1. Trình bày cấu tạo lớp vỏ khí ?
2.Trình bày nguyên nhân và biểu hiện của các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí ?
3. Vẽ sơ đồ phân bố khí áp và các loại gió chính trên Trái Đất? (Cho hình ảnh cũng được)
Vì sao gió tín phong lại thổi từ 30 B, N về xích đạo?
4. Khi nào sinh ra mưa? Vì sao mưa nhiều ở xích đạo và mưa ít ở 2 cực?
Các bạn trả lời đầy đủ nhé!!!!!!! Hạn là 18:00 ngày 16/3/2021 (Thứ Ba)
1 .Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển:
- Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này:
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C).
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….
- Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.
- Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng
2.
Theo vị trí gần hay xa biển: Những miền gần biển: mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn những miền nằm sâu trong đất liền.
– Theo độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
– Theo vĩ độ: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.
3.
4.Khi trời nắng làm bốc hơi nước ở giếng,sông,ao,hồ,...,những hơi nước đó tích tụ thành những đám mây nhẹ hoặc nặng tùy theo hơi nước nhiều hay ít. những đám mây đó bay lên cao, càng lên cao càng lạnh khiến hơi nước đọng lại thành những hạt nước, những đám mây chứa nước này càng ngày càng nặng và khi ko thể chứa được nữa thì rơi xuống tao ra mưa.
Xin lỗi bạn mình thiếu phần 2 câu 4
Vì sao mưa nhiều ở xích đạo và mưa ít ở 2 cực?
- Vì ở đó rất nóng, khi mặt trời chiếu nắng xuống sẽ làm đất, nước,... bốc hơi lên; Gần xích đạo sẽ nóng quanh năm nên lượng bốc hơi càng nhiều nên sẽ có lượng mưa nhiều hơn những nơi gần 2 cực Bắc, Nam