K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2022

Gạch chân những câu thơ ở khổ thơ thứ hai cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp:

Mai rồi con lớn khôn 

Chim không còn biết nói 

Gió chỉ còn biết thổi 

Cây chỉ còn là cây 

Đại bàng chẳng về đây 

Đậu trên cành khế nữa 

Chuyện ngày xưa, ngày xửa 

26 tháng 4 2022

thank bạn

cho bài thơ "Sang năm con lêm bảy  Sang năm con lên bảy Cha đưa con đến trường Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con. Mai rồi con lớn khôn Chim không còn biết nói Gió chỉ còn biết thổi Cây chỉ còn là cây Đại bàng chẳng về đây Đậu trên cành khế nữa Chuyện ngày xưa, ngày xửa Chỉ là chuyện ngày xưa. Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong...
Đọc tiếp

cho bài thơ "Sang năm con lêm bảy 

Sang năm con lên bảy
Cha đưa con đến trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con.

Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xưa, ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa.

Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.

Câu 1: Giai nghĩa từ "đi" trong câu thơ " Đi qua thời thơ ấu".

Câu 2: Rút ra thông điệp, ý nghĩa với bản thân em qua bài thơ.

Giup mình với cần gấp! mình chỉ thêm câu 1 thôi nhé hihi!

 

2
2 tháng 8 2023

Bài thơ "Sang năm con lên bảy" mang đến thông điệp về sự trưởng thành và nhận thức về thế giới xung quanh. Bài thơ cho thấy sự thay đổi của con khi trưởng thành, từ việc nghe thấy tiếng chung cho đến việc chỉ còn nghe tiếng người nói với con. Điều này có thể thể hiện sự mất đi của sự trong sáng và khám phá tinh thần của tuổi thơ.

Bài thơ cũng nhấn mạnh về sự khác biệt giữa thời thơ và thời trưởng thành. Chim không còn biết nói, gió chỉ biết là, cây chỉ còn là cây, đại bàng không trở về và chuyện ngày xưa chỉ là chuyện ngày xưa. Điều này cho thấy sự mất đi của sự kỳ diệu và sự ngây thơ trong cuộc sống khi trưởng thành.

Thông điệp chính của bài thơ là sự nhận thức về sự thay đổi và sự mất đi trong quá trình trưởng thành. Bài thơ khuyến khích chúng ta hãy trân trọng và tận hưởng những khoảnh khắc khắc trong tuổi thơ, vì sau này khi trưởng thành, chúng ta sẽ không còn cảm nhận được những điều kỳ diệu và thơ ngây như trước đây.
...

2 tháng 8 2023

Thông điệp qua bài thơ: nên biết trân trọng thời thơ ấu khi bản thân ta có một trí óc sáng tạo, trái tim đơn giản dễ hạnh phúc và khi lớn lên rồi hãy sống có nghĩa sống cố gắng phát triển bản thân để "giành" được nhiều điều ta muốn như cuộc sống tốt, đạt được ước mơ, hoài bão của mình.

Ý nghĩa của bài thơ: thể hiện nên sự trân quý tuổi thơ ấu là đẹp đẽ, vui tươi, hồn nhiên nhất trong đời mỗi người và bản thân nên trân trọng thời gian được nhìn ngắm cuộc đời dù là khi nhỏ tuổi dù là khi trưởng thành; hãy luôn cố gắng để bản thân đạt được hành phúc tốt đẹp mình mong muốn.

10 tháng 9 2020

các bạn ơi hãy giụp mình với mình đang cần gấp

14 tháng 9 2020

chờ xíu giải liền

......................................Họ và tên HS: ................................................ ÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5 – BÀI SỐ 3CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNGĐàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằnglăng non. Những con chim mỏi cánh xuống đây nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành:- Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân...
Đọc tiếp

......................................Họ và tên HS: ................................................ ÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5 – BÀI SỐ 3
CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNG
Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng
lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống đây nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành:
- Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.
À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim
vành khuyên đậu nhẹ trên cây chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành.
Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt
khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong
từng khe vỏ rách lướp tướp.
Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ
lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi... bắt được rồi... Như hỏi cây: Đỡ đau chưa?
Khỏi đau chưa? Có gì đâu, chứng em giúp cho cây khỏi đau rồi chóng lớn, chóng có bóng lá,
che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi.
Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động...
Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Vành khuyên trò
chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.
Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn
nghe tiếng vành khuyên ríu rít:
- Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên!...
Câu 1: Đàn chim vành khuyên đậu xuống cây bằng lăng để làm gì?
A. Để nghỉ chân. B. Để bắt sâu cho cây. C. Để trú mưa.
Câu 2: Những từ ngữ nào trong bài cho thấy chim vành khuyên bắt sâu rất cần mẫn:
A. Nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Mỏ như xát mặt với vỏ cây.
B. Mắt trắng long lanh, đôi chân thoăn thoắt.
C. Lách mỏ tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.
D. Ý A và C đúng.
Câu 3: Những chi tiết nào miêu tả niềm vui của chim vành khuyên?
A. Ríu rít chuyền lên, chuyền xuống.
B. Há mỏ lên rồi nhún chân hót như báo tin vui. Reo mừng hát cho bằng lăng nghe.
C. Tìm sâu ở lộc cây, ở cành, ở những chiếc lá.
D. Ý A và B đúng.
Câu 4: Hình ảnh nào trong bài cho thấy cây bằng lắng rất xúc động trước việc làm của vành
khuyên?
A. Bằng lăng vui sướng, reo mừng khi nghe vành khuyên báo tin.
B. Bằng lắng xúc động, lặng người nghe vành khuyên hát.
C. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã, bằng lăng khóc vì cảm động.
D. Bằng lăng khỏi đau, chóng lớn, có bóng lá xanh tươi.
Câu 5: Bài văn nói lên điều gì sâu sắc?
A. Cần biết bắt sâu cho cây xanh tốt. C. Vành khuyên là loài chim có ích.
B. Ai giúp đỡ người khác sẽ có niềm vui và hạnh phúc.
Câu 6: Câu chuyện cho em cảm nhận điều gì về tình bạn giữa vành khuyên và bằng lăng?
......................................

bạn nào làm được mình tick cho

4
2 tháng 4 2020

1. B    2. D   3. D   4. B     5. B

câu 6 mình vẫn chưa nghĩ ra

2 tháng 4 2020

1. B 
2. D
3. D
4. C
5. B
 

Vũ Kánh Linh vào nhận hàng đê Đối với lứa tuổi học trò chúng em, khi nhắc tới làng quê thân yêu, không ai là không có ấn tượng về một loài cây nào đó. Riêng em, em lại thích cây khế. Đó là một loài cây bình dị, mộc mạc nhưng để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quyên.Không hiểu sao em lại yêu cây khế đến thế. Cứ mỗi lần về quê là em chạy ra ngay gốc cây để ngắm nhìn nó. Hay có lẽ...
Đọc tiếp

Vũ Kánh Linh vào nhận hàng đê

Đối với lứa tuổi học trò chúng em, khi nhắc tới làng quê thân yêu, không ai là không có ấn tượng về một loài cây nào đó. Riêng em, em lại thích cây khế.
Đó là một loài cây bình dị, mộc mạc nhưng để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quyên.
Không hiểu sao em lại yêu cây khế đến thế. Cứ mỗi lần về quê là em chạy ra ngay gốc cây để ngắm nhìn nó. Hay có lẽ vì em và cây bằng tuổi nhau nên có quan hệ thân thiết đến vậy chăng?
Gốc cây không to lắm nhưng tán lá rất rộng. Dưới tán lá này, em nghịch rất nhiều trò. Cây khế tuy to như vậy nhưng mà hoa của nó bé nhỏ li ti. Những chùm hoa bám chặt vào thân như chẳng muốn rời. Vào mùa hoa kết trái khi cơn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa bé nhỏ lấm tấm như vẩy vàng rơi rơi làm cho em cảm thấy thích thú. Ông em bảo cánh hoa đang làm nhiệm vụ của mình cho quả khế được sinh ra. Trong nắng hè oi bức, những chùm khế như ngôi sao sáng trên bầu trời.
Từ bé cây khế đã làm bạn của em. Khi em còn nhỏ ông em hay bế em ra gốc cây khế và nói rằng:
- Cháu ông lớn nhanh và gặt hái nhiều thành quả như cây khế đơm hoa kết trái này nhé!
Năm lớp bốn là năm em về quê lâu nhất năm đó, em trèo lên cây khế lấy quả nhưng không may gãy mất một cành. Em cảm thấy rất sợ vì đây là cây khế mà ông em quý nhất. Thật may may, ông đã không ,mắng em mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng:
- Lần sau cháu trèo lên cây phải cẩn thận, không làm gãy cành vì cây khế cũng biết đau như con người ấy.
Em càng lớn lên, cây khế càng to, ông em ngày càng già yếu đi. Vào những ngày cuối cùng ông dắt em ra bên cạnh gốc khế dặn em phải chăm sóc cây khế như cái gì đó thân thiết với mình. Bây giờ đúng dưới gốc cây khế, em nhớ lại lời dạy của ông lúc nào. Qua tán cây, em thấy nụ cười nhân từ hiền dịu của ông.
Cây khế không chỉ làm em nhớ đến quê hương mà còn là người bạn thân thiết, là sợi dây tình cảm của em và ông. Mỗi lần nhìn khế đậu quả em lại nhớ đến bao tình cảm thương yêu, trìu mến mà ông dành cho em. Cho thiên nhiên xung quanh.

0
26 tháng 7 2019

a) Rồi đây đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. (Đề bài : Tả cây bàng ở sân trường em.)

- Có thể dùng, vì trong đoạn kết này, người viết đã nói lên được tình cảm của mình đối với cây.

b) Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. (Đề bài : Tả cây phượng ở sân trường em.)

- Có thể dùng, vì kết bài đã nói lên được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.

                                                          Mai rồi con lớn khôn                                                          Chim không còn biết nói                                                          Gió chỉ còn biết thổi                                                          Cây chỉ còn là cây                                                          Đại bàng chẳng về đây                                                          Đậu trên...
Đọc tiếp

                                                          Mai rồi con lớn khôn

                                                          Chim không còn biết nói

                                                          Gió chỉ còn biết thổi

                                                          Cây chỉ còn là cây

                                                          Đại bàng chẳng về đây

                                                          Đậu trên cành khế nữa

                                                          Chuyện ngày xưa ngày xửa

                                                          Chỉ là chuyện ngày xưa

                                                                            (Vũ Đình MInh, sang năm con lên bảy)

   Đoạn thơ trên viết về những thay đổi khi ta lớn lên. Từ nội dung đó, em hãy kể câu chuyện với nhan đề"Khi tôi khôn lớn"

1
9 tháng 3 2021

khi mà tôi lớn , tôi thấy mik hồi nhỏ thật ngu ngốc , thấy người lớn đếm ngày bằng đốt tay , vậy là thỉnh thoảng đang chơi vui , lại nói 

Ê , tụi bay từ từ đã 

rồi cững bắt chước đếm từng đốt ngón tay , thấy tụi nó ngơ ngác nhìn ko hiểu , tôi đắc ý lắm nhưng thực chất cũng chẳng hiểu mik đang làm gì . rồi khi thấy viết lách gì đó , cũng lấy giấy bút lên viết vài thứ loằng ngoằng . khi thấy trong phim họa sĩ vẽ người trc mặt , cx bắt tụi nó vẽ mình trong khi bức tranh thì cái cổ to hơn cái đầu , cánh tay to tướn như bị thắt lại ở nách , đôi chân dài và to chắc cũng gấp 3 gấp 4 cái nữa người trên , cái eo chỉ nhỏ bằng 1 cía gạch xuống .... vậy mà tụi nó cụng vỗ tay ầm ầm khen đẹp 

đó , đó là khi tôi còn nhỏ . bây giờ thì khác rồi , tôi phải học tập , đối đầu với những bài tập khó , những bài thi hồi hộp và cả những thất bài . tôi được học , được biết rất nhiều thứ : cách chúng ta đuợc hình thành , tiên ko có thật , ông già noel sẽ chẳng bao giờ đến .... tất cả mọi thứ đều chống lại những gì mà hồi nhỏ tôi từng nghĩ  . khi chúng ta biết nhiều thứ , đối mặt với xã hội giả tạo , với cuộc đời khó khăn , với những rào cản .. tôi đã học đc cách dấu đi cảm xúc của chính mik , tự tạo ra 1 cái nụ cười giả tạo . tôi chẳng còn mông lung chờ đợi chị hằng từ cung trăng , chẳng còn đợi 1 cô tiên xuất hiện ban cho tôi 1 đôi cánh ....  tất cả đều bị dập tắt bởi 1 xô nước có tên là thức tế , khi tôi lớn lên đồng nghĩa vs việc tôi chẳng còn những ảo tưởng hão huyền ấy , cứ nghĩ mik là nữ chính trong 1 bộ phim .... nhưng giờ tôi biết rằng thế giới này ko sinh ra vì tôi , ko chỉ để dành cho 1 mik tôi , tôi ko phải nữ hoàng .......mà tôi sinh ra vì thế giới này . cuộc đời ko như là mơ , nó làm tôi vấp ngã và hoàn toàn bất lực , rồi nó lại túm tóc tôi kéo lên , nó giống như tôi là nô lệ và tôi phải tự đứng lên để đánh bại tất cả thì mới vươn đc tới thành công cũng chính là thoát cảnh nô lệ . tuổi thơ khi đầu ta là 1 tờ giấy trắng trôi qua rất  nhay , bây giờ tuôi thơ hiện tại của tôi đã có khá khá mực rồi , mực thì sẽ ko tẩy đc cũng như tôi ko lấy lại những kí ức đó đc nữa rồi

Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó.a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc...
Đọc tiếp

Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó.

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

(đến ngày đến tháng, mùa đông)

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đai bàng vẫn bay lươn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)

1
19 tháng 8 2018

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

(đến ngày đến tháng, mùa đông)

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đai bàng vẫn bay lươn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)