K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2021

- Sự phát triển của dương xỉ.

9 tháng 3 2021

- Sự phát triển của quyết và quá trình hình thành than đá.

    

  

Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và hưng khởi của đô thị.

Vào các thế kỉ XVI – XVIII, nhiều đô thị mới hình thành ở miền Bắc và miền Nam. Khu cư dân Thăng Long cũng phát triển với tên Kẻ Chợ gồm 36 phố phường và 8 chợ.

Một thương nhân nước ngoài đã mô tả : “Các phố ở Kẻ Chợ đều rộng, đẹp và lát gạch từng phần...” Một thương nhân khác nói thêm : “Tất cả những vật phẩm khác nhau bán trong thành phố này đều được dành riêng cho từng phường...”

Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) ra đời và phát triển phồn thịnh. Nhân dân có câu ‘Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến ”. Theo người phương Tây mô tả, bấy giờ Phố Hiến có khoảng 2000 nóc nhà.

Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong (trên đất Quảng Nam ngày nay), phát triển chủ yếu ở các thế kỉ XVII - XVIII.

Giáo sĩ Bo-ri đã viết : “Hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán là hải cảng thuộc tỉnh Các-ci-am (Quảng Nam)... Thành phố đó lớn lắm, đến nỗi người ta có thể nói nó có 2 thị trấn, một của người Trung Quốc và một của người Nhật Bản.”

18 tháng 3 2019

cảm ơn bạn nhưng cái này ở trên học 24h cũng có rồi

15 tháng 6 2019

Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và Rô ma:

Ở Hy lạp và Rô ma cổ đại do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên nền kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Thủ công nghiệp có vai trò lớn trong nền kinh tế:

   - Nhiều sản phẩm nổi tiếng như đồ gốm với đủ các loại bình, chum, bát bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẽ đẹp không chỉ để dùng trong nước mà còn bán ra các vùng lân cận.

   - Nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao với quy mô lớn đã thu hút được nhiều người lao động.

   - Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng. Người Hy lạp và Rô ma đem các thứ sản phẩm của mình như rượu nho, dầu ô liu, đồ mỹ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm…đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải.

   - Hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ, Các thị quốc đều có đồng tiền riêng của mình.

   - Như thế nền kinh tế của các nhà nước ở Địa Trung Hải phát triển mau lẹ, Hy lạp và Rô ma sớm trở thành các quốc gia giàu mạnh.

8 tháng 10 2018

Lịch sử á????!?!

8 tháng 10 2018

1.- Về kinh tế: 
+ Phương Đông: Là nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp, có kết hợp với thủ công nghiệp nhỏ lẻ mang tính gia đình và buôn bán trao đổi đơn giản trong phạm vi hẹp. 
+ Phương Tây: Nền kinh tế phát triển theo hướng thủ công nghiệp và thương mại là chính, mang tính "chuyên nghiệp". 
- Xã hội: 
+ P Đông: Gồm 3 giai cấp (Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ), mâu thuẫn chủ yếu là giữa QT>< nông dân công xã. 
+ P Tây: Gồm 3 giai cấp (Chủ nô, bình dân, nô lệ), mâu thuẫn chủ yếu là giữa chủ nô >< nô lệ 
- Chế độ chính trị (chứ không phải cơ cấu chính trị): 
+ Phương Đông là chế độ Quân chủ chuyên chế (kiểu trung ương tập quyền). 
+ Phương Tây là chế độ dân chủ cộng hòa (đại diện cho lợi ích của chủ nô).

2.Văn hóa cổ đại đã để lại những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục . Những di sản văn hóa đa dạng, sáng tạo, có giá trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc và trình độ khoa học cũng như ứng dụng của con người thời đó . 

22 tháng 11 2021

D

23 tháng 2 2020

Sự hình thành:

Người sinh sống lâu đời: người Lào Thơng - chủ nhân của các nền văn hóa đồ đá, đồ đồng có từ hàng nghìn năm trước và là người đã sáng tạo ra những chum đá khổng lồ còn nằm rải rác hiện nay trên các cánh đồng Chum ( Xiêng Khoảng)

Mãi đến thế kỷ XIII mới có một nhóm người Thái di cư đến đây gọi là người Lào Lùm.

Năm 1353: Phà Ngừm thống nhất đất nước, lên ngôi vua ở Xiềng đông – Xiềng thông.

Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh quyết liệt để chống lại tình trạng phân chia đất nước và sự lệ thuộc ngoại bang.

Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh trị nhất vào các thế kỷ XV - XVII. Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai tri, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. Trong quan hệ đối ngoại, Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại sự xâm lược của các nước.

Cư dân của các mường chủ yếu trồng lúa nương, săn bắn và làm một số nghề thủ công. Thời kỳ thịnh trị nhất đã được các thương nhân châu Âu miêu tả là một cuộc sống thanh bình và trù phú với nhiều sản vật quý hiếm như thổ cẩm, cánh kiến, ngà voi...

Sang thế kỷ XVIII: suy yếu dần vì các cuộc tranh giành ngôi báu trong hoàng tộc. 

Năm 1893: Lào trở thành thuộc địa của Pháp.

Sự phát triển:

Ngày nay, Lào một quốc gia đang có những phát triển mới về kinh tế.

Năm 2011:  mở một sở giao dịch chứng khoán  - có vai trò như một nhà cung cấp thủy điện cho các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan.

Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, phải phụ thuộc nặng nề vào viện trợ nước ngoài và vay ưu đãi để lấy nguồn đầu tư cho phát triển đất nước.

Nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, đang chi phối nền kinh tế. Sản phẩm nông nghiệp bao gồm khoai tây, rau xanh, cà phê, đường mía, thuốc lá, ngô, vải, chè, lạc, gạo; trâu, lợn, gia súc, gia cầm.

Công nghiệp được đầu tư phát triển nhưng chưa mang tính sâu rộng.

Du lịch là ngành kinh tế phất triển nhanh nhất và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Lào.

Thương mại: chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, khoáng sản và điện và nhập khẩu máy móc, linh kiện, phương tiện giao thông, nhiên liệu.

Giao thông vận tải: 

+Các tuyến đường bộ các huyện xã hiện đang được định hình và nâng cấp, các đô thi có mạng lưới giao thông đa dạng và phát triển hơn cả.

+Hiện các nguồn vốn nước ngoài đang được sử dụng phần lớn cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, tiêu biểu là các tuyến đường sắt, đường bộ xuyên quốc gia.