Đóng vai một người ở làng kể lại không khí ngày tết hoặc 1 lần được đến thăm vườn bách thú Các bạn ơi giúp mình với mình cần gấp.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài đóng vai VŨ Nương :
Tôi tên là Vũ Thị Thiết, quê ở huyện Nam Xương. Mọi người hay gọi tôi bằng một cái tên thân thương hơn là Vũ Nương, họ cũng khen tôi là một người con gái đức hạnh, tôi vui lắm. Chồng tôi tên là Trương Sinh, chàng là một người có tính tình đa nghi vậy nên tôi luôn hành xử chu toàn nhất đối với chàng và gia đình. Thế mà bi kịch vẫn xảy ra đến với gia đình của chúng tôi , làm tôi vô cùng ấm ức và tự vẫn nhưng cuối cùng nó vẫn được hóa giải . Mọi người có thắc mắc về nó không? Vậy để tôi kể cho mọi người nghe, chuyện là :.... (viết tiếp thân bài)
- Mở bài TRƯƠNG SINH :
Tôi tên Trương Sinh, tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có . Tính tình tôi rất hay đa nghi mọi thứ xung quanh. Chính cái tính này của tôi mà tôi đã bóp nát đi gia đình ấm áp mà vốn dĩ tôi đang có và hại chết đi người vợ đức hạnh của mình - Vũ Nương. Nay tôi sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện ấy, chuyện là :...(viết tiếp than bài)
ít nhất 60 ngày là 2 bạn lại trực nhật.Bạn An trục nhật được 6 lần,Bạn Bách trực nhật 5 lần.
Tổ tiên tôi có nghề y gia truyền nổi tiếng từ lâu đời. Vì thế, vào đời hoàng đế Trần Anh Tông trị vì đất nước, tôi được bổ nhiệm giữ chức Thái y lệnh trông coi việc chữa bệnh trong cung.
Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng nhiều vinh hoa phú quý, nhưng tôi vẫn nhớ lời răn dạy của cha tôi: Bân à, con nên ghi nhớ phương châm hành nghề của gia tộc họ Phạm ta: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vì thế, ngoài bổn phận phụng sự Trần Anh Tông hoàng đế, tôi còn mở thêm y viện tại nhà đế khám chữa bệnh cho dân.
Tiền của trong nhà tôi phần lớn được dùng vào việc mua thuốc và thóc gạo để chữa bệnh cứu người. Y viện của tôi gồm đủ các hạng người. Từ kẻ giàu có đến kẻ cơ khổ. Tôi không phân biệt họ giàu hay nghèo, chỉ phân biệt nặng hay nhẹ để ưu tiên chữa trước, ưu tiên thuốc tốt. Có nhiều kẻ cơ hàn nghèo khó đến mức cơm không đủ ăn, chẳng có tiền mà chữa bệnh tôi cho họ ở nhà mình, cấp cho họ cơm cháo và chữa trị không lấy tiền.
Đối với những bệnh nhân máu mủ tanh tưởi hoặc bị cả những chứng bệnh lây truyền, nhiều thầy thuốc khác né tránh, từ chối. Tôi nghĩ: Nếu ai cũng né tránh kọ thì ai sẽ chữa cho họ?, và thế là tôi nhận chữa trị cho tất cả mọi người. Vì thế, bệnh nhân đến nhà tôi chữa bệnh rất khá đông, các giường bệnh lúc nào cũng chật người.
Một số người cho rằng tôi dại, số khác lại nghĩ tôi gàn dở. Mặc những lời gièm pha, tôi chỉ cặm cụi chữa bệnh cứu người.
Rồi liền mấy năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, bệnh nhân quá nhiều, những nhà dưỡng bệnh cũ không đủ, tôi phải dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở có khi có tới hơn ngàn người.
Một hôm, tôi đang nghỉ thì có tiếng gõ cửa gấp. Tôi bảo người nhà ra mời vào. Trông thấy tôi, người đó quỳ sụp lạy và cầu xin:
- Thưa đại nhân, vợ con bệnh quá nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét. Cúi xin đại nhân sinh phúc cứu giúp! Gia đình con xin đội ơn ngài!
Tôi bảo người đó đứng lên rồi sửa soạn đi ngay. Vừa ra đến cửa thì gặp sứ giả do nhà vua sai tởi, truyền rằng:
- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, Anh Tông hoàng đê lệnh cho ngài đến khám.
Tôi thưa:
- Nhờ đại nhân tâu lại với Chúa thượng, bệnh đó không nguy kịch, có thể chữa sau. Nay mệnh sống của vợ người đàn ông này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đên vương phủ.
Quan Trung sứ tức giận nói:
- Phận làm tôi sao ông dám trái lệnh chúa thượng? Ông định cứu tính mạng người ta mà không định cứu tính mạng
mình chăng?
Tôi biết làm như vậy là khi quân phạm thượng, có thể sẽ rước họa vào thân. Nhưng tính mạng người đàn bà kia kể như trứng đang ở dưới chân voi, tôi không thể suy tính thiệt hơn. Là thầy thuốc tôi không thể bỏ mặc, thấy người sắp chết mà không cứu.
Tôi đành đáp:
- Bẩm đại nhân, tôi biết thế là đắc tội với Chúa thượng, nhưng cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông - vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông vào Chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.
Nói rồi, tôi quả quyết đi cứu người đàn bà kia. Thật may, tôi đến vừa kịp.
Sau khi người đàn bà qua cơn nguy hiểm, tôi dặn dò người nhà cách chăm sóc, thuốc ***** người bệnh rồi lập tức tới vương phủ yết kiến. Trông thấy tôi, hoàng đế Anh Tông quở trách:
- Sao khanh dám coi thường lệnh Trẫm đến vậy? Khanh có biết thế là mắc tội chết không?
Tôi quỳ lạy:
- Muôn tâu Chúa thượng, hạ thần có tội, xin Chúa thượng giáng tội. Nhưng hạ thần cũng vì bổn phận của người thầy thuốc thương xót kẻ sắp chết vì bệnh tật nguy kịch mà đành làm trái lệnh Chúa thượng, cúi xin Người anh minh khoan dung kẻ có tội như hạ thần đây. Được như thê thì hạ thần vô cùng cảm kích và đội ơn sâu, mà mong báo đáp Chúa thượng suốt đời.
Hoàng đế Anh Tông nghe xong, ngài mừng rỡ nói:
- Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp, lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.
Lời khen của nhà vua khiến tôi vô cùng cảm động và sung sướng. Tôi sung sướng không phải vì được một bậc quân vương khen là giỏi và nhân đức, mà tôi mừng vì xã tắc có một vị hoàng đế anh minh, khoan từ nhân thứ như ngài trị vì. Đó thật là phúc cho trăm họ.
Từ đấy, tôi lại dốc vào phụng sự hoàng đế Anh Tông và chữa bệnh cứu người.
tk:
Chắc ai cũng thích cảnh đẹp của phiên chợ Tết. Riêng em, em thích đi chợ hoa Tết của Hà Nội ở khuôn viên trước Văn Miếu. Từ xa, em đã thấy một khoảng đất màu hồng rực rỡ, đến gần, bước vào chợ, đập vào mắt em đầu tiên là các cành hoa đào được bàn tay của người bán nâng niu. Các cô bán đào niềm nở mời chào khách. Các bông hoa đào nho nhỏ xinh xinh như đang cựa mình lay động trước ngọn gió xuân. Có cánh hoa đào hồng phớt còn đọng những giọt nước lấp lánh trên mình. Tuy trời ấm nhưng vẫn có những cánh hoa đào chỉ mới nở vài bông còn các nụ vẫn chúm chím như còn đợi xuân về. Thỉnh thoảng có người cầm một cành đào phai màu hồng nhạt làm cho khu bán hoa thêm màu, thêm sắc.
Bên cạnh khu bán đào là một khoảng riêng dành cho quất. Những cây quất nối đuôi nhau xếp thành một hàng thẳng tắp. Trên những tán lá xanh đậm là những chùm quất như ngắm người qua lại. Các bác bán quất với khuôn mặt rạng rỡ luôn luôn mời khách. Tiếng hỏi mua, tiếng mặc cả, cười nói tạo nên quang canh náo nhiệt của chợ hoa. ở một góc bên phải cua chợ là nơi bán các loại hoa 'khác. Năm nay, người ta ưa cắm hồng Đà Lạt nên loại hoa này bán được rất nhiều. Những đóa hồng đu màu sắc đo, hồng, vàng khoe sác trước cặp mắt thích thứ của khách hàng
Những nụ hỏng như nụ cười hé lộ nhan sắc của mình: Bông hồng nhung với chiếc áo vũ hội mịn màng, còn những bông hồng vàng thì khoác tấm áo màu óng ả như những bà chúa cùa loài hoa. Bơi vậy, các anh chị thanh niên thích thú đến nỗi không chú ý đến gì nữa. Trên tay họ ai cũng cầm một vài bông hồng Đà Lạt. Những bông hồng hãnh diện như đang thì thầm: “Chị thấy không, họ hàng nhà hồng chúng em rất vinh dự đã góp phần tô điểm thêm cho màu sắc của xuân”. Những bông thược- dược vàng óng ả, trắng nõn, rung rinh trên tay người bán hoa. Chúng cũng như những cô tiểu thư xinh đẹp với bộ áo xiêm lộng lẫy. Khách mua khó tính nhất cùng phải mỉm cười vừa ý với những bông hoa mà các cô bán hoa chọn cho họ. Lấp ló sau những đóa thược dược là màu tim tím cua violet dịu dàng, thanh lịch. Những họ hoa ngày tết cóđủ thược dược, lay ơn... dù rực rỡ mấy mà thiếu một cành violet cũng không thế’ tôn được vẻ đẹp muôn màu sắc của hoa.
Gần nơi bán hoa, ở một góc chợ bên trái là nơi bán tranh tết. Người ta xúm quanh những bức tranh vẽ dàn lợn âm dương nổi tiếng của làng Hồ và những bức họa vẽ câu đôi tết đủ màu sắc sặc sỡ.
Ngày tết, thứ hấp dẫn trẻ con nhất vẫn là bóng bay. Những quả bóng bay đù màu sắc xanh, đỏ, vàng, đang phấp phới trên không vẫy gọi các cô bé, cậu bé.Thế là mùa đào nữa đưa xuân đến với phố phường Hà Nội.
Tết đến, xuân về, khắp mọi nẻo đường mọi người tấp nập đi mua sắm nào đào, quất, bánh kẹo và không quên chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh chưng – món bánh truyền thông của dân tộc.
Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu. Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong và lạt để buộc. Tuy nhiên, để gói được một chiếc bánh chưng ngon, đẹp mắt thì không đơn giản chút nào. Gạo để làm bánh chưng phải là gạo nếp ngon, hạt to và dẻo, thông thường người ta thường làm bằng gạo nếp Điện Biên, đó là loại gạo ngon đặc trưng. Gạo được đãi qua nước, sau đó để ráo và chúng ta trộn thêm vài hạt muối để khi bánh chín có vị đậm đà. Chúng ta chọn đỗ xanh là nguyên liệu để làm nhân bánh cùng với thịt lợn. Đỗ xanh cũng phải được làm rất cẩn thận để không lẫn các viên sạn, còn thịt lợn thì chúng ta chọn thịt ba chỉ có cả mỡ và nạc sẽ mang lại vị béo cho nhân bánh. Riêng thịt để làm nhân bánh chúng ta thường thái miếng dài và ướp thêm gia vị: nước mắm, hạt tiêu để thêm vị đậm đà và thơm ngon. Điều đặc biệt của bánh chưng là được gói bằng lá dong, trước khi gói lá phải được rửa sạch và để ráo nước. Sau đó chúng ta cắt bỏ cuống lá và sống lưng để lá bớt cứng và dễ gói. Lạt buộc bánh chưng thường dùng từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm muối hay hấp cho mềm trước khi gói.Khi làm bánh, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ta đặt lạt xuống trước, sau đó xếp lá dong lên, tùy người gói mà chúng ta dùng 2,3 lá hoặc nhiều hơn, có người dùng khuôn để bánh vuông hơn và các nguyên liệu hòa quyện với nhau hơn, nhưng có người thì chỉ cần dùng tay để gói bánh cũng vẫn đẹp mắt và ngon. Khi trải lá dong ra, chúng ta lần lượt cho các nguyên liệu vào, dưới cùng là lớp gạo sau đó là lớp đỗ xanh, thịt lợn và trên cùng lại là một lớp gạo. Lượng nguyên liệu gói bánh cũng phụ thuộc vào từng người gói. Tuy nhiên, lượng gạo phải đủ để phủ kín nhân bên trong. Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta dùng lạt buộc lại chắc chắn. Như vậy là chúng ta đã tự tay gói được một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Công đoạn cuối cùng là luộc bánh. Thời gian luộc bánh phụ thuộc vào số lượng bánh nhiều hay ít nhưng thông thường từ 8 – 12 tiếng. Lửa nấu bánh không nên cháy to quá, vì như vậy bánh sẽ chín không đều, ta nên đun với lượng nhiệt vừa phải.
Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật đầm ấm và quây quần. Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết.
Tham khảo:
Nguồn: vndoc.com
Ta là Thánh Gióng, người con của làng Gióng và cũng là người anh hùng có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước dưới thời Hùng Vương thứ sáu.
Thủa ấy, giặc Ân thường xuyên sang xâm chiếm bờ cõi nước Việt. Nhân dân phải chịu nhiều đau thương. Nỗi thống khổ của nhân dân Lạc Việt vang lên tận trời xanh. Ngọc Hoàng thương xót muôn dân trăm họ nên đã cử ta xuống trần giúp dân đánh giặc, giữ nước. Tuân lệnh Người, ta lập tức lên đường. Nhìn khắp nhân gian, từ nơi này sang nơi khác mà ta vẫn chưa tìm thấy gia đình ưng ý để đầu thai. Một hôm, đến làng Phù Đổng, ta may mắn gặp được một cặp vợ chồng ông lão phúc hậu và rất chăm chỉ trong làng trong xóm ai ai cũng yêu mến và kính trọng. Ấy vậy mà hai vợ chồng vẫn chưa có được một mụn con. Biết mỗi sáng bà lão thường ra đồng làm việc nên ta đã hoá phép thành một dấu chân to in trên mặt đất. Đúng như ta tiên đoán. Hôm sau, bà lão ra đồng, trông thấy vết chân dị thường, không khỏi tò mò, bà liền đặt chân mình lên ướm thử. Sau buổi đó bà thụ thai. Mười hai tháng sau, bà lão sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô và bụ bẫm. Đứa trẻ đó chính là ta. Tất cả mọi người trong làng ai cũng vui lây cho gia đình bà lão. Do mệnh trời ban xuống nên từ khi lọt lòng đến lúc ba tuổi ta không nói không cười và cũng không biết đi. Mẹ ta lo buồn lắm.
Bấy giờ giặc Ân sang xâm phạm bờ cõi nước Việt. Thế giặc mạnh và hung ác. Đi đến đâu chúng gieo tai ương đến đó. Nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tim người tài giỏi cứu nước, cứu dân. Nghe được tiếng sứ giả, ta biết là thời điểm mình ra giúp dân đã tới. Ta bèn cất tiếng nói: “Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con thưa chuyện.” Mẹ ta ngạc nhiên và mừng rỡ, bà bèn chạy ngay đi gọi sứ giả. Gặp được sứ giả, ta mừng lắm, bèn nói: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan nát lũ giặc này.”
Nghe ta nói xong, sứ giả lấy làm kinh ngạc và mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua cho là trời giúp mình nên ngay lập tức sai người làm gấp những thứ ta dặn.
Để có đủ sức đánh tan giặc Ân, kể từ đó ta ăn rất khoẻ. Ta ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ. Mẹ nghèo không đủ sức nuôi ta, bà con hàng xóm biết chuyện bèn cùng nhau góp sức mong ta sớm đánh đuổi giặc Ân, cứu nhân dân khỏi biển khổ. Người cho gạo, người cho vải, người cho cà. Nhờ công sức của tất cả mọi người, ta lớn nhanh như thổi. Chẳng mấy chốc ta đã vươn vai biến thành một tráng sĩ khôi ngô tuấn tú, thân hình vạm vỡ, chân tay rắn chắc. Đúng khi ấy thì sứ giả đem các thứ ta cần đến. Ta liền mặc ngay áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, phi ngựa sắt ra sa trường sau khi từ biệt quê hương.
Cưỡi trên mình ngựa sắt oai dũng, ta xông thẳng vào trận địa. Đem hết sức mạnh trời ban, ta đánh thẳng vào hàng ngũ của địch. Chúng kinh hồn bạt vía, dẫm đạp lên nhau mà chết. Giặc chết như rạ, tướng giặc kinh sợ bèn tìm đường tháo chạy. Ta vội thúc ngựa đuổi theo, bỗng nhiên roi sắt gãy. Nhìn thấy bụi tre gần đó, ta bèn nhổ gốc quật vào đám giặc. Chỉ một lát sau, giặc tan vỡ. Ta đuổi đến tận chân núi Sóc cho đến khi không còn bóng một tên giặc nào. Nhiệm vụ đã hoàn thành, ta bèn phóng ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cưỡi ngựa sắt về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng.
Nhà vua nhớ công ơn của ta bèn phong ta làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại ngôi làng mà ta sinh ra - làng Gióng. Hiện nay, tháng tư hàng năm, người dân nơi đây lại tưng bừng mở hội đón ta về thăm lại quê xưa và cũng để khắc ghi mãi chiến công này. Những bụi tre trước kia ta dùng làm vũ khí đánh giặc, bị ngựa phun lửa cháy nên trở nên vàng óng, những vết chân ngựa để lại giờ đã trở thành những hồ ao liên tiếp.