I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài thơ và thực hiện yêu sau:
Chót trên cành cao vót
Mấy quả sấu con con
Như mấy chiếc khuy lục
Trên áo trời xanh non.
Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ
Làm mấy quả sấu tơ
Càng nhỏ xinh hơn nữa.
Trái con chưa đủ nặng
Để đeo oằn nhánh cong.
Nhánh hãy giơ lên thẳng
Trông ngây thơ lạ lùng.
Cứ như thế trên trời
Giữa vô biên sáng nắng
Mấy chú quả sấu non
Giỡn cả cùng mây trắng
Mấy hôm trước còn hoa
Mới thơm đây ngào ngạt,
Thoáng như một nghi ngờ,
Trái đã liền có thật.
Ôi! từ không đến có
Xảy ra như thế nào?
Nay má hây hây gió
Trên lá xanh rào rào.
Một ngày một lớn hơn
Nấn từng vòng nhựa một
Một sắc nhựa chua giòn
Ôm đọng tròn quanh hột…
Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu,
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu!
Chao! cái quả sâu non
Chưa ăn mà đã giòn,
Nó lớn như trời vậy,
Và sẽ thành ngọt ngon.
(Trích trong tập“Tôi giàu đôi mắt” (1970), trong “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi tiếng”, Xuân Diệu)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Về thể thơ, bài thơ trên giống với bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 7 (Tập 1) ?
A. Ngàn sao làm việc B. Đồng giao mùa xuân
C. Quê hương D. Gò me
Câu 2: Trong câu thơ Trông ngây thơ lạ lùng có bao nhiêu từ láy được sử dụng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng hình ảnh nào?
A. Những quả sấu non đũa giỡn cùng mây trắng.
B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ.
C. Những quả sấu non nhí nhảnh.
D. Những quả sấu non như chiếc khuy lục.
Câu 4: Vì sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ Càng nhỏ xinh hơn nữa ?
A. Vì chúng ở trên cao. B. Vì chúng là những quả sấu non.
C. Vì chúng chưa lớn. D. Vì chúng là khuy lục của áo trời mà trời thì rộng lớn.
Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ Giỡn cả cùng mây trắng có nghĩa là gì?
A. Vui B. Đùa C. Chơi D. Nghịch
Câu 6: Hai câu thơ Trái non như thách thức/Trăm thứ giặc, thứ sâu gợi điều gì về hình ảnh trái non?
A. Sự hèn nhát trước kẻ thù đang đe dọa tấn công mình.
B. Sự tự tin trước mọi khó khăn, thử thách.
C. Thái độ tự tin, sẵn sàng đối mặt và chống trả trước sự đe doạn tấn công từ kẻ thù.
D. Thái độ ngang ngược trước kẻ thù.
Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau quả sấu con con, quả sấu tơ, trái con, mấy chú quả sấu con tác giả muốn thể hiện dụng ý gì?
A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn.
B. Thể hiện sự gần gũi.
C. Thể hiện sự vui đùa.
D. Thể hiện thân thiết.
Câu 8: Từ “Ôi” trong câu thơ Ôi! từ không đến có/ Xảy ra như thế nào? thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?
A. Lo lắng B. Bất ngờ, ngạc nhiên, thích thú
C. Vui mừng D. Hoảng hốt
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Em học tập được gì từ hình ảnh trái non trong đoạn thơ:
Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu,
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu!
Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì?
Gợi ý bài tập:
Bài thơ thể hiện những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật qua những phương diện sau:
– Về chức năng:
+ Bài thơ làm nhiệm vụ cung cấp hiểu biết về quả sấu, tuy rằng vẫn có ít nhiều thông tin về quả sấu: vị trí, quá trình phát triển, màu sắc, độ chua giòn.
+ Chức năng chủ yếu là chức năng thẩm mĩ: từ hình tượng quả sấu để nói về sự sống, về quá trình hình thành, phát triển, bảo vệ sự sống nói chung và con người nói riêng.
– Hình tượng trung tâm: là hình tượng quả sấu non. Đó là hình tượng cụ thể, sinh động nhưng qua đó nói lên nhiều ý nghĩa khái quát sâu xa. Tính hình tượng có quan hệ mật thiết với tính hàm súc.
– Hình tượng quả sấu non được tạo nên bởi những chi tiết cụ thể, sinh động: hình dáng, vị trí, màu sắc, mùi vị… Những điều đó cũng bộc lộ tính cá thể không lẫn với hình tượng khác.
– Bài thơ tràn đầy cảm xúc thẩm mĩ: nâng niu quí trọng cái đẹp dù nhỏ bé, mộc mạc, đơn sơ.
Nhớ cho một đánh giá câu trả lời hay nhất và cảm ơn nha。
Cop mạngggggggggggggggggggggg