân chẳng cản bước được những chiếc thuyền. Chẳng mấy chốc, một chiếc thuyền đã về đích, vượt qua chiếc băng đỏ bắc ngang trên mặt hồ. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

 

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.