Cần thơ có mấy mùa?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nụ cười của mẹ đẹp và dịu dàng như mùa xuân , mỗi khi nhớ về nụ cười ấy làm cho lòng em trở nên ấm áp. Mẹ cười rất nhiều ,nụ cười như mang đi hết muộn phiền , khổ đau trong lòng em . Em đã thấy rất nhiều nụ cười , nhưng đẹp nhất vẫn là nụ cười của mẹ
nhớ chọn mik nha
Tham khảo
1. Những việc làm của nhà Trần để củng cố , xây dựng đất nước là:
Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con, cùng trông nom việc nước.Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã để cai quản.Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin.Thanh niên trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.Nhà Trần quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp. Đặt thêm các chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. + Thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xoá. + Trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở.
Tham khảo
Câu 1:
Những việc làm của nhà Trần để củng cố , xây dựng đất nước là:
- Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con, cùng trông nom việc nước.
- Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã để cai quản.
- Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin.
- Thanh niên trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
- Nhà Trần quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp. Đặt thêm các chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.
Câu 2:
Nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất.
Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. + Thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xoá. + Trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở.
Đã bao giờ khi dạo quanh trên một con phố quen, bạn bất chợt nghe đâu đó những âm thanh thật trong trẻo và tươi mới mang chút dư vị quê hương khiến bạn thấy lòng xốn xang, rồi bạn nhận ra từ bao lâu bạn đã để lòng mình lơ đễnh và có lúc nào đó đã quên mất những hương vị quê nhà. Bất chợt, một chiếc lá vàng rụng, thật nhẹ nhưng cũng đủ để bạn cảm nhận sự chuyển mình của đất trời, để được tận hưởng cái nắng nồng nàn đong đầy trong những làn gió dịu nhẹ. Đúng rồi, hè đang về.
Những ngọn gió giao mùa rủ nhau về hong ấm từng vạt mưa ẩm ướt, làm những nỗi muộn phiền ngơ ngác chợt bốc hơi, lẩn khuất đâu đó rồi tan nhanh dưới vòm trời xanh đầy gợi cảm. Cái nắng đầu hè cũng thật là lạ, nhưng cũng thật đẹp. Không phải là cái nắng run rẩy nép mình trong cái se lạnh của mùa xuân nữa, cái nắng cũng chưa tới mức chói chang gay gắt, cái nắng làm tô thêm vẻ lẳng lơ, khiêu gợi của những chùm phượng rực đỏ, và tôn lên vẻ đằm thắm, sâu lắng của sắc tím bằng lăng.
Dường như có một làn hương dịu dàng len nhẹ giữa thời gian mang theo chút hồn quê phảng phất đâu đây, để lòng ta lại xốn xang với bao cảm xúc bộn bề về một điều gì đó chẳng thể gọi thành tên. Và rồi bạn thấy nhớ, nhớ cái hương vị quê nhà, nhớ hương lúa ngọt mát, nét thanh bình, yên ả, không chút ồn ào, vội vã. Bạn nhớ hương cau, hương bưởi thoang thoảng mỗi buổi sớm thức dậy.
Nhớ lắm cái hương thơm ngào ngạt của cánh đồng lúa trổ bông mà mỗi sáng vẫn đạp xe tới trường trên con đường đê quen thuộc. Nhớ cả những chiều cùng lũ bạn thả diều, đánh đáo, nhớ cả những tiếng kẽo kẹt, tiếng gió đưa xào xạc nơi những gốc tre già… Và bạn nhớ tới bố mẹ, nhớ ông bà, nhớ căn nhà nơi tôi đã gắn bó cả một thời tuổi thơ …
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều".
Đúng là, đã bao lần, khi bước đi trong dòng đời hối hả, ta bỗng thấy chồn chân mỏi gối, thấy nhớ quê và muốn trở về. Phải rồi, quê hương nơi in dấu tháng ngày thơ ấu luôn dang rộng vòng tay đón ta như một người mẹ hiền ôm đứa con thơ vào lòng, cho ta một cảm giác bình yên và êm đềm thuở nào. Đó như một bến đỗ để tâm hồn ta tìm về. Ta bỗng mong được là đứa trẻ và được thấy mình hồn nhiên vui đùa giữa mùa hè quê hương.
Lâu lắm rồi tôi mới lại có được những cảm giác rạo rực khi hè về, hè về trong đất trời, hè về trên quê hương. Thích thú biết nhường nào những buổi sáng mùa hè, sau cơn mưa, được ngắm thảm lúa vàng mênh mông như bỗng chợt rùng mình rũ sạch những giọt nước mưa còn bám lại trên lá, được thả hồn cùng những làn gió mát long lanh rạng rỡ nắng mai.
Yêu lắm hình ảnh của những đứa trẻ chăn trâu, yêu cái cảm giác thanh bình, yên ả khi nghe tiếng bước chân của đàn trâu nện xuống nền đất đều đều. Thấy nhớ quá cái vẻ tần ngần của những bụi tre bên đường, nhớ tiếng gọi gà về văng vẳng đâu đây. Tiếng nước giếng khơi dội ào ào. Nhớ tiếng bát đũa, tiếng lũ trẻ con nô đùa vang xa trong xóm.
Và kìa, những chú ve con vừa lột xác, bắt đầu vang lên những khúc ca mùa hè dài bất tận, ngân nga khắp không gian. Bạn sẽ thấy yêu cả những tiếng chẫu chuộc, tiếng ếch kêu râm ran bên ao bèo khi chiều muộn và suốt đêm khuya, tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nỉ non hòa lẫn trong tiếng gió vi vu. Thật yên bình biết bao khi được ngồi ngắm sao trời hằng hà sa số, lại được nghe những âm thanh quen thuộc của những ngày ấu thơ mà suốt những năm tháng học tập và làm việc xa nhà bạn không cảm nhận được.
Và rồi, bạn sẽ chợt nhận thấy mình bé lại khi văng vẳng đâu đây tiếng dỗ con của người mẹ trẻ, tiếng ru ầu ơ ngọt ngào trên cánh võng đong đưa. Tất cả hòa âm lại thành một bản giao hưởng rộn rã, vui tươi của tự nhiên, của đất trời như một đặc ân của tạo hóa chỉ ban tặng riêng cho mùa hạ quê mình. Có thể mọi thứ vẫn lặng lẽ diễn ra bình yên như ngàn đời vẫn thế.
Có thể tất cả chỉ còn là hoài niệm bởi mọi việc đã thay đổi quá nhiều. Nhưng những âm thanh trong trẻo của mùa hè thì vẫn còn đây, đầy đủ và nguyên vẹn như khi tôi ấu thơ, và rồi đến tận khi xa quê hương, tôi mới thực sự nhận ra, tất cả đều đã ở trong tim mình tự bao giờ.
Cảm nhận sâu sắc của em khi đọc hai dòng thơ trên là : "Mẹ rất tuyệt vời và hiền dịu , mẹ luôn dạy em điều tốt việc hay và yêu thương chăm sóc em , bảo vệ em đến cùng .Nên em rất quý mẹ , cứ nhìn thấy nụ cười của mẹ em cứ ngỡ là mùa xuân . "
Tham khảo: Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ độc đáo của Thanh Hải viết về mùa xuân. Mùa xuân đất nước hiện lên với hình ảnh thật đẹp của người cầm súng và người ra đồng. Người cầm súng chính là chiến sĩ hết mình bảo vệ quê hương và hi sinh hạnh phúc của mình. Người ra đồng là người lao động cần mẫn, chăm chỉ đã hết mình dựng xây quê hương. Họ trở thành biểu tượng thật đẹp cho hai nhiệm vụ song song của Tổ quốc là lao động và chiến đấu. Ta còn ấn tượng đậm nét với hình ảnh lộc. Lộc "giắt đầy trên lưng, trải dài nương mạ". Lộc ấy là lộc của mùa xuân, của thiên nhiên tươi đẹp cùng một niềm tin về một ngày mai tươi sáng. Điêp ngữ tất cả được THanh Hải sử dụng thật khéo trong khổ thơ này. Cái "hối hả, xôn xao" ấy gợi cn người đến với nhịp điệu sôi động, hối hả khẩn trương trong mọi công việc, trong mọi nhiệm vụ. Từ hình ảnh sống động của người ra đồng, của người cầm súng, ta càng thấy được niềm tin của nhà thơ vào tương lai tươi đẹp của đất nước. Bốn ngàn năm được Thanh Hải nhắc đến trong câu thơ chính là hành trình "vất vả, gian lao" mà nhân dân ta đã trải qua để con ngày hôm nay. Đất nước hữu hình hóa trở thành con người nhọc nhằn, vất vả. Đồng thời, ta còn thấy được sự chờ mong, niềm tin tươi sáng vào tương lai qua lời thơ "Đất nước như vì sao". Vì sao của hi vọng, vì sao của niềm tin, vì sao của lí tưởng. Chao ôi! Ta thấy được niềm tin mãnh liệt của nhà thơ với "Cứ đi lên phía trước". Rồi mai đây chúng ta sẽ đi về một ngày mai tươi sáng, đi về một hòa bình, hạnh phúc. So sánh của THanh Hải độc đáo kết hợp cùng cách nói gợi hình đã tạo nên sự vận động mạnh mẽ trong đất nước mùa xuân, trong con người mùa xuân. Tóm lại, khổ hai và khổ ba của bài thơ đã cho thấy được mùa xuân đất nước tươi đẹp trong tâm trí nhà thơ.
TL
Cần Thơ có : 2 mùa
HT nha bn
K giúp mik
ĐỊA LÝ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thành phố Cần Thơ là cửa ngõ giao lưu quan trọng về giao thông đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không. Giao thông đường bộ theo quốc lộ 1A về hướng Đông Bắc, Thành phố Cần Thơ cách Thành phố Hồ Chí Minh 169 Km, đến các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ 60- 190 Km. Cuối năm 2008, sân bay đưa vào hoạt động tuyến Cần Thơ- Hà Nội và trong năm 2010 nhiều chuyến bay nội địa đã được mở, phát huy hiệu quả. Ngoài ra, Thành phố có địa hình tương đối bằng phẳng với thời tiết 2 mùa mưa nắng, nước ngọt quanh năm, môi trường sinh thái với nhiều kênh rạch đã tạo nên một vẽ đẹp hiền hòa của con người Cần Thơ nhân ái và thanh lịch.
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 65 Km dọc bờ Tây sông Hậu với diện tích tự nhiên 1.401 Km2, theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009 có 1.188.435 người, có 65,89% là dân thành thị; dân tộc Kinh chiếm 96,95%; mật độ dân số 848 người/Km2, quận Ninh Kiều có mật độ dân cư đông nhất 8.407 người/Km2 và mật độ dân cư thấp nhất là huyện Vĩnh Thạnh 274 người/Km2. Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính bao gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền) với 85 xã phường thị trấn.
Về địa hình: Bắc giáp tỉnh An Giang; Đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long; Tây giáp tỉnh Kiên Giang; Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Nằm trong giới hạn: 105 độ 13’ 38’’ – 105 độ 50’ 35’’ kinh độ Đông. 9độ 55’ 08’’ – 10 độ 19’ 38’’ vĩ độ Bắc.
Khí hậu, thủy văn: Cần Thơ có khí hậu nhiệt đới, hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm 2009 là 27 độ C, lượng mưa trung bình 1.500- 1.800 mm/năm, tổng số giờ nắng 2.300- 2.500 giờ, độ ẩm trung bình là 83%.
Tài nguyên thiên nhiên: Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa của sông Mêkong, trong đó Sông Hậu là con sông lớn với chiều dài chảy qua thành phố là 65 Km, tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm. Sông Cái Lớn dài 20 Km có khả năng tiêu thoát nước tốt. Sông Cần Thơ dài 16 Km đổ ra sông Hậu, nước ngọt quanh năm, có tác dụng tưới nước trong mùa nước kém vừa tiêu úng trong mùa nước đổ; đồng thời do có hệ thống kênh rạch dày đặc nên thuận lợi cho phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Cần Thơ thuộc vùng đồng lũ nửa mở, bao gồm 3 dạng địa mạo: đê tự nhiên sông Hậu, đồng lũ nửa mở thuộc vùng tứ giác Long Xuyên và đồng bằng châu thổ. Cao trình phổ biến từ 0,8 - 1,0 m và thấp dần từ Đông bắc sang Tây nam. Địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long.
Về thổ nhưỡng, có hai nhóm đất chính là nhóm đất phù sa chiếm 84% diện tích tự nhiên và 16% nhóm đất phèn. Khoáng sản thì có đất sét làm gạch ngói, sét dẻo, cát xây dựng, than bùn…Về tài nguyên sinh vật là đặc trưng cho vùng phù sa ngọt nhưng hiện nay cạn nguồn do tận dụng đánh bắt khai thác.
Hệ thống các Bệnh viện Đa khoa và chuyên sâu trên địa bàn đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh nhân dân, 9 quận huyện đều có cơ sở khám chữa bệnh. Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ đã khởi công xây dựng năm 2010. Các bệnh viện tư cũng đã đi vào hoạt động như bệnh viện Tây Đô, bệnh viện Hoàn Mỹ./.