tả 1 cây cổ thụ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trái cây rất tốt cho sức khỏe của bạn và chúng được rất nhiều người ưa thích. Trong tất cả các loại hoa quả, em thích nhất là quả xoài.
Ở vườn nhà em trồng một cây xoài rất lớn. Cây cao khoảng năm mét với lớp vỏ màu nâu xám, xù xì. Trên thân cây có rất nhiều cành nhỏ tỏa ra tứ phía trông giống như cánh tay của những người khổng lồ. Lá xoài hình lưỡi mác, mọc xum xuê khắp các cành cây. Từ xa nhìn lại, cây xoài không khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ che rợp cả một khoảng vườn rộng. Mùa hè đến, em rất thích được ngồi dưới bóng cây xoài mà hưởng thụ những làn gió nồm nam mát rượi hay lơ đãng đếm từng quả xoài đang chín vàng trên vòm lá xanh um.
Xoài khi còn non sẽ có màu ngọc lục bảo, bổ ra bên trong là thịt quả màu xanh nhạt, vị chua và giòn. Xoài xanh cắt miếng chấm với muối ớt là món ăn ưa thích của tụi học sinh chúng em. Cái vị chua chua của xoài kết hợp với vị mặn của muối, vị cay của ớt tạo ra món ăn vặt mà không đứa trẻ nào không mê. Còn xoài khi chín có màu vàng tươi như ánh nắng, hương thơm ngọt ngào mà thanh khiết.
Xoài không có mùi thơm ngọt ngào như nhãn hay vải, cũng không có hương thơm chua chua ngọt ngọt giống ổi hay đào. Hương thơm của xoài nhẹ nhàng hấp dẫn khứu giác những người xung quanh. Xoài khi chín bổ ra bên trong là thịt quả màu vàng đậm, mọng nước trông rất ngon mắt. Hột xoài khá lớn, chiếm một phần ba diện tích một quả xoài. Vị của xoài ngọt lịm, thanh mát, rất thích hợp thưởng thức vào ngày hè.
Chao ôi! Mùa hè đến mà được thưởng thức một cốc nước ép hay sinh tố xoài thì bao nhiêu cái nóng, cái mệt mỏi như bay đi đâu hết. Để trồng được một cây xoài, lại là một cây xoài cho ra quẩ ngon, trái ngọt không phải là một điều đơn giản. Trước tiên, chúng ta phải tìm mua hạt giống của những giống xoài ngon ví dụ như xoài cát. Sau đó, chúng ta phải gieo hạt ở nơi đất thịt hay đất phù sa màu mỡ thì cây mới có thể sống tốt. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là chúng ta phải thường xuyên bón phân, bắt sâu, tưới nước cho cây để cây mau lớn, cho quả. Xoài cũng là một loại quả có giá trị kim nghạch xuất khẩu cao của nước ta ra thế giới. Chính vì vậy mà một số địa phương sử dụng việc trồng xoài làm nguồn thu nhập chính. Ngoài ra, xoài còn làm được rất nhiều món tráng miệng hay món ăn vặt ngon như kem xoài, sinh tố xoài, bánh flan xoài…
Em rất thích ăn xoài vì nó vừa ngon, vừa bổ, giá cả lại phải chăng. Em sẽ cố gắng chăm sóc cho cây xoài trong vườn để nó có thể lớn nhanh và cho ra thật nhiều những quả xoài vàng óng.
Trường em có trồng nhiều loại cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây tràm ở gần cổng trường.
Nhìn từ xa, cây tràm giống như một cây dù khổng lồ. Cây phát triển nhanh, vượt cao khỏi cổng trường. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất trông giống như mọt đàn rắn đang bò. Thân tràm to đến hai vòng tay em ôm lại, vỏ sần sùi đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất độ hai thước, thân tràm chẻ thành nhánh. Mỗi nhánh đều có nhiều cành con chĩa ra bốn phía, mang đầy những chiếc lá vàng lại lìa cành. Chúng dạo chơi trên mặt đất. Một vài chiếc lá bay đến cái ao cạnh trường, thả thuyền trôi trên mặt nước. Xen lẫn giữa đám lá xanh um, ẩn hiện những cánh hoa vàng lấp lánh ánh nắng như những chùm kim tuyến. Đôi lúc, những cành hoa nhỏ xinh xắn ấy rơi xuống, bay nhè nhẹ trong không gian, tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Quả tràm màu xanh, xoắn tròn như trái keo non. Về già, quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chả trong nước, sẽ nỗi lên những bọt trắng xóa như xà phòng...
Giờ chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm vui đùa, trò chuyện. Thỉnh thoảng, vài chiếc hoa vàng rơi lác đác trên mái tóc như làm duyên cho chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn lại đến ôm gốc cây xoay một vòng, trông có vẻ thích thú lắm. Vào buổi bình minh, ông Mặt Trời nhô lên chiếu những tia nắng hồng xuyên qua kẽ lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cánh hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng cơn gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.
Em thích cây tràm lắm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.
Trường em có trồng nhiều loại cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây tràm ở gần cổng trường.
Nhìn từ xa, cây tràm giống như một cây dù khổng lồ. Cây phát triển nhanh, vượt cao khỏi cổng trường. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất trông giống như mọt đàn rắn đang bò. Thân tràm to đến hai vòng tay em ôm lại, vỏ sần sùi đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất độ hai thước, thân tràm chẻ thành nhánh. Mỗi nhánh đều có nhiều cành con chĩa ra bốn phía, mang đầy những chiếc lá vàng lại lìa cành. Chúng dạo chơi trên mặt đất. Một vài chiếc lá bay đến cái ao cạnh trường, thả thuyền trôi trên mặt nước. Xen lẫn giữa đám lá xanh um, ẩn hiện những cánh hoa vàng lấp lánh ánh nắng như những chùm kim tuyến. Đôi lúc, những cành hoa nhỏ xinh xắn ấy rơi xuống, bay nhè nhẹ trong không gian, tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Quả tràm màu xanh, xoắn tròn như trái keo non. Về già, quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chả trong nước, sẽ nỗi lên những bọt trắng xóa như xà phòng...
Giờ chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm vui đùa, trò chuyện. Thỉnh thoảng, vài chiếc hoa vàng rơi lác đác trên mái tóc như làm duyên cho chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn lại đến ôm gốc cây xoay một vòng, trông có vẻ thích thú lắm. Vào buổi bình minh, ông Mặt Trời nhô lên chiếu những tia nắng hồng xuyên qua kẽ lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cánh hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng cơn gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.
Em thích cây tràm lắm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.
Làng tôi có nhiều cảnh đẹp. Cây gạo chùa Công nở hoa đỏ rực mùa hè. Hàng đề cổ thụ chùa Yên xanh um, thấp thoáng tượng Bụt ốc, tượng La Hán..,. sơn son thếp vàng. Nhưng đẹp nhất, thân mật nhất là cây đa cổ thụ đình Hạ.
Cây đa có nhiều rễ phụ, gốc đa xù xì như bầy trăn cổ quái đang bò lượn. Phải đến năm, sáu người lớn vòng tay lại mới ôm nổi gốc đa. Lá đa to và dày bằng bàn tay, dày và óng mượt. Búp đa màu đồng điếu, nhọn hoắt như ngọn giáo của các dũng sĩ thời xưa. Từ mùa xuân đến mùa đông, tán đa xanh biếc, toả bóng một vùng trời. Ngọn đa xanh non màu cổ tích, như đội mây, như che mưa nắng cho mái đình, cho cổng tam quan.
Cành đa, ngọn đa là mái nhà êm ấm của lũ chim trời. Là nơi trú ngụ của chúng trong những ngày mưa bão. Là nơi ca hát đón chào bình minh của đàn sơn ca. Là nơi chia mồi, tranh giành quả ngon, trái ngọt của bầy sáo sậu, sáo mỏ vàng khi mùa đa chín. Ngọn đa là nơi quạ khoang làm tổ. là nơi chú cò trắng ngồi ung dung, ngất nghểu ngắm cánh đồng xanh trong bóng xế tà....
Gốc đa đình Hạ ôm ấp quán nước chè xanh của bà cụ Tứ, quây quần mẹt bánh đúc lạc của bà Na, là nơi ngồi nghỉ chân chuyện trò của các bác thợ cày, của khách đi đường trong những ngày nắng hạ.
Cây đa làng tôi đã trên hai trăm tuổi. Bà con làng tôi, già trẻ gái trai, ai cũng yêu quý, tự hào coi cây đa như vị Thần hoàng làng. Cây đa đã rũ bóng, che mát tâm hồn dân làng tôi, lưu giữ bao kỉ niệm cảm động một thời loạn lạc. Tình quê vơi đầy, dào dạt trong lòng tôi ôm ấp bóng da xanh.
Tôi đã bao lần ngắm nhìn cây đa làng tôi. Chiều chiều đi học về, đứng từ xa nhìn bóng đa in thảm trên nền trời xanh, tôi bâng khuâng đứng lặng ngắm nhìn, và thấy lòng mình yên tĩnh lạ. Cây đa cao ngất tầng không là hình bóng quê hương yêu quý của tôi. Giấc ngủ tuổi thơ của tôi đã có bóng đa trùm mát rượi.
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thẳm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
Quê hương mỗi người đều có những vẻ đẹp riêng, những cảnh vật riêng. Quê hương tôi gắn liền với mái nước, sân đình,.. đặc biệt là cây đa cổ thụ đầu làng. Cây đa ấy giống như là linh hồn của cả ngôi làng của tôi vậy.
Cây đa cổ thụ làng tôi được trồng từ rất lâu rồi, độ khoảng gần trăm năm tuổi, từ khi tôi sinh ra, cây đa đã to sừng sững như một người khổng lồ. Gốc cây rộng, chiếm hẳn một khoảng đất to, Những rễ cây sần sùi, to mập nổi lên cuồn cuộn trên mặt đất như những con trăn khổng lồ.
Thân cây đã to, màu nâu sậm xung quanh còn có những thân cây phụ cũng to không kém nối liền với cành cây khiến cây càng thêm vững chắc, tựa như dù có bão táp mưa sa, không gì có thể đánh đổ được cây đa ấy. Từ thân cây, mọc ra những cành cây to lực lưỡng như những bắp tay của người lực sĩ, tỏa ra xa tứ phía, tạo thành tán cây rộng.
Lá đa to, xanh mát, mọc um tùm trên những cành cây, từng khóm từng khóm kết lại tạo thành chiếc ô xanh khổng lồ che nắng, che mưa cho người dân trong làng. Chim chóc rủ nhau làm tổ, hót vang ríu rít trên cây. Vào những ngày hè, ông mặt trời lên cao, những tia nắng vàng rực rỡ lại len lỏi qua kẽ lá, chiếu xuống mặt đất như những đốm sáng nhỏ li ti.
Từ trên cây, mọc ra những chùm tua rua dài, dày và chạm hẳn đến mặt đất, khiến tôi liên tưởng đến vị già làng với bộ râu dài um tùm ngày ngày trông giữ bình yên cho ngôi làng. Ngày ngày, dưới gốc đa là nơi nghỉ chân của những bác nông dân đi cày đồng, uống bát nước cho vơi bớt mệt mỏi, nơi của những đứa trẻ con chúng tôi nô đùa, trèo lên những cành cây hóng mát, hét hò ầm ĩ vào mỗi buổi chiều êm đềm, hay cũng là nơi mà mỗi tối, dân làng rủ nhau ngồi tán gẫu, trò chuyện vui vẻ ngắm ánh trăng sáng trên bầu trời.
Ông tôi từng nói rằng, cây đa này đã có gần trăm năm nên nó thiêng liêng vô cùng, nó như linh hồn của cả làng ta vậy, không ai dám phá bỏ, làm tổn hại gì đến cây đa cả vậy nên ông cháu ta cần bảo vệ và giữ gìn cây đa ấy, nó là bản sắc của làng.
Lời ông nói vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi, quả thật cây đa cổ thụ ấy không chỉ lâu đời mà còn mang một vẻ đẹp cổ kính, gắn bó suốt bao đời nay với làng quê tôi. Ngồi dưới gốc đa, tôi cảm thấy lòng mình yên bình đến lạ, có lẽ nó là nơi đã quá đỗi thân thương, nó luôn dang vòng tay che chở cho mỗi người con của ngôi làng này vậy.
Đã bao nhiêu năm trôi qua, cây đa cổ thụ vẫn đứng đó. Dù bây giờ không còn ở quê thường xuyên nữa nhưng mỗi lần có dịp về quê chơi, tôi lại ra gốc đa ngồi để ngắm nhìn cảnh quê hương tươi đẹp gắn bó suốt một thời tuổi thơ của tôi. Dù đi đâu xa, có lẽ cây sẽ mãi tồn tại trong tâm trí tôi như một niềm tự hào về làng quê của mình.Cây đa ấy giống như là linh hồn của cả ngôi làng của tôi vậy.
Ngoài nhà văn hóa của thôn em có trồng một cây xà cừ rất to để lấy bóng mát. Cây đã có từ rất lâu rồi.
Cây xà cừ này thật to. Nhìn từ xa, cây như một cái ô khổng lồ xanh ngắt đứng sừng sững giữa một khoảng sân rộng. Cây cao mấy chục mét, thân cây to đến mấy vòng tay em ôm không xuể. vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng. Tán của cây xà cừ này xanh tốt vô cùng. Nhiều cành to, cành nhỏ chen chúc mọc trên thân cây. Phần tán lá um tùm xanh tốt mời gọi biết bao nhiêu loài chim về đây làm tổ. Có những ngày chơi dưới tán cây, chúng em còn nghe rất nhiều lũ chim lách cách nói chuyện râm ran với nhau trong vòm lá. Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó. Lá cây xà cừ không to lắm, hai mặt xanh nhẵn bóng. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyển sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông. Theo những cơn gió, từng trận lá cây trút xuống như mưa, mặt đất như được trải một tấm thảm vàng xuộm vô cùng đẹp mắt. Rễ cây xà cừ rất to, có những đoạn rễ trồi hẳn lên trên mặt đất to bằng cổ tay em, nhìn nó ngoằn ngoèo như những con rắn hổ mang.
Cây xà cừ là một chiếc ô che mát cho cả một khoảng sân để chúng em có thể vui chơi. Dưới gốc xà cừ, có một bà cụ mở hàng nước ở đó. Người đi đường qua đây, nếu muốn nghỉ chân uống nước thì đây là một địa điểm hết sức lý tưởng. Ngồi dưới bóng mát, tận hưởng bát nước trà xanh thơm ngát, gió mát hây hẩy bên tóc sẽ làm cho ta vô cùng sảng khoái
Trường em có rất nhiều loài cây cổ thụ to như cây xà cừ, cây bàng, cây si già. Nhưng em thấy thích nhất là cây si già bởi nó nằm ngay trước cửa lớp học của em.
Em cũng chẳng biết cây si già đã có từ bao giờ nhưng em chắc chắn một điều là nó có từ rất rất lâu rồi. Vì bây giờ nó thành cây si già cổ thụ đứng sừng sững như một cái ô khổng lồ che nắng che mưa cho chúng em vui chơi.
Ở gốc cây si là những chiếc rễ lớn uốn lượn vòng vèo nổi trên mặt đất như những chiếc ghế để cho chúng em ngồi giải lao và vui chơi sau những tiết học căng thẳng và mệt mỏi. Thân cây to ba người bọn em ôm mới hết, thân cây có màu nâu sẫm. Lên cao chừng hơn mét rưỡi cây si bắt đầu phân thành năm nhánh lớn tỏa ra xung quanh và lên cao hơn trên những nhánh đó lại phân thành những nhánh con với những chiếc lá nhỏ xinh vươn ra xung quanh thành một chiếc ô lớn khổng lồ. Em thấy một điều đặc biệt ở cây si là ở những nhánh có những sợi dây dài mọc hướng xuống bên dưới rất dài. Như những mái tóc buông mình thuôn dài. Lá cây si có màu xanh hơi không to nhưng cây si rất nhiều lá đan xen lẫn nhau như muốn che chắn bảo vệ một thứ gì đó.
Bọn em rất hay ra gốc cây si chơi đùa có những bạn còn khắc tên mình lên thân cây coi như một kỷ niệm không bao giờ quên. Những bạn nam tinh nghịch thì thường cố trèo lên cây và vặt những cái rễ tuôn dài ở nhánh để nghịch. Có những bạn thì ngồi dưới gốc cây chơi mấy trò như ô ăn quan, oẳn tù tì, nhắm mắt đi tìm…Có lẽ nơi đây là kỉ niệm thời học sinh đẹp nhất của chúng em.
Refer:
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
Cây gì Cuội vẫn ngồi chơi
Nghêu ngao khúc hát ời ời gọi cha?
Là cây gì?
Chắc hẳn ai cũng sẽ đoán ra cây gì đúng không nhỉ? Đó chính là cây đa đấy . Ở đầu làng của em , có một cây đa cổ thụ .
Chúng em thường gọi cây với cái tên “ Bác Đa ’’ vì cây đa già và được trồng khá lâu rồi . Thân cây đa này rộng đến nỗi mà 4 người lớn ôm mới xuể . Nhìn từ xa , cây đa giống như một chiếc ô khổng lồ . Khi tới gần , trông cây đa thật to và cao .
Cây đa của làng em cao khoảng chừng từ 7 – 8 mét . Rễ cây đa thường được chúng em ví như những chú rắn khổng lồ dài ngoằng . Trông thân cây đa thật giống 1 tòa cổ kính . Thân đa khoác cho mình một chiếc áo màu nâu , sần sùi . Cành đa to như những chiếc cột đình . Ngọn cây cao chót vót giữa bầu trời xanh thẳm . Là cây đa có hình bầu dục và khá to .
Cây đa cũng đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều người . Cứ đến chiều chiều , bọn trẻ con như chúng em lại ra đó thả diều , hóng mát và nô đùa .
Em yêu cây đa đầu làng làm sao! Bác đa như một thứ ko thể thiếu của làng em . Mặc dù cây đa giản dị nhưng lại trở thành biểu tượng của quê hương chúng em . Sau này khi chúng em lớn lên , nhưng bác Đa vẫn sẽ mãi in đậm trong tâm trí của em .
Đề 1:
Hoa phượng - loài hoa gắn bó với tuổi học trò. Và có lẽ đây là loài hoa em thích nhất. Bởi thế, cây phượng vĩ trước sân trường đã chan chứa biết bao kỉ niệm trong kí ức của em.
Thân cây to bằng hai vòng tay em. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi bạc phếch. Tuy giản dị đến thế nhưng phượng không kém phần duyên dáng.
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá phượng non mềm mại, hao hao giống lá me. Lá ban đầu xếp lại như lá mắc cỡ, nhưng một ngày kia, được nắng xuân vỗ về, sưởi ấm, lá phượng mạnh dạn xoè ra rồi ánh lên một màu xanh nhũn nhặn, mượt mà. Theo dòng thời gian, lá mỗi ngày một sẫm hơn, dày hơn và lớn hơn. Lúc ấy, lác đác trên cao những nụ hoa be bé. Cuối xuân, nụ nở dần, những cánh hoa đỏ trông như đàn bướm rập rờn, rập rờn trong vòm lá tươi xanh. Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, tươi tắn như màu cờ. Cuối xuân, số hoa tăng màu đỏ của hoa cũng đậm dần.
Mùa hạ đến trên những đầu cành, những chùm hoa rực lên như chứa lửa. Từng chùm hoa ấy trông như những ông mặt trời bé nhỏ tinh nghịch trên cây. Nhìn những chùm hoa ấy em lại nhớ đến câu chuyện kể của bà:
Ngày xưa, khi mặt đất còn hoang vắng. Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để mang hơi ấm cho muôn loài. Nhưng các hoàng tử con ngài đã bị kẻ ác hãm hại, Ngọc Hoàng phải chọn cây phượng để treo mặt trời.
Ôi! Phượng có một quá khứ hào hùng và đáng yêu đến vậy? Và đáng trân trọng hơn khi phượng luôn làm đẹp cho đời, làm đẹp cho quang cảnh của ngôi trường, bầu bạn thân thiết với chúng em.
Khi Hạ qua đi, hoa vãn dần rồi không còn nữa. Lá phượng cũng ngả sang màu úa. Rồi phượng rụng lá, những chiếc lá vàng bay bay theo làn gió mùa thu. Sang đông, phượng rạt rào thay lá, từng đợt lá đổ lả tả xuống sân trường chỉ còn lại những cành khẳng khiu, nhìn cây trông rõ hẳn cái chiều quằn, chiều lượn mà thiên nhiên đã ban tặng cho nó. Dáng cây trầm tư nhìn vẻ héo tàn của mùa đông rét buốt. Lúc này, cây như không còn sức sống vì trơ cành trụi lá nhưng có ngờ đâu phía bên trong những thân cành ấy là những lộc non đang giấu mình, chờ ngày vươn lên để hẹn mùa đơm bông cho năm tới.
Nhìn cây phượng em bỗng yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bè bạn. Dù mai đây được học trường mới, có thầy cô giáo mới nhưng em vẫn nhớ mãi ngôi trường này. Nơi ấy có bè bạn thân thương, có thầy cô dìu dắt, dạy bảo và có cây phượng thân quen đang đứng đợi mỗi ngày.
bài làm :
Trong những cây hoa được trang trí trong ngày tết em thích nhất đó là hình ảnh cây hoa mai, cây hoa mai được trang trí và trồng chủ yếu ở vùng Nam Bộ.
Hoa mai là loại cây được trồng chủ yếu trong miền Nam, đây là cây hoa được dùng để trang trí trong ngày lễ tết trong đó, nó có màu vàng, mỗi cánh hoa rất mảnh nhụy của nó cũng có màu vàng, mỗi cành đều có rất nhiều nhụy và hình ảnh của hoa nhẹ nhàng và mang một vẻ đẹp dịu dàng không chói lóa, hình ảnh của hoa mai đã thấm sâu trong tim những người dân miền nam và ngày nay nó rộng rãi hơn, không chỉ ở miền nam mà miền bắc cũng thấy xuất hiện và được dùng để trang trí trong nhà.
Hoa mai có màu vàng, thân có màu nâu, nó được dùng chủ yếu trong ngày tết nguyên đán, những hình ảnh của hoa mai mang một nét đẹp riêng biệt, những hình ảnh sắc nét của hoa mai đã tạo nên cho nó một vẻ đẹp riêng biệt, lá của cây mai sắc nhọn và có màu xanh, những chùm hoa mai vào ngày tết tạo nên một sức sống mới, nó nở rộ lên trong vườn và mang một vẻ đẹp bình dị nhẹ nhàng. Hình ảnh hoa mai làm cho mỗi chúng ta thấy đậm đà trong hương vị ngày tết, thân của cây mai to và có nhiều cành, nó có thể được đánh để trồng thành chậu và trang trí trước nhà.
Hình ảnh hoa mai đã làm cho chúng ta cảm thấy ấm cũng trong hương vị ngày tết, ngày tết là ngày của cả gia đình đoàn tụ chính vì vậy có hương vị và sắc hương của hoa mai làm cho nó thêm đậm đà và có vẻ hấp dẫn mạnh mẽ hơn, những hình ảnh đó cũng làm cho cây mai nhẹ nhàng và thanh thoát, hình ảnh của hoa mai mang vẻ đẹp chất phác mộc mạc và cô cùng bình dị, những hình ảnh đó tạo nên những nét riêng biệt và vô cùng ý nghĩa, nó mang đặc trưng riêng và sâu sắc, trong vườn mai có rất nhiều những con chím cánh bướm bay lượn trong trong đó, hình ảnh của nó làm cho chúng ta thấy được vẻ đẹp dịu dàng và những nét chất phác trong nó, hình ảnh của nó đã in đậm trong tâm trí của mỗi con người, hình ảnh mang những đặc trưng riêng biệt.
Em rất thích hình ảnh cành hoa mai bởi nó mang một nét đẹp dịu dàng và chất phác, của vẻ đẹp quê hương, đậm đà bản sắc dân tộc. chúc bạn học tốt
Quê hương! Hai tiếng gọi đó mới thân quen làm sao! Quê hương đối với mỗi người có thể là hình ảnh cây đa, bến nước, con đò,…Nhưng đối với em, quê hương là hình ảnh cây gạo ở đầu làng.
Mỗi mùa xuân về, cây gạo lại trút bỏ chiếc áo màu nâu xám của mình để thay vào đó là chiếc áo màu xanh non mơn mởn tràn trề sức sống. Mới ngày nào, trên thân cây chỉ trơ trụi toàn những cành mà giờ đây đã được phủ một màu xanh đẹp mắt. Cây gạo mùa xuân thu hút họ hàng nhà chim về đây mở hội. Biết bao nhiêu là chim từ chim sáo, chim cu gáy,..đến rộn vang cả một góc trời. Nhưng có lẽ cây gạo đẹp nhất vào thời điểm tháng 2, tháng ba là lúc hoa gạo nở. Những bông hoa gạo như những đốm lửa nhỏ bập bùng trên các tán lá màu xanh ngọc mới đẹp làm sao! Từ xa nhìn lại cây gạo cứ như một ngọn đuốc khổng lồ đang rực cháy, mỗi khi cơn gió nhẹ thổi qua, một vài bông hoa gạo lìa cành, chao đảo như khiêu vũ trên không trung rồi đáp xuống mặt đất. vforum.vn
Hè về, tán lá gạo lại càng tỏa bóng mát che kín cả một khoảng trời, lũ trẻ con trong xóm em thích nhất là được ngồi dưới gốc cây này mà trò chuyện, mà hóng mát. Làn gió mát thổi qua làm những tán cây rung rinh trông mới vui mắt làm sao. Trong tiếng ve của mùa hè, em cảm thấy nằm dưới gốc cây sao mà mát mẻ và yên bình đến thế.
Hè qua đi, thu đến. Ánh nắng ngọt ngào của mùa thu in bóng trên cây cổ thụ, làm cho em có cảm giác thật yên bình. Vào những buổi sáng khi mà mặt trời còn chưa ló dạng, một màn sương mỏng bao xung quanh cây gạo tạo nên vẻ đẹp mờ ảo cho cây gạo. Những buổi chiều mùa thu, em rất thích ngồi dưới gốc cây để ngắm nhìn bầu trời cao rộng và nghĩ đến những ước mơ của mình hoặc chỉ đơn giản là lơ đãng ngước lên đếm những bông hoa gạo như những chú bướm lửa trên thân cây.
Rồi mùa đông lạnh giá cũng tràn về sau khi mùa thu qua đi. Cây gạo bây giờ chỉ còn trơ trụi những cành khẳng khiu chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông giá rét. Cây vẫn đứng đó như muốn thách thức với trời đất, ẩn sâu trong những cành trơ trụi kia là những dòng nhựa sống đang cuồn cuộn chảy, chỉ chờ mùa xuân ấm áp về là lại bật ra những chồi non tràn trề sức sống.
Em rất yêu cây gạo này. Nó không chỉ là người bạn thân thiết của em mà còn là hình ảnh tượng trưng của quê hương yêu dấu
Đầu làng em có một cây cổ thụ rất lớn, không biết có tự thuở nào! Chỉ biết theo lời kể của bà nội em thì cái cây đã có từ khi bà chuyển tới đây sống cùng bố mẹ. Hồi em còn rất nhỏ thường hay nhầm lẫn đây là cây si, bây giờ khi đã lớn hơn một chút em đã biết đây là cây đa.
Mỗi lần chúng em từ trường đi bộ về nhà đều ghé qua gốc cây vui đùa rồi mới về. Thân cây to lớn năm đứa trẻ ôm cũng chưa đủ, vỏ cây sần sùi, tán cây rất rộng. Cây đa chính không chỉ là điểm hẹn tụ tập của những đứa trẻ trong làng, mà còn là nơi người dân nghỉ ngơi hóng mát kể những câu chuyện cho nhau nghe sau ngày dài mệt mỏi. Dù thời tiết có khắc nghiệt đến thế nào thì cây đa vẫn đó sừng sững như một người anh hùng bảo vệ ngôi làng. Không chỉ có vậy cây đa còn là nơi chim chóc hay làm tổ, là nhà của những loài động vật nhỏ bé. Chúng em thường hay làm sẵn những chiếc tổ rất ngộ ngĩnh rồi để lên những cành đa, rồi ngày ngày theo dõi xem tổ của đứa nào sẽ được chim tìm tới đầu tiên. Có rất nhiều các trò chơi như vặt những chiếc lá đa rồi tạo thành những con trâu cho ngó nghẹ nhau, hay nhặt những chiếc là vàng đã rụng xâu thành một chiếc vòng lớn đội lên đầu,.. có rất nhiều kỉ niệm của tuổi thơ em gắn liền với cây cổ thụ này.
Cây đa đã chứng kiến em lớn lên từng ngày, cùng người dân trong làng trải qua rất nhiều các sự kiện lớn nhỏ. Những tán cây ngày càng vươn rộng theo thời gian, như một vị thần bảo vệ ngôi làng bé nhỏ của em.
Vườn nhà em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây ổi trồng ở đầu vườn.
Nhìn từ xa cây ổi như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, chắc khoẻ mọc thẳng. Cái gốc của cây to hơn thân, sần sùi. Cái rễ của cây như những con giun cắm sâu xuống đất để hút chất dinh dưỡng, vận chuyển ngược lên nuôi cây. Cái lá của cây to, mượt, những đường gân nổi rõ nét. Lá ổi mùa xuân có màu tươi dịu, khi sang mùa đông thì có màu xanh đậm. Khi có gió thổi qua, tiếng lá xào xạc như muốn nói với em điều gì đó.
Quả ổi tròn, to mọc ra từng chùm. Hạt của nó bé và tập trung vào giữa quả. Quả ổi có mùi thơm, khi ăn vào có vị ngọt, rất nhiều vitamin. Thỉnh thoảng, có vài chú chim sơn ca hay đến để bắt những con sâu và cất tiếng hót líu lo. Cây ổi chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn cho chúng em quả để ăn.
Em rất thích cây ổi, hằng ngày em sẽ chăm sóc nó cẩn thận. Cây ổi là người bạn thân thiết nhất của em. Và khi nào lớn lên, em sẽ nhớ mãi những kỉ niệm về nó.
Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt ❤‿❤
Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.
Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.
Vào mùa xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi.
Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, trông rất đẹp mắt. Mùa thu là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước.
Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn.
Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu.
Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
hok tốt~
Bài làm : Trong các cây cổ thụ, có lẽ cây đa là cây gắn bó thân thiết với dân làng em nhất. Vừa vào cổng làng được một đoạn, mọi người sẽ thấy cây đa sừng sững ven đường tỏa bóng mát một khoảng đường rộng. Một màu xanh biếc trên nền xanh da trời thật mát mẽ làm sao !
Dưới gốc đa là quán nước nhỏ. Trời nắng chang chang thế này làm mồ hôi ướt đẫm.Hễ ai đi đường mà vào quán làm cốc nước thì còn gì sướng bằng. Cây đa to đến chục người ôm. Rễ cây nổi như cồn trên mặt đất. Rễ phụ từ trên tán cây xõa cả xuống đất. Cây đa như một ông thần bên đường. Chim chóc không biết từ đâu tụ họp hót véo von rất nhộn nhịp trong vòm cây. Đám con nít nô đùa chạy giỡn dưới gốc đa.
Mấy cái lá đa còn non màu xanh dày. Khi lớn hơn một tí thì làm đồ chơi cho chúng em. Sừng trâu, sừng ngé bằng lá đa. Thân đa gần gũi có vài vết tích của chiến tranh để lại. Nó đã chứng kiến bao lớp người ra quân chiến trận, bao trận tác chiến oách liệt của dân làng em. Cây đa còn là nơi đầu tiên được treo cờ tự do, độc lập của quê nghèo.
Cây đa luôn gợi nhắc về lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Dường như nó là hình ảnh đại diện cho nhân dân miền Bắc từ bao đời nay." Cây đa, giếng nước đầu đình" là nét văn hóa rất đỗi thân quen. Là cây cổ thụ không biết được bao nhiêu tuổi nhưng cây đa xứng đáng được vinh quang, công nhân và bảo tồn. Chúng em nên quét rác dưới gốc đa và làm những việc cần thiết để bảo vệ cây đa quê hương.
Tham khảo:
Nếu như hoa phượng đỏ rực gợi nhớ những kỉ niệm mơn man của một thời cắp sách đến trường, hoa bằng lăng tím gợi về một thời chia xa, thì cây bàng giản dị lại khiến lũ học trò luôn biết ơn vì những bóng mát trên sân trường, vì những lần được ngồi dưới gốc cây, trò chuyện, đọc sách vui vẻ.
Từ xa nhìn lại, cây bàng giống hệt như bác bảo vệ già vẫn ngày đêm âm thầm canh gác cho sân trường. Không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng khi từng lớp học trò đến trường, cây đã đứng đó, như chiếc ô xanh khổng lồ, che bóng mát cho những cô cậu tinh nghịch vào mỗi giờ ra chơi. Thân cây to lắm, phải hai người ôm mới xuể còn ngọn cây cao đến lưng chừng tầng ba. Thân cây màu nâu sẫm, có những lớp vỏ đã bị tróc ra, đôi chỗ nhô lên những ụ. Gốc bàng nổi hẳn những chiếc rễ to, trồi cả lên trên mặt đất như những con trăn, con rắn khổng lồ. Những dấu vết năm tháng ấy không làm cho cây xấu đi mà càng khẳng định sức sống mãnh liệt, gợi nhắc con người về những ý nghĩa sống trong cuộc đời. Tán bàng gồm nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau cả mét. Cành chĩa ngang, đan xen thành vòng tròn quanh thân.
Khi nàng xuân xinh đẹp giáng trần, những chồi non, lộc biếc nhú ra mơn mởn. Ban đầu chỉ là những chiếc lá nhỏ, màu xanh bóng sau chuyển to hơn, dày hơn và đậm màu hơn. Hạ về, từng tán lá chụm lại với nhau tỏa bóng mát, rợp cả một khoảng đất rộng trên sân. Trong tán lá xanh, những chú chim thoăn thoắt chuyền cành, hót ríu rít, tấu lên bản hòa ca ngày hè. Ngày phượng bừng nở sắc đỏ, cây bàng buồn lắm vì nó không phải là loài “cây học trò” để tụi học sinh có thể nhớ, thể mong, để vấn vương những kỉ niệm dại khờ. Cây thương học trò một năm học vất vả, cây thương học trò sau này ra trường có nhiều bấp bênh. Nhưng cây không thể làm gì, chỉ có thể xuất hiện trên từng con phố, tỏa bóng mát như phần nào an ủi cõi lòng của những trái tim mới lớn. Thế rồi, khi tiếng trống trường giục giã một năm học mới bắt đầu, cây bàng nhận ra mình cần phải làm tiếp công việc đối với thế hệ mới. Nó khởi sắc, hân hoan, đong đưa những chiếc lá xanh thẫm, xen lẫn chiếc lá ươm vàng, vài chiếc đã ngả dần sang màu đỏ. Trong tán lá muôn sắc ấy, thấp thoáng những trái vàng mơ, ngòn ngọt, bùi bùi. Đông sáng, cây bàng trở lại với dáng hình khẳng khiu của nó. Làn gió se lạnh thổi qua làm những chiếc lá cứ dần lìa cành, trở về với đất mẹ bao dung. Giữa tiết trời lạnh giá, được ngồi bên học trò thân thương, cây bàng như tiếp thêm sức mạnh để khi xuân đến có thể bung nở những chùm hoa tli ti hình ngôi sao, màu trắng ngà, rụng trên vai, trên mái tóc ai.
Bàng lớn lên cùng lớp lớp thế hệ học trò. Bàng chia sẻ và lắng nghe bao tâm sự thầm kín của học sinh. Vì thế sau này dù có đi đâu xa, hãy nhớ về bóng dáng thân thương ấy vẫn hàng ngày tỏa bóng mát trên sân trường.
HT
Tham khảo :
Về đến đầu làng, em đã thấy cây đa đứng sừng sững, nhìn cây như chàng dũng sĩ canh gác cho làng quê vậy.
Em không biết cây đa này đã bao năm tuổi nhưng nó cao lớn vô cùng. Có lẽ nó phải cao bằng ngôi nhà ba tầng. Thân cây lớn, mấy người ôm không xuể. Cái áo màu nâu sẫm của nó đã cũ lắm rồi, sần sùi và nhiều vết xước. Rễ đa to, ăn sâu, có rễ trồi lên cả mặt đất như những chú rắn khổng lồ. Rắn mẹ, rắn con toả ra xung quanh nhiều vô kể. Có cái rễ to tạo hình như cái ghế tí hon cho người qua đường ngồi nghỉ mát. Ở trên cao, cành lá mọc xum xuê, xanh tốt như những cánh tay vươn ra xa đùa vui cùng với gió. Tán lá rộng và khi nhìn từ dưới lên trông nó như cái ô xoè che mát cả một khoảng đất trống. Lá đa dày, xanh đậm, nổi rõ những đường gân. Lá đa rụng xuống, bọn trẻ lấy để quạt chơi. Đến mùa, xuất hiện những quả đa nhỏ nhỏ nhưng cứng cáp. Quả đa tít trên cao, ẩn mình trong vòm lá, thỉnh thoảng rơi lộp bộp trên mặt đất. Từng đàn chim chóc cũng hay rủ nhau về đây hội họp, trò chuyện ríu rít, phá tan không gian yên tĩnh của buổi trưa hè. Dưới gốc đa, có bà cụ ngồi bán hàng nước. Mỗi khi thấy bà dọn hàng là biết mùa hè đã sang.
Em yêu cây đa này lắm. Mỗi khi rảnh rỗi, bọn trẻ con chúng em lại rủ nhau chơi đồ hàng, trò chuyện rất vui vẻ dưới gốc đa.