K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Dựa vào liên kết nơron thần kinh và vai trò và chức năng của nơron thần kinh người ta chia số nơron thần kinh thành các loại sau:

+ Nơron hướng tâm – Nơron cảm giác: Nơron hướng tâm có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, giữ vai trò truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
+ Nơron trung gian- Nơron liên lạc: Có vị trí nằm trong trung thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.
+ Nơron li tâm – Nơron vận động: Nơron có thân nằm trong trung ương thần, sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng, truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.

Nơron thần kinh được biết đến là thành phần quan trọng nhất trong bộ não, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền và cảm ứng của não bộ. Vì thế những xung đột, tổn thương đến loại nơron này là rất nguy hiểm.

17 tháng 2 2022

Tham khảo

Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh. Mỗi nơron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh  một sợi trục. ... Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. 

Nơron có chức năng cảm ứng  dẫn truyền xung thần kinh.

- Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:

+ Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)

+ Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

- Dạ dày:

+ Biến đổi cơ học: Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.

+ Biến đổi hóa học: Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin.

27 tháng 12 2020

+ dạ dày : 

-Có lớp cơ rất dày và khoẻ gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo

-Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

+ Ruột non :

- Ruột non dài 

- hệ thống mao mạch dày đặc

- chứa nhiều emzym quan trọng để biến đổi thức ăn

Cấu tạo của da:

– Lớp biểu bì:

   + Tầng sừng

   + Tầng tế bào sống

– Lớp bì:

   + Thụ quan

   + Tuyến nhờn

   + Cơ co chân lông

   + Lông và bao lông

   + Tuyến mồ hôi

   + Dây thần kinh

   + Mạch máu

– Lớp mỡ dưới da

   + Lớp mỡ

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 41 trang 133:

– Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da?

– Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước?

 

– Da ta có phản ứng như nào khi trời quá nóng hoặc quá lạnh?

– Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?

– Tóc và lông mày có tác dụng gì?

Trả lời:

– Vào mùa hanh khô, ta thường thấy những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn vì lớp ngoài cùng của da là tầng sừng gồm những tế bào chết hóa sừng xếp sít nhau và rất dễ bong ra.

– Da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước là do dưới da có các mô liên kết chắt chẽ với nhau và có các tuyến tiết chất nhờn.

 

– Khi trời quá nóng mao mạch dưới da dãn ra dẫn đến tiết mồ hôi. Khi trời quá lạnh, các mao mạch dưới da co lại dẫn đến cơ chân lông co lại.

– Lớp mỡ dưới da chứa chất dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

– Tóc tạo lớp đệm không khí chống tia tử ngoại, điều hòa nhiệt độ

– Lông mày ngăn nước và mồ hôi xuống mắt.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 41 trang 133:

– Da có những chức năng gì?

– Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ?

– Bộ phận nào của da giúp da tiếp nhận các kích thích? Bộ phận nào thực hiện chức năng bài tiết?

– Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào ?

Trả lời:

– Chức năng của da là tạo nên vẻ đẹp của con người và có chức năng bảo vệ cơ thể, điều hòa thân nhiệt, các lớp của da đều phối hợp thực hiện chức năng này.

– Đặc điểm giúp da thực hiện chức năng bảo vệ là: các sợi mô liên kết chặt chẽ với nhau, tuyến nhờn và lớp mỡ dưới da

 

– Bộ phận giuos da tiếp nhận kích thích là thụ quan. Bộ phận thực hiện chức năng bài tiết là tuyến mồ hôi.

– Da điều hòa thân nhiệt bằng các tiết mồ hôi và co cơ chân lông.

Bài 1 (trang 133 sgk Sinh học 8) : Da có cấu tạo như thế nào ? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không ? Vì sao?

Lời giải:

    – Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống. Ở ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp xít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo thành tế bào mới thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da.

    – Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi ô liên kết bện chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu.

    – Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ có vai trò cách nhiệt.

   Lông mày có vai trò không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt. Vì vậy, không nên lạm dụng kem phấn, nhổ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày.

19 tháng 10 2021

giúp mình với ạ :(((

 

20 tháng 2 2017

*) Nhân có hình cầu hoặc hình bầu dục đường kính khoảng 5 micromet được cấu tạo gồm 3 phần:

- Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao đổi chất giữa nhân với tế bào. Màng ngoài nối với màng lưới nội chất . trên màng có nhiều lỗ nhân, có gắn các phân tử protein cho phép các chất cần thiết đi vào và ra khỏi nhân.

- Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất, gồm protein và ARN

- Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp phân chia tế bào, những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng và hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm có: prôtein và ADN.

23 tháng 2 2021

máu gồm 2 phần : các tế bào máu và huyết tương 

các tế bào máu chiếm 45% thể tích, còn lại của huyết tương

các tế bào máu gồm bạch cầu(bải vệ cơ thể), tiểu cầu(tạo ra một loại enzim làm đông máu), hồng cầu(vạn chuyển chất khí trong quá trình trao đổi chất )

huyết tương có protein, lipit, vitamin, glucose, muối khoáng , chất tiết, chất thải, nước (90%)

25 tháng 12 2021

- Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn -> tăng hiệu quả hấp thu (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên đơn vị thời gian...). 

- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột -> tăng hiệu quả hấp thu (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).

* Người ta khẳng định ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hoá đảm nhận vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng là căn cứ vào các bằng chứng sau:

- Ruột non có bề mặt hấp thụ rất lớn (tới 400 - 500m2), lớn nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hoá.

- Ruột non còn có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc.

Thực nghiệm phân tích thành phần các chất của thức ăn trong các đoạn ống tiêu hoá (hình 29-2 SGK) cũng chứng tỏ sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra ở ruột non.

Tham khảo:

https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-8/phan-tich-dac-diem-cau-tao-cua-hong-cau-phu-hop-voi-chuc-nang--faq508840.html