Lập dàn ý chi tiết về Bến tre
ai giúp e phần này ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
húng ta phải biết sống lạc quan, đừng bao giờ cảm thấy bản thân mình bất hạnh, ông trời sinh ra ta, có một cơ thể hoàn hảo, có một gia đình hạnh phúc, để chúng ta gặp nhau, thế là quá đủ rồi. Chúng ta phải vui lên, sống thay cho những đứa trẻ không được thấy mặt trời, sống thay cho những ai thực sự bất hạnh, phải vui lên, đừng buồn vì bất cứ thứ gì.
Người ta thường nói: “Ông trời không cho ai tất cả, cũng không lấy đi của ai tất cả hết”. Nhưng tôi đôi khi cảm thấy bất lực khi có cảm giác ông trời đang muốn nhấn chìm tôi giữa dòng người bất tận. Sự bất lực khi bản thân quá yếu kém, đó là bất lực khi tôi không có ý chí phấn đấu. bất lực khi tôi cảm thấy bản thân quá bế tắc. Trong cuộc sống, tôi vẫn may mắn hơn so với rất nhiều người, có những cô bé, cậu bé phải trải qua cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, không có điều kiện để đến trường, phải đấu tranh với định kiến xã hội, với sự xa lánh của bạn bè, nỗi bất lực của bản thân khi có những khiếm khuyết trên cơ thể. Tôi hiểu được điều ấy từ một câu chuyện, câu chuyện quen thuộc nơi giảng đường, câu chuyện về cậu bé viết bằng chân qua cuốn sách “Tôi đi học” của thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký.
“Tôi đi học” là những trang nhật ký đầy nỗ lực của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, là lời khẳng định, không gì là không thể, chỉ cần ta có quyết tâm, có ý chí, biết đấu tranh và một con mắt nhìn đời lạc quan.
Tôi hỏi bạn, nếu một ngày, bạn bị đau tay, làm gì cũng bất tiện, bạn có cảm thấy bực bội không? Thế nhưng, có một Nguyễn Ngọc Ký sau một lần ốm đã phải mang “đôi tay nặng trịch, không còn đủ sức nhấc nó lên nữa”. Nếu một ngày, bạn bị những người xung quanh nhìn bằng con mắt dò xét, bạn có khó chịu không? Thế nhưng có một Nguyễn Ngọc Ký đã phải nghe những lời trêu đùa của lớp bạn: “Ký què!” rồi những lần bị bạn bè cười vào mặt. Bạn thường mơ về một tương lai đẹp đẽ ra sao? Nhưng có một Nguyễn Ngọc Ký chỉ ước “đôi tay được trở lại bình thường, dù chỉ đôi phút…”
“Tôi đi học” là cuốn sách 39 chương nhật ký mà thầy giáo ưu tú kể lại về tuổi thơ bất hạnh nhưng cố gắng vươn lên đến chiếc ghế đại học để truyền động lực cho bạn đọc. Hầu hết mọi người chỉ biết đến câu chuyện về cậu bé viết bằng chân, chứ ít ai biết đến những ngày tháng mà Nguyễn Ngọc Ký phải sống buồn tủi, phải nhờ đến những người xung quanh giúp đỡ, những cố gắng của một đứa trẻ để được bằng bạn bằng bè. Ít ai biết rằng, Nguyễn Ngọc Ký viết rất hay vẽ đều rất đẹp, học không chỉ đều mà còn giỏi… Đó là kết quả của sự đấu tranh bằng tinh thần, nghị lực, bằng khát khao và hy vọng.
Năm lên bốn tuổi Nguyễn Ngọc Ký bị bệnh bại liệt, hai tay không cử động được nữa. Lúc bấy h quê cậu bé Nguyễn Ngọc Ký bị giặc pháp chiếm đóng . Khi hòa bình lập lại, cậu quyết tâm đi học . Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, sự tin tưởng của gia đình cậu dùng đôi chân của mình thay thế đôi tay và đến lớp học đều đặn. Tôi chắc chắn rằng mọi người sẽ rất xúc động khi đọc những dòng tâm sự trong câu chuyện Những ngày mon men đến lớp, những ngày tập viết, bài tập thủ công 10 điểm.. của tác giả. Đối với 1 cậu bé bình thường việc cầm bút tập viết hay dùng kéo cắt thủ công đã khó, thế mà Nguyễn Ngọc Ký dùng đôi chân của mình để tập viết và cầm kéo để cắt thủ công thực sự là điều mà mọi ng không nghĩ rằng có thể làm được. Điều ngạc nhiên hơn là Nguyễn Ngọc Ký còn dùng chân để vẽ hình trong toán học . Với đôi chân chỉ cần cặp chiếc thước kẻ 1 đường thẳng đã khó, huống hồ phải kẻ những đường ngang dọc lắt léo trong toán học đòi hỏi thật chính xác, hay dùng compa vẽ hình tròn. Bằng ý chí và nghị lực phi thường cậu đã vẽ được những hình khá chuẩn xác. Để rồi vượt lên trên tất cả những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua từ lớp vỡ lòng đến tốt nghiệp trung học. Nguyễn Ngọc Ký luôn là học sinh giỏi, được thầy yêu bạn mến.
Tôi được biết đến cuốn tự truyện nay qua 1 người bạn. Cuốn sách này đã cho tôi hiểu rõ hơn về quá trình vượt khó, vươn lên để hoàn thành chặng đường đầy chông gai ấy. Cuốn sách mỏng nhưng lại chứa đựng rất nhiều câu chuyện đầy cảm động, để ta biết rằng không chướng ngại gì có thể ngăn cản ước mơ của một con người mạnh mẽ và quyết tâm, nhất là khi họ lại có được tình thương và sự ủng hộ không ngừng của bạn bè thầy cô, gia đình và xã hội.
Mong mọi người biết trân quý sự may mắn nếu chúng ta có một thân thể lành lặn, và hãy chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ với những người không được may mắn ấy!
Và hãy cố gắng thực hiện ước mơ của mình, bởi không gì có thể ngăn ta, chỉ cần có một quyết tâm sắt đá, ý chí kiên cường và con mắt nhìn đời một cách lạc quan. “Đủ mạnh mẽ để vượt qua khó khăn”, ” Đủ lạc quan để luôn mỉm cười và cám ơn cuộc đời”
a) Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), là nhà thơ mù yêu nước của Nam Bộ.
- Giới thiệu đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn:
+ Đoạn trích này nằm ở phần thứ hai của truyện
+ Đoạn trích kể về việc Vân Tiên và Tiểu Đồng bị Trịnh Hâm hãm hại do đố kị, ghen ghét tài năng của Vân Tiên.
b) Thân bài
- Tội ác của Trịnh Hâm
+ Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên: tiền hết, mù lòa, bơ vơ nơi đất khách.
+ Trịnh Hâm mưu hại Vân Tiên dưới lớp vỏ “giúp đỡ”.
+ Nguyên nhân: tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của mình ngay từ khi mới gặp Vân Tiên.
+ Thái độ của Trịnh Hâm: so đo, tính toán, lo âu khi kết bạn với Vân Tiên, người được đánh giá là tài cao.
+ Dù biết Vân Tiên bị mù nhưng Trịnh Hâm vẫn ra tay hãm hại, chứng tỏ sự độc ác dường như đã ngấm vào máu thịt, trở thành bản chất con người hắn.
=> Trịnh Hâm: độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
- Việc làm nhân đức và nhân cách của Ngư Ông
+ Vân Tiên được Giao Long “dìu đỡ” và gặp được gia đình nhà Ngư Ông cứu sống.
+ Hành động: cả nhà nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa để cứu sống Vân Tiên, mỗi người mỗi việc. Đó chính là tình cảm chân thành của gia đình Ngư Ông đối với người bị nạn.
+ Khi biết được tình cảnh của Vân Tiên:
+ Ông Ngư sẵn sàng cưu mang chàng.
+ Khi cứu mạng không cần đền đáp.
+ Tấm lòng bao dung, vị tha, hào hiệp của ông Ngư đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác của Trịnh Hâm.
+ Cuộc sống của gia đình Ngư Ông: cuộc sống không danh lợi “rày doi mai vịnh vui vầy”, tránh xa những tính toan nhỏ nhen, ích kỉ.
- Tác giả gửi gắm khát vọng, niềm tin vào cái thiện của người dân lao động. Lên án cái xấu, cái ác đang lấp sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang.
c) Kết bài
- Nội dung:
+ Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn.
+ Thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả với nhân dân lao động.
- Nghệ thuật
+ Tình tiết và diễn biến hành động hợp lí, nhanh gọn.
+ Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc.
+ Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu cảm xúc.
(hay thì cho mình xin 1 tick)
Tham khảo dàn ý thuyết minh về một con vật
Dàn ý bài văn thuyết minh về con mèo
I. MỞ BÀI:
Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát chung về loài mèo:
- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.
- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).
2. Đặc điểm:
- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...
3. Tập tính loài mèo:
- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.
- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.
4. Vai trò:
- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.
5. Lời khuyên:
- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.
III. KẾT BÀI:
Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).
Tham khảo dàn ý về con mèo (Nếu bạn muốn con trâu thì cũng được, sẽ có nhiều cho bạn)
I. MỞ BÀI:
Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát chung về loài mèo:
- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.
- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).
2. Đặc điểm:
- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...
3. Tập tính loài mèo:
- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.
- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.
4. Vai trò:
- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.
5. Lời khuyên:
- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.
III. KẾT BÀI:
Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).
Tham khảo:
I. Mở bài
- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu : Thương người như thể thương thân.
II. Thân bài
a) giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
-Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.
- Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ. Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.
b) Tác dụng của câu tục ngữ : Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
c) chứng minh nội dung câu tục ngữ. Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết) Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy ( Tiếp tục đưa ra dẫn chứng ) Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam. III. Kết bài
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta. Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại
Bạn tham khảo :
A. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Tình yêu thương con người la một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng và là yếu tố quan trọng giúp xây dựng một xã hội đoàn kết, văn minh.
- Nêu vấn đề và khái quát ý nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã khuyên nhủ chúng ta về lối sống yêu thương lẫn nhau giữa người với người.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Giải thích
- Thương người như thể thương thân: Yêu thương những người xung quanh như thương chính bản thân mình.
- Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải có lòng thương người, yêu thương đồng loại như yêu thương chính bản thân mình và người thân của mình.
Luận điểm 2: Tại sao lại nói như vậy
- Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một mình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng, vì vậy, sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển chung của xã hội.
- Những người trong gia đình là những người có chung dòng máu, chung gốc gác, tổ tiên, cha mẹ, vì vậy yêu thương nhau là một lẽ đương nhiên bởi “máu chảy ruột mềm”.
- Đến những người bạn bè, hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” là những người tuy không cùng máu mủ, huyết thống, nhưng lại là những người vui cùng ta lúc ta vui, đồng cảm, giúp đỡ ta khi ta gặp khó khăn, đôi khi tình cảm giữa những người tưởng chừng như xa lạ đó lại cũng vô cùng sâu nặng, thân thiết.
- Xa hơn, đến những con người không biết mặt, biết tên, khác miền khác dân tộc, nhưng tất cả lại cùng chung dòng máu Lạc Việt, cùng là con cháu Rồng Tiên, cũng được gọi với 2 tiếng thân thương: “đồng bào”. (Lấy ví dụ cả nước chung tay hướng về giúp đỡ đồng bào miền Trung khỏi thiên tai bão lũ)
- Lòng thương người không chỉ là yêu thương người thân ruột thịt, bạn bè làng xóm, đồng bào quê hương, mà rộng ra là yêu thương toàn nhân loại trên thế giới.
- Lòng thương người, tương thân tương ai chính là gốc rễ của tình thân ái, của lòng nhân nghĩa – truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Luận điểm 3: Bài học rút ra
- Tình thân ái, lòng yêu thương con người chính là sợi dây bền chặt kết nối những con người xa lạ lại với nhau, kể cả những người con xa quê, lưu lạc nơi đất khách quê người, cũng luôn hướng về đồng bào tổ quốc. Điều này tạo ra sự gắn kết chặt chẽ, tạo ra sức mạnh dân tộc to lớn, giúp ta đánh thắng mọi kẻ thù tàn bạo để có được hòa bình độc lập ngày hôm nay.
- Lòng nhân ái, thương người được thể hiện không chỉ bằng lời nói mà còn phải bằng hành động cụ thể, bằng những nghĩa cử cao đẹp:
+ Sẵn sàng giúp đỡ, đồng cảm với những người gặp khó khăn, thiếu thốn.
+ Dù ở nơi nào vẫn luôn hướng về tổ quốc, chung tay bảo vệ đồng bào, kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ những người gặp khó khăn…
Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề
- Vẫn còn những trường hợp vô tâm, ích kỉ, “khác máu tanh lòng”, bán nước hại dân,…
- Những người lợi dụng lòng thương của mọi người để trục lợi…
C. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ: Tình yêu thương con người chính là bài học quý giá mà ông cha ta răn dạy con cháu đời sau.
- Liên hệ bản thân: Chúng ta cần xây dựng và phát huy tình cảm tốt đẹp này bởi nó chính là kim chỉ nam quan trọng giúp hình thành những tình cảm, lối sống cao đẹp khác.
I. Mở bài: giới thiệu về cây tre
Ví dụ: tôi sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nông thôn nghèo khó. Chính vì thế những gì thân thuộc đối với tôi là cánh đồng xanh thắm, những cánh cò lả lơi, một dòng sông xanh biếc, và đặc biệt là những lũy tre xanh đầu làng.
II. Thân bài: tả cây tre
1. Tả bao quát về cây tre
2. Tả chi tiết về cây tre
a. Tả thân cây tre
Cây trek hi chưa thành cây là măng, măng có thể đem nấu ăn
Thân cây tre màu xanh, khi về già màu vàng
Thân cây tre thường cao khoảng 7m
Thân cây tre có nhiều nấc và mắc nhọn
Thân cây tre có nhiều đốt
b. Tả lá và cành của cây tre
c. Cây tre với đời sống người dân
III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về cây tre
Ví dụ: cây tre có ý nghĩa rất lớn đối với người dân quê em. Cây tre mang ý nghĩa tinh thần và có nhiều hữu ích cho người dân.
I. Mở bài: giới thiệu về cây tre
Ví dụ: tôi sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nông thôn nghèo khó. Chính vì thế những gì thân thuộc đối với tôi là cánh đồng xanh thắm, những cánh cò lả lơi, một dòng sông xanh biếc, và đặc biệt là những lũy tre xanh đầu làng.
II. Thân bài: tả cây tre
1. Tả bao quát về cây tre
2. Tả chi tiết về cây tre
a. Tả thân cây tre
Cây trek hi chưa thành cây là măng, măng có thể đem nấu ăn
Thân cây tre màu xanh, khi về già màu vàng
Thân cây tre thường cao khoảng 7m
Thân cây tre có nhiều nấc và mắc nhọn
Thân cây tre có nhiều đốt
b. Tả lá và cành của cây tre
c. Cây tre với đời sống người dân
III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về cây tre
ko có lớp thôi tham khảo viết về mẹ nhe s
Dàn ý Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em - Bài tham khảo 11. Mở bài: Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.
– Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời.
– Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con.
2. Thân bài:
– Mẹ tôi năm nay 35 tuổi
– Dáng vóc: thanh mảnh, làn da trắng trẻo, mái tóc đen và dài, đôi mắt to tròn, và khuôn mặt phúc hậu.
– Mẹ là người dịu dàng, hòa nhã và luôn đối xử tốt với mọi người. Trong nhà mẹ là người lo lắng, chăm sóc các thành viên trong gia đình.
– Buổi sáng mẹ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng và chuẩn bị cho em đi học và bố đi làm.
– Buổi trưa mẹ giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ.
– Buổi tối mẹ chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình, nấu những món mà em thích. Bữa ăn là thành quả vất vả của mẹ trong cả ngày.
– Những lúc em không nghe lời, hay mắc lỗi nhưng mẹ cũng không bao giờ lớn tiếng hay dùng đòn roi mà mẹ cần em trình bày rõ chuyện rồi phê bình, nhắc nhở không tái phạm. Mẹ thật tâm lý và tình cảm.
– Mẹ em làm kế toán ở cơ quan công việc thường xuyên bận rộn nấy là cuối tuần. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ, cẩn thận.
– Những lúc rảnh rỗi mẹ thường đọc sách và hướng dẫn em làm bài tập.
– Mẹ luôn cho chu toàn cho gia đình và cả công việc. Mẹ em là người phụ nữ thật tuyệt vời.
3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, sự yêu thương đối với mẹ.
– Mẹ là cả một thế giới, mẹ luôn chăm lo và hi sinh vì con cái.
– Em yêu mẹ rất nhiều và chắc chắn sẽ học thật tốt để mẹ luôn vui.
Tham khảo
1. Mở bài:
Cần Thơ vốn nổi tiếng là vùng đất hào hiệp với những con người Nam bộ phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, với những cánh đồng còn bay thẳng cánh và những khu vườn cây trái sum suê. Hòa chung dòng chảy nhộn nhịp của xã hội nhưng Cần Thơ vẫn có những khoảng trời trầm mặc khiến cho du khách phải ngẩn ngơ mà nhớ về một dòng sông có thơ và nhạc mang tên Ninh Kiều. Không phải đơn thuần mà người dân Cần Thơ xưa nay vẫn tự hào hát với nhau rằng: Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân
1. Thân bài:
Ninh Kiều xưa vốn là một bến nước đầu chợ Cần Thơ với những hàng dương xanh rì. Tương truyền có một vị vua nhà Nguyễn đã đi qua đây và nghe văng vẳng tiếng hò, tiếng hát cùng với sự thơ mộng của dòng sông, ngài ấy đã đặt tên cho nơi đây là Cần Thi Giang. Có một khoảng thời gian dài bến nước Cầm Thi được biết đến với tên bến Hàng Dương. Sau này, khi được đổi tên thành bến Ninh Kiều để ghi nhớ một trận chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn thì bến Ninh Kiều mới chính thức được biết đến trong tên gọi mĩ miều này.
Nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, phía hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, nhưng bến Ninh Kiều lại tách mình ra khỏi sự ồn ào, náo nhiệt giống như một thiếu nữ đưa đò thầm lặng nơi bến sông, bến Ninh Kiều cũng khoác lên mình chiếc áo giản dị của quê hương mà vẫn duyên dáng, xinh tươi. Mang hơi thở của nước sông mát rượi và những hàng cây được chăm bón tốt tươi, Nếu tham quan vào ban ngày du khách sẽ tận hưởng được cảm thư thái của bầu không khí trong lành và ngắm những đóa hoa vừa hé nở còn đọng sương mai. Bến Ninh Kiều ngày càng thay da đổi thịt để không phụ tấm chân tình của người đến đây. Con đường đi được lát gạch sáng bóng, những chậu cây cảnh cắt tỉa và trang trí đẹp mắt. Những hàng ghế đá đặt cạnh lối đi sẽ là nơi dừng chân nghỉ ngơi của du khách cũng là nơi bao nhiêu đôi trai gái, bạn bè, gia đình ngồi tâm sự. Ban ngày, chúng ta có thể ngắm rõ khuôn mặt của Bác Hồ trên bức tượng của người được đặt ngay trung tâm của công viên Ninh Kiều với tất cả tấm lòng thành của người Nam bộ. Bức tượng đài của Hồ Chí Minh vốn dĩ được xây năm 1976, năm 2009, chính quyền địa phương đã cho trùng tu lại thành một bức tượng bằng đồng cao 7,2m và nặng gần 13 tấn. Đến tham quan Ninh Kiều vào những ngày đại lễ sẽ thấy được không khí dâng hương lên Người bằng sự trang nghiêm, thành kính. Từ tháng 2 năm 2016, bến Ninh Kiều lại càng có sức hấp dẫn hơn khi dự án cầu đi bộ đã hoàn thành. Đây là chiếc cầu lí tưởng nối bến Ninh Kiều và cồn Cái Khế với chiều dài 200m và rộng 7,2m. Phía trên và dưới hạ cầu là một hệ thống đèn led được thắp sáng vào ban đêm. Điểm nhấn của chiếc cầu là hai bông sen thật lớn đặt phía trên mà mỗi cánh là những gam màu khá nhau. Có lẽ bến Ninh Kiều thật sự đẹp nhất là vào ban đêm, những ngày trời trong, gió nhẹ, đứng bên đây bến có thể phóng tầm nhìn qua Xóm Chày và Cồn Ấu đang rực rỡ ánh đèn. Cảnh buôn bán, vận chuyển hàng hóa ban ngày đã lui dần thay vào đó là thời gian để mãn nhãn trước những ánh sáng đẹp của hệ thống đèn trên bến Ninh Kiều và Cầu đi bộ. Đứng quay mặt ra phía sông và ngắm dòng nước đang lượn lờ như một khúc hát bịn rịn sẽ khiến lòng nhẹ nhàng hơn sau những bộn bề cuộc sống. Nếu muốn tận hưởng cảm giác đi trên thuyền và nghe những giai điệu du dương của âm nhạc, du khách có thể lên du thuyền hoặc dạo một vòng dọc bờ sông bằng xuồng máy đuôi tôm. Không còn cảnh mua bán chen chúc và tiếng mặc cả, Ninh Kiều giờ đây có những con đường chuyên bán thức ăn vặt và bán quần áo, đồ chơi…đáp ứng nhu cầu ăn uống và mua sắm của khách. Nếu tham quan bến Ninh Kiều vào dịp tết, du khách sẽ khó cưỡng lại vẻ đep của những khóm hoa được bày bán nơi đây. Bến Ninh Kiều là một nỗi niềm thơ và nhạc của biết bao tao nhân, mặc khách. Có nhạc sĩ nào đã một lần qua bến Ninh Kiều để rồi trọn đời nhớ thương cô gái nhỏ miệt vườn “Đêm nay qua bến Ninh Kiều, nhớ về bóng dáng em yêu”. Hay một nhà thơ đã tìm về đây trong nỗi nhớ niềm thương “Tôi trở lại bến Ninh Kiều sông Hậu/ Tìm lại người thương nhớ bến sông xưa”. Không biết là trùng hợp hay ngẫu nhiên mà bến Ninh Kiều lại gắn bó với hình ảnh một người con gái đã chiếm trọn trái tim của bao người.
3. Kết bài:
Cùng với bến Ninh Kiều, Cần Thơ đang vươn vai để trở mình trong diện mạo trưởng thành của một vùng đất mới. Cần Thơ giờ đây đã khẳng định mình là một đầu mối quan trọng trong phát triển kinh tế vùng và đời sống, xã hội của người dân địa phương cũng ngày một nâng cao, văn minh, hiện đại. Bến Ninh Kiều vẫn mãi là một điểm đến hứa hẹn cho du khách thập phương tìm về với nét hoang sơ, giản dị mà thơ mộng của miền sông nước.
tham khảo
Câu hát bâng khuâng đưa ta về một miền Nam Bộ, nơi có những thiên cảnh làm vướng bận bao tao nhân mặc khách. Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi kênh rạch.
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về.
Cần Thơ tiếp giáp với 6 tỉnh: bắc giáp An Giang và Đồng Tháp, nam giáp Sóc Trăng, Bạc Liêu, tây giáp Kiên Giang, đông giáp Vĩnh Long. Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông cần Thơ, sông Cái Tư, sông Cái Sàn, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xã No. Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91. Cần Thơ là trung tâm giao thông thủy bộ của cả vùng Nam Bộ, nối liền với Campuchia, có bến cảng khá lớn tiếp nhận tàu 5000 tấn, có sân bay Trà Nóc nằm bên bờ sông Hậu. Từ xa xưa, Cần Thơ đã được coi là trung tâm của lúa gạo miền Tây Nam Bộ, hiện nay là một trong những tỉnh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo chính của cả nước. Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu là tôm cá nước ngọt (hơn 5000 ha ao nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi heo, gà, vịt. Các ngành công nghiệp hiện có chủ yếu là điện năng (nhà máy điện Trà Nóc: 33000kw), kĩ thuật điện, điện tử, hóa chất, may, da và chế biến nông sản, thủy sản…là thế mạnh của tỉnh.
Xứ sở ấy là của những con người hào phóng, các tài tử giai nhân cần Thơ. Họ luôn tự hào và kiêu hãnh khi nhắc đến bến Ninh Kiều:
“Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”
Xưa, bến Ninh Kiều là một bến sông đầu chợ cần Thơ. Ninh kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông: bến Hàng Dương. Công việc giao thương ngày thêm phồn thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần trở thành một thắng cảnh của đất Tây Đô. Sau 1958, bến này chính thức được đặt tên là bên Ninh Kiều. Dân gian truyền tụng rằng xưa, tại Ninh Kiều vào nhũng đêm trăng sáng, thuyền bè tấp nập, tài tử giai nhân cùng nhau lĩnh xướng thơ ca, do vậy bến này còn gọi là bến Cầm Thi, cầm Thi đọc trại là Cầm Thơ, rồi sau trại ra thành cần Thơ, là tên của đất cần Thơ xưa nay vậy. Nay, Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố cần thơ. Theo Nghị định số 05/ 2004/ NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, quận Ninh Kiều được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phần lớn các phường nội thành của thành phố Cần Thơ cũ gồm Cái Khế, An Hòa, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố Cần Thơ cũ). Quận Ninh Kiều có gần ba ngàn hecta diện tích tự nhiên (2.922.04ha) và 206.213 nhân khẩu (năm 2004).
Người Cần Thơ luôn tự hào với bến Ninh Kiều, nơi bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa, thơ mộng. Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hay tìm đến, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông cần Thơ, gần trung tâm thành phố cần Thơ. Trên bến sông, thuyền bè luôn qua lại tấp nập, chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên bến Ninh Kiều là cảng cần Thơ, cảng này được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn, gần bến Ninh Kiều có chợ cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ. Thời gian đắp đổi khôn lường như dòng sông Hậu hiền hòa trôi xuôi. Ninh Kiều nay là niềm tự hào của dân cần Thơ, đây không chỉ là nơi các thương buôn tìm đến, mà còn là nơi các tao nhân mặc khách bao lần bịn rịn, lưu luyến bến Hàng Dương:
"Đất Châu Thành anh ở
Xứ Cần Thơ em về
Bấy lâu sông cạn biển thể
Phân tay mai trúc, dầm dề cuộc châu”
Thật chẳng quá lời nếu ta nói Ninh Kiều là một kho trái cây đầy ắp, bởi liền kề với bến sông lại là nơi tập trung những quả ngon, vật lạ của Nam Bộ như xoài tượng, xoài thanh ca, xoài giòn của Cao Lãnh, vú sữa trắng, quít đường của cần Thơ, măng cụt/ sầu riêng hay bưởi Biên Hòa, mít tố nữ Bà Rịa – Vũng Tàu, nhãn Bạc Liêu, cam mật Sa Đéc…Cần Thơ hôm nay có nhiều nét đổi thay, là một thành phố năng động, trẻ trung, Tây Đô, một danh xưng đầy tự hào của thành phố Cần Thơ, nay được đặt trong khu công nghiệp, bến Ninh Kiều vẫn từng ngày chung ánh ban mai, chung những buồn vui hay lo toan vất vả… từ đó, lời thơ, tiếng hát vẫn ngày ngày cất lên….:
Cần Thơ ngày tôi đến
Mưa nhạt nhòa phố sông
Đường mênh mông gió lộng
Tự hỏi người biết không?
Cần Thơ ngày anh xa
Có mắt ai lệ nhòa?
Có biết em chờ đợi
Dù một lần người qua?
Ai đi về Cần Thơ
Cho tôi hỏi bao giờ
Bước chân yêu chung nhịp
Trên Ninh Kiều mộng mơ?
Những bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh trên đây hi vọng đã mang lại cho bạn những ý tưởng mới mẻ và thú vị, đồng thời giúp các bạn biết thêm được nhiều địa danh nổi tiếng trên đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta.
refer
I. Mở bài: Khái quát về đối tượng thuyết minh – vùng đất Bến Tre.
Giới thiệu chung về tỉnh Bến Tre.Nhận định tổng quan về tỉnh Bến Tre.II. Thân bài: Thuyết minh chi tiết về tỉnh Bến Tre.
-Thuyết minh những thông tin cơ bản về tỉnh Bến Tre:
Vị trí địa lý, tiếp giápKhí hậuDiện tích, đơn vị hành chính.Lịch sử hình thành.Đặc điểm dân cư-Thuyết minh cụ thể những đặc điểm nổi bật của tỉnh Bến Tre:
Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng của Bến Tre.Những đặc sắc về văn hoá, lịch sử, đặc sản nổi tiếng ở Bến Tre.Những giá trị và đóng góp của Bến Tre đối với đất nước.III. Kết bài: Cảm nhận về Bến Tre và những bài học, suy nghĩ của bản thân.
Bạn tham khảo:
I. Mở bài: Khái quát về đối tượng thuyết minh – vùng đất Bến Tre.
- Giới thiệu chung về tỉnh Bến Tre.
- Nhận định tổng quan về tỉnh Bến Tre.
Vd: Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tỉnh Bến Tre có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, địa bàn nằm trên ba cù lao là cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long bồi tụ nên (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Hàm Luông dài 71 km, sông Cổ Chiên dài 82 km).
Hoặc: Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Xưa kia, tỉnh Bến Tre là vùng hoang vu, nhưng sau đó có một vài nhóm người đến định cư và thường tập trung nơi đất cao trên các giồng các ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt. Chính vì thế, những cư dân mới đến vùng đất này đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, trong đó nhà cổ hơn 100 tuổi Huỳnh Phủ tại xã Đại Điền, huyện Thạch Phú là một minh chứng cụ thể.
II. Thân bài: Thuyết minh chi tiết về tỉnh Bến Tre.
-Thuyết minh những thông tin cơ bản về tỉnh Bến Tre:
+ Vị trí địa lý, tiếp giáp
+ Khí hậu
+ Diện tích, đơn vị hành chính.
+ Lịch sử hình thành.
+ Đặc điểm dân cư
-Thuyết minh cụ thể những đặc điểm nổi bật của tỉnh Bến Tre:
+ Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng của Bến Tre. (Chùa Vạn Phước, Cồn quy, Cồn phụng,...)
+ Những đặc sắc về văn hoá, lịch sử, đặc sản nổi tiếng ở Bến Tre.Những giá trị và đóng góp của Bến Tre đối với đất nước.
III. Kết bài: Cảm nhận về Bến Tre và những bài học, suy nghĩ của bản thân.
Vd: Bến Tre là nơi xứ dừa, nơi ghi lại bao chiến công anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ. Không biết cây dừa đã làm nên Bến Tre hay Bến Tre đã làm nên cây dừa. Dẫu thế nào thì từ trước đến nay, dừa đã là một phần thân thuộc trong cuộc sống của người dân miệt vườn Bến Tre. Và hãy về thăm thú Cồn Phụng, cầu Rạch Miễu… nơi rừng dừa và cây trái phương Nam và nghe các má, các cô kể về chiến công của “đội quân tóc dài” thời kháng chiến chống Mỹ.
Hoặc: Bến Tre có cơ hội và tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, trong đó du lịch sinh thái và du lịch văn hóa – lịch sử đang ngày càng thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Hiện tỉnh đang có những định hướng nhằm đưa ngành “công nghiệp không khói” này trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Học tốt nhé.