(Thừa Thiên Huế)
Cho phương trình x2 + (m – 3)x – 2m – 1 = 0 (1),
a) Không sử dụng máy tính cầm tay. Giải phương trình (1) khi m = 1
b) Chứng minh rằng phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.
c) Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình (1). Chứng tỏ rằng với mọi m nguyên biểu thức
\(A=4x_1^2-x_1^2x_2^2+4x_2^2+x_1x_2\)
luôn chia hết cho 7 .
Cho phương trình x2 + ( m - 3 )x - 2m - 1 = 0 (1)
a) Với m = 1, thay vào (1) ta được pt : x2 - 2x - 3 = 0
Dễ thấy pt trên có a - b + c = 1 + 2 - 3 = 0
nên pt có hai nghiệm x1 = -1 ; x2 = -c/a = 3
Vậy với m = 1 thì pt có hai nghiệm x1 = -1 ; x2 = 3
b) Xét Δ ta có :
Δ = b2 - 4ac = ( m - 3 )2 - 4( -2m - 1 )
= m2 - 6m + 9 + 8m + 4
= m2 + 2m + 13
Dễ thấy Δ = m2 + 2m + 13 = ( m + 1 )2 + 12 ≥ 12 > 0 ∀ m
hay (1) luôn có hai nghiệm với mọi m (đpcm)
c) lỗi quá e k nhìn rõ đề
a, Thay m = 1 vào phương trình ta được :
\(x^2-2x-3=0\Leftrightarrow x^2-2x+1-4=0\)
\(\Leftrightarrow\left(x-1\right)^2-4=0\Leftrightarrow\left(x-3\right)\left(x+1\right)=0\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x=3\\x=-1\end{cases}}\)
Vậy với m = 1 thì x = -1 ; x = 3
b, \(x^2+\left(m-3\right)x-2m-1=0\Leftrightarrow x^2+\left(m-3\right)x-\left(2m+1\right)=0\)
\(\Delta=\left(m-3\right)^2+4\left(2m+1\right)=m^2-6m+9+8m+4\)
\(=m^2+2m+13=m^2+2m+\frac{1}{4}+\frac{51}{4}\)
\(=\left(m+\frac{1}{2}\right)^2+\frac{51}{4}>0\forall m\)
Vậy phương trình (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi giá trị m