K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cái này mik nhớ SGK ghi rõ lắm mà

Bạn mở sách ra xem lại đi

5 tháng 1 2022

Mở bài:

- Nêu định nghĩa về truyện ngắn

Thân bài:

- Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn

   + Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.

- Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.

- Đặc điểm về cốt truyện:

   + Diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian hẹp

   + Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian

- Ý nghĩa:

Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.

Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân:

   + Về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn

   + Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay.

25 tháng 6 2017

Mở bài:

- Nêu định nghĩa về truyện ngắn

Thân bài:

- Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn

   + Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.

- Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.

- Đặc điểm về cốt truyện:

   + Diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian hẹp

   + Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian

- Ý nghĩa:

Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.

Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân:

   + Về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn

   + Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay.

25 tháng 12 2016

Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự (kể chuyện), tức là dùng lời kể để tái hiện lại những việc làm, những biến cố… nhằm dựng lại một cuộc đời, một số phận như đang diễn ra một cách khách quan, qua đó bày tỏ cách hiểu và thái độ nhất định của người viết.

Nội dung truyện ngắn cũng kể về người và việc giống như truyện vừa hoặc tiểu thuyết, nhưng khác ở chỗ là số trang viết không nhiều, chỉ từ vài trang đến vài chục trang trở lại. Truyện cực ngắn có khi chỉ vài trăm chữ. Bài giới thiệu này chỉ đề cập đến những đặc điểm cơ bản nhất của truyện ngắn.

Đặc điểm thứ nhất của truyện ngắn là tác giả dùng lời kể và lời miêu tả của mình để tái hiện những việc làm, những biến cố xung quanh cuộc đời của một hay nhiều nhân vật. Thông qua đó nhằm dựng lại một bức tranh đời sống trong giai đoạn lịch sử nào đó đang diễn ra một cách khách quan. Từ đó bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá thái độ và quan điểm của người viết về một vấn đề xã hội nào đó. Ở truyện Tôi đi học, Thanh Tịnh diễn tả cảm nghĩ về kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Qua truyện, người đọc còn thấy tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân của Nam Cao. Truyện Chiếc lá cuối cùng thể hiện thái độ trân trọng của nhà văn trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

Đặc điểm thứ hai của truyện ngắn là cốt truyện, nghĩa là phải có các sự kiện, tình tiết, các biến cố xảy ra liên tiếp, cái này tiếp sau cái kia, hoặc là cái này làm nảy sinh cái kia, dồn đẩy nhau đến điểm đỉnh của mâu thuẫn, buộc phải giải quyết, giải quyết xong vấn đề thì truyện kết thúc.Cốt truyện của tác phẩm Tôi đi học là xâu chuỗi những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên trong buổi đầu tiên đi học hiện lên rõ ràng, tươi mới trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh sau mấy chục năm. Năm nào cũng vậy, cứ vào độ cuối thu, từ con đường đến trường, hình ảnh ngôi trường, hình ảnh các cậu bé học trò bỡ ngỡ nép bên chân mẹ, chờ thầy giáo gọi tên vào lớp, không gian ấy lại gợi cho nhà văn nhớ về ngày tựu trường vào lớp Một.

Cốt truyện Lão Hạc của Nam Cao là cuộc đời nghèo khó bất hạnh của một lão nông dưới thời thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng Tám 1945. Vợ chết, con thất tình phẫn chí bỏ nhà vào tận Nam Kì làm ăn, lão Hạc sống cô đơn thui thủi dưới mái tranh xiêu vẹo, chỉ có ***** vàng làm bạn sớm hôm. Để giữ cho con trai mảnh vườn và số tiền ít ỏi, lão Hạc đã lo liệu xong xuôi và cuối cùng, lão tự chọn cái chết để giải thoát khỏi mọi nỗi khổ đau.
Cốt truyện Chiếc lá cuối cùng của 0’Henri xoay quanh cuộc sống nghèo nàn, bệnh tật và bế tắc của cô họa sĩ trẻ tên là Giôn-xi. Viêm phổi nặng giữa mùa đông rét buốt, không có tiền để chạy chữa, Giôn-xi chán nản, tuyệt vọng, mong đợi cái chết đến từng ngày. Cô xác định là mình sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng trên bức tường đối diện với cửa sổ rụng nốt. Thương xót cho cảnh ngộ của Giôn-xi, cụ Bơ-men, một họa sĩ vô danh đã giấu mọi người, thức suốt đêm, lặng lẽ vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá thật đã rụng. Nhờ vậy mà Giôn-xi có thêm nghị lực vượt qua cơn hiểm nghèo, trở về với cuộc sống. Còn cụ Bơ-men đã chết vì viêm phổi.
 
Đặc điểm thứ ba là truyện ngắn có khả năng thể hiện nhân vật trong một phần hoặc toàn bộ cuộc đời ; miêu tả tính cách, số phận nhân vật qua hình dáng, tâm trạng, lời nói và hành động biểu hiện hằng ngày hay trong những tình huống, biến cố đặc biệt. Tùy theo cách kể của tác giả mà nhân vật có thể được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết trong sinh hoạt lẫn đời sống tâm lí, qua cách sử dụng ngôn ngữ… Vì vậy, nhân vật trong truyện ngắn thường để lại ấn tượng sâu đậm. Số lượng nhân vật của truyện ngắn thường rất ít, chỉ độ vài ba nhân vật trong đó có một nhân vật chính, trong khi truyện dài có tới hàng chục, hàng trăm nhân vật.
Trong truyện Tồi đi học, nhân vật chính là một cậu bé nhà quê ở một làng nghèo miền Trung thời trước cách mạng tháng Tám 1945. Nhân vật được đặt vào một sự kiện đặc biệt là buổi đi học đầu tiên trong đời. Sự kiện ấy làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của cậu bé. Cậu nhìn cảnh vật hai bên đường từ nhà đến trường thấy cái gì cũng lạ, bầu trời dường như cũng trong xanh hơn. Đứng trước ngôi trường, cậu thấy mình mới bé nhỏ làm sao.
Giống như các bạn cùng trang lứa, cậu bỡ ngỡ nấp bên chân mẹ, vừa lo lắng vừa hồi hộp, háo hức, tựa như bầy chim non đứng bên cửa tổ, nhìn trời rộng muốn cất cánh bay nhưng vẫn còn e ngại. Cái cảm giác kì lạ mà buổi học đầu tiên đem lại đã ghi dấu ấn không thể phai mờ trong tâm tưởng của nhà văn – cậu bé của hờn ba mươi năm trước.
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là một nông dân nghèo khổ, bất hạnh nhưng rất yêu thương con và giàu lòng tự trọng. Có thể nói nhân vật này vừa có ý nghĩa riêng biệt vừa có ý nghĩa khái quát, tiêu biểu cho những người nông dân phải sống một cuộc sống cơ cực dưới thời thực dân, phong kiến.
Đọc tác phẩm, chúng ta thương xót ông lão có vẻ ngoài gàn dở nhưng bên trong lại là một phẩm chất trong sạch đáng quý biết nhường nào. Lão sống thui thủi một mình vì vợ chết sớm, có mỗi đứa con trai thì nó lại phẫn chí bỏ nhà đi xa. Gia tài của lão chỉ có mỗi túp nhà xiêu vẹo, dúm dó giữa mảnh vườn vài ba sào đất cằn cỗi, hoa lợi bòn mót được từ đó chẳng đáng là bao. Lão vừa già yếu lại vừa ốm đau, chẳng ai thuê mướn cả. Vì vậy, lão kiếm được gì ăn nấy, sống lay lắt qua ngày và cố không làm phiền đến ai vì lòng tự trọng. Sợ ăn vào số vốn ít ỏi dành dụm cho con nên lão đã quyết định nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn và mấy chục đồng bạc chờ nó về trao lại; còn lão đã âm thẩm chọn cái chết để giải thoát khỏi cảnh ngộ túng quẫn và bế tắc. Cái chết bi thảm của lão Hạc làm cho người đọc rơi nước mắt. Hình tượng lão Hạc sống mãi trong văn chương chính là nhờ vào nghệ thuật xây dựng nhân vật rất thành công của nhà văn Nam Cao.
Nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lả cuối cùng của 0’Henri cũng là một con người khá đặc biệt. Vừa mới bước vào đời, cô đã gặp nhiều bất hạnh, mà bất hạnh lớn nhất là sự nghèo khổ. Giữa mùa đông rét buốt, cô cùng người bạn gái tên là Xiu phải thuê gác xép trên sân thượng của ngôi nhà trọ tồi tàn để ở. Vì mặc không đủ ấm nên Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Không có tiền mua thuốc nên bệnh của cô ngày càng trầm trọng. Giôn-xi buồn bã và tuyệt vọng, không thiết sống. Sáng sáng, cô nhờ Xiu kéo rèm cửa sổ để cho cô trông thấy cây dây leo bám trên bức tường cũ kĩ. Mấy chiếc lá thường xuân lần lượt rụng và Giốn-xi nghĩ bụng chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì mình cũng lìa đời. Tâm trạng Giôn-xi giống như bầu trời mùa đông ảm đạm. Cô sẵn sàng đợi cái chốt đến đem cô đi, dù cuộc sống của cô mới thực sự bắt đầu.
Điều kì diệu mà chiếc lá vẽ của cụ Bơ-men đã đem lại cho cô là hi vọng và nghị lực để trở về với cuộc đời. Thấy chiếc lá cuối cùng gan góc chống lại với mưa tuyết đêm đông, Giôn-xi tự trách mình nhu nhược, không bằng chiếc lá nhỏ bé kia. Chiếc lá đã cho cô bài học về ý chí tồn tại giữa khó khăn, thử thách của hoàn cảnh và số phận.
Hình ảnh tương phàn hoàn toàn của người họa sĩ già Bơ-men góp phần làm nổi bật nhân vật Giôn-xi và tô đậm, nâng cao tính chất nhân đạo của câu chuyện. Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng không ngờ lại là bức họa quý giá nhất của cụ Bơ-men vì nó đã cứu sống được một mạng người – một họa sĩ tài hoa trong tương lai.
Đặc điểm thứ tư của truyện ngắn là sự phong phú, linh hoạt về ngôn ngữ. Truyện ngắn có nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ của người kể còn có ngôn ngữ nhân vật, mỗi nhân vật lại có đặc điểm ngôn ngữ riêng. Bên cạnh lời đối thoại giữa các nhân vật còn có lời độc thoại nội tâm của từng nhân vật. Lời kể có khỉ là lời tác giả, có khi lại hòa nhập vào lời nhân vật và ngược lại. Vì vậy mà ngôn ngữ trong truyện ngắn sinh động và đa dạng.
Thử tìm hiểu đặc điểm này trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, chúng ta sẽ thấy nội dung truyện kể bằng ngôi thứ nhất (tôi). Nhân vật xưng tôi là ông giáo làng, hàng xóm của lão Hạc, được lão nhờ cậy những việc quan trọng như giữ hộ mảnh vườn và số tiền mà lão dành dụm được. Bởi là người trực tiếp tham gia câu chuyện nên những gì mà nhân vật tôi kể ra đều tự nhiên, chân thực, khiến cho người đọc hình dung ra như cảnh thật trước mắt: Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe… và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tồi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội…
Đoạn đối thoại giữa ông giáo và lão Hạc cũng thể hiện khá rõ đặc điểm ngôn ngữ của từng nhân vật:
Tôi an ủi lão :
– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lảo chua chát bảo:
– Ông giáo nói phải ! Kiếp ***** là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút !…
Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:
– Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
– Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Đoạn cuối truyện là ngôn ngữ độc thoại của nhân vật ông giáo:
Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.
Đặc điểm thứ năm của truyện ngắn là tính ngắn gọn. Với dung lượng nhỏ hơn truyện vừa và cốt truyện gồm những sự kiện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, truyện ngắn thường được người đọc đọc liền một mạch không nghỉ. Truyện ngắn thường miêu tả một mảng của cuộc sống, một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, thể hiện một mặt của vấn đề nào đó trong xã hội. Để thể hiện nổi bật tư tưởng chủ đề và khắc hoạ sắc nét tính cách nhân vật, truyện ngắn đòi hỏi nhà văn phải có trình độ điêu luyện, biết mạnh dạn gọt tỉa và dồn nén để trong khuôn khổ ngắn gọn, những truyện ngắn xuất sắc vẫn có thể biểu hiện được những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn.
Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, có những nhà văn được đánh giá là bậc thầy của truyện ngắn như Nguyễn Tuân với Chữ người tù tù, Nam Cao với Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa, Trăng sáng, Đôi mắt. Kim Lân với tác phẩm Vợ nhặt, Nguyễn Công Hoan với Kép Tư Bền, Đào kép mới… Nguyễn Minh Châu với Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh… Tuy dung lượng từng truyện không lớn nhưng giá trị lại vô cùng lớn, góp phần tôn vinh tên tuổi của nhà văn và đem lại diện mạo phong phú cho nền văn học nước nhà.
27 tháng 1 2017

THANKS

25 tháng 12 2016

Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự (kể chuyện), tức là dùng lời kể để tái hiện lại những việc làm, những biến cố… nhằm dựng lại một cuộc đời, một số phận như đang diễn ra một cách khách quan, qua đó bày tỏ cách hiểu và thái độ nhất định của người viết.

Nội dung truyện ngắn cũng kể về người và việc giống như truyện vừa hoặc tiểu thuyết, nhưng khác ở chỗ là số trang viết không nhiều, chỉ từ vài trang đến vài chục trang trở lại. Truyện cực ngắn có khi chỉ vài trăm chữ. Bài giới thiệu này chỉ đề cập đến những đặc điểm cơ bản nhất của truyện ngắn.

 

Đặc điểm thứ nhất của truyện ngắn là tác giả dùng lời kể và lời miêu tả của mình để tái hiện những việc làm, những biến cố xung quanh cuộc đời của một hay nhiều nhân vật. Thông qua đó nhằm dựng lại một bức tranh đời sống trong giai đoạn lịch sử nào đó đang diễn ra một cách khách quan. Từ đó bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá thái độ và quan điểm của người viết về một vấn đề xã hội nào đó. Ở truyện Tôi đi học, Thanh Tịnh diễn tả cảm nghĩ về kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Qua truyện, người đọc còn thấy tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân của Nam Cao. Truyện Chiếc lá cuối cùng thể hiện thái độ trân trọng của nhà văn trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

Đặc điểm thứ hai của truyện ngắn là cốt truyện, nghĩa là phải có các sự kiện, tình tiết, các biến cố xảy ra liên tiếp, cái này tiếp sau cái kia, hoặc là cái này làm nảy sinh cái kia, dồn đẩy nhau đến điểm đỉnh của mâu thuẫn, buộc phải giải quyết, giải quyết xong vấn đề thì truyện kết thúc.

Cốt truyện của tác phẩm Tôi đi học là xâu chuỗi những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên trong buổi đầu tiên đi học hiện lên rõ ràng, tươi mới trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh sau mấy chục năm. Năm nào cũng vậy, cứ vào độ cuối thu, từ con đường đến trường, hình ảnh ngôi trường, hình ảnh các cậu bé học trò bỡ ngỡ nép bên chân mẹ, chờ thầy giáo gọi tên vào lớp, không gian ấy lại gợi cho nhà văn nhớ về ngày tựu trường vào lớp Một.

 
Cốt truyện Lão Hạc của Nam Cao là cuộc đời nghèo khó bất hạnh của một lão nông dưới thời thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng Tám 1945. Vợ chết, con thất tình phẫn chí bỏ nhà vào tận Nam Kì làm ăn, lão Hạc sống cô đơn thui thủi dưới mái tranh xiêu vẹo, chỉ có ***** vàng làm bạn sớm hôm. Để giữ cho con trai mảnh vườn và số tiền ít ỏi, lão Hạc đã lo liệu xong xuôi và cuối cùng, lão tự chọn cái chết để giải thoát khỏi mọi nỗi khổ đau.
 
Cốt truyện Chiếc lá cuối cùng của 0’Henri xoay quanh cuộc sống nghèo nàn, bệnh tật và bế tắc của cô họa sĩ trẻ tên là Giôn-xi. Viêm phổi nặng giữa mùa đông rét buốt, không có tiền để chạy chữa, Giôn-xi chán nản, tuyệt vọng, mong đợi cái chết đến từng ngày. Cô xác định là mình sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng trên bức tường đối diện với cửa sổ rụng nốt. Thương xót cho cảnh ngộ của Giôn-xi, cụ Bơ-men, một họa sĩ vô danh đã giấu mọi người, thức suốt đêm, lặng lẽ vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá thật đã rụng. Nhờ vậy mà Giôn-xi có thêm nghị lực vượt qua cơn hiểm nghèo, trở về với cuộc sống. Còn cụ Bơ-men đã chết vì viêm phổi.
 
Đặc điểm thứ ba là truyện ngắn có khả năng thể hiện nhân vật trong một phần hoặc toàn bộ cuộc đời ; miêu tả tính cách, số phận nhân vật qua hình dáng, tâm trạng, lời nói và hành động biểu hiện hằng ngày hay trong những tình huống, biến cố đặc biệt. Tùy theo cách kể của tác giả mà nhân vật có thể được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết trong sinh hoạt lẫn đời sống tâm lí, qua cách sử dụng ngôn ngữ… Vì vậy, nhân vật trong truyện ngắn thường để lại ấn tượng sâu đậm. Số lượng nhân vật của truyện ngắn thường rất ít, chỉ độ vài ba nhân vật trong đó có một nhân vật chính, trong khi truyện dài có tới hàng chục, hàng trăm nhân vật.
 
Trong truyện Tồi đi học, nhân vật chính là một cậu bé nhà quê ở một làng nghèo miền Trung thời trước cách mạng tháng Tám 1945. Nhân vật được đặt vào một sự kiện đặc biệt là buổi đi học đầu tiên trong đời. Sự kiện ấy làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của cậu bé. Cậu nhìn cảnh vật hai bên đường từ nhà đến trường thấy cái gì cũng lạ, bầu trời dường như cũng trong xanh hơn. Đứng trước ngôi trường, cậu thấy mình mới bé nhỏ làm sao.
 
Giống như các bạn cùng trang lứa, cậu bỡ ngỡ nấp bên chân mẹ, vừa lo lắng vừa hồi hộp, háo hức, tựa như bầy chim non đứng bên cửa tổ, nhìn trời rộng muốn cất cánh bay nhưng vẫn còn e ngại. Cái cảm giác kì lạ mà buổi học đầu tiên đem lại đã ghi dấu ấn không thể phai mờ trong tâm tưởng của nhà văn – cậu bé của hờn ba mươi năm trước.
 
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là một nông dân nghèo khổ, bất hạnh nhưng rất yêu thương con và giàu lòng tự trọng. Có thể nói nhân vật này vừa có ý nghĩa riêng biệt vừa có ý nghĩa khái quát, tiêu biểu cho những người nông dân phải sống một cuộc sống cơ cực dưới thời thực dân, phong kiến.
 
Đọc tác phẩm, chúng ta thương xót ông lão có vẻ ngoài gàn dở nhưng bên trong lại là một phẩm chất trong sạch đáng quý biết nhường nào. Lão sống thui thủi một mình vì vợ chết sớm, có mỗi đứa con trai thì nó lại phẫn chí bỏ nhà đi xa. Gia tài của lão chỉ có mỗi túp nhà xiêu vẹo, dúm dó giữa mảnh vườn vài ba sào đất cằn cỗi, hoa lợi bòn mót được từ đó chẳng đáng là bao. Lão vừa già yếu lại vừa ốm đau, chẳng ai thuê mướn cả. Vì vậy, lão kiếm được gì ăn nấy, sống lay lắt qua ngày và cố không làm phiền đến ai vì lòng tự trọng. Sợ ăn vào số vốn ít ỏi dành dụm cho con nên lão đã quyết định nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn và mấy chục đồng bạc chờ nó về trao lại; còn lão đã âm thẩm chọn cái chết để giải thoát khỏi cảnh ngộ túng quẫn và bế tắc. Cái chết bi thảm của lão Hạc làm cho người đọc rơi nước mắt. Hình tượng lão Hạc sống mãi trong văn chương chính là nhờ vào nghệ thuật xây dựng nhân vật rất thành công của nhà văn Nam Cao.
 
Nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lả cuối cùng của 0’Henri cũng là một con người khá đặc biệt. Vừa mới bước vào đời, cô đã gặp nhiều bất hạnh, mà bất hạnh lớn nhất là sự nghèo khổ. Giữa mùa đông rét buốt, cô cùng người bạn gái tên là Xiu phải thuê gác xép trên sân thượng của ngôi nhà trọ tồi tàn để ở. Vì mặc không đủ ấm nên Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Không có tiền mua thuốc nên bệnh của cô ngày càng trầm trọng. Giôn-xi buồn bã và tuyệt vọng, không thiết sống. Sáng sáng, cô nhờ Xiu kéo rèm cửa sổ để cho cô trông thấy cây dây leo bám trên bức tường cũ kĩ. Mấy chiếc lá thường xuân lần lượt rụng và Giốn-xi nghĩ bụng chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì mình cũng lìa đời. Tâm trạng Giôn-xi giống như bầu trời mùa đông ảm đạm. Cô sẵn sàng đợi cái chốt đến đem cô đi, dù cuộc sống của cô mới thực sự bắt đầu.
 
Điều kì diệu mà chiếc lá vẽ của cụ Bơ-men đã đem lại cho cô là hi vọng và nghị lực để trở về với cuộc đời. Thấy chiếc lá cuối cùng gan góc chống lại với mưa tuyết đêm đông, Giôn-xi tự trách mình nhu nhược, không bằng chiếc lá nhỏ bé kia. Chiếc lá đã cho cô bài học về ý chí tồn tại giữa khó khăn, thử thách của hoàn cảnh và số phận.
 
Hình ảnh tương phàn hoàn toàn của người họa sĩ già Bơ-men góp phần làm nổi bật nhân vật Giôn-xi và tô đậm, nâng cao tính chất nhân đạo của câu chuyện. Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng không ngờ lại là bức họa quý giá nhất của cụ Bơ-men vì nó đã cứu sống được một mạng người – một họa sĩ tài hoa trong tương lai.
 
Đặc điểm thứ tư của truyện ngắn là sự phong phú, linh hoạt về ngôn ngữ. Truyện ngắn có nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ của người kể còn có ngôn ngữ nhân vật, mỗi nhân vật lại có đặc điểm ngôn ngữ riêng. Bên cạnh lời đối thoại giữa các nhân vật còn có lời độc thoại nội tâm của từng nhân vật. Lời kể có khỉ là lời tác giả, có khi lại hòa nhập vào lời nhân vật và ngược lại. Vì vậy mà ngôn ngữ trong truyện ngắn sinh động và đa dạng.
 
Thử tìm hiểu đặc điểm này trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, chúng ta sẽ thấy nội dung truyện kể bằng ngôi thứ nhất (tôi). Nhân vật xưng tôi là ông giáo làng, hàng xóm của lão Hạc, được lão nhờ cậy những việc quan trọng như giữ hộ mảnh vườn và số tiền mà lão dành dụm được. Bởi là người trực tiếp tham gia câu chuyện nên những gì mà nhân vật tôi kể ra đều tự nhiên, chân thực, khiến cho người đọc hình dung ra như cảnh thật trước mắt: Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe… và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tồi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội…
 
Đoạn đối thoại giữa ông giáo và lão Hạc cũng thể hiện khá rõ đặc điểm ngôn ngữ của từng nhân vật:
 
Tôi an ủi lão :
 
– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
 
Lảo chua chát bảo:
 
– Ông giáo nói phải ! Kiếp ***** là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút !…
 
Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:
 
– Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
 
– Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
 
Đoạn cuối truyện là ngôn ngữ độc thoại của nhân vật ông giáo:
 
Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.
 
Đặc điểm thứ năm của truyện ngắn là tính ngắn gọn. Với dung lượng nhỏ hơn truyện vừa và cốt truyện gồm những sự kiện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, truyện ngắn thường được người đọc đọc liền một mạch không nghỉ. Truyện ngắn thường miêu tả một mảng của cuộc sống, một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, thể hiện một mặt của vấn đề nào đó trong xã hội. Để thể hiện nổi bật tư tưởng chủ đề và khắc hoạ sắc nét tính cách nhân vật, truyện ngắn đòi hỏi nhà văn phải có trình độ điêu luyện, biết mạnh dạn gọt tỉa và dồn nén để trong khuôn khổ ngắn gọn, những truyện ngắn xuất sắc vẫn có thể biểu hiện được những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn.
 
Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, có những nhà văn được đánh giá là bậc thầy của truyện ngắn như Nguyễn Tuân với Chữ người tù tù, Nam Cao với Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa, Trăng sáng, Đôi mắt. Kim Lân với tác phẩm Vợ nhặt, Nguyễn Công Hoan với Kép Tư Bền, Đào kép mới… Nguyễn Minh Châu với Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh… Tuy dung lượng từng truyện không lớn nhưng giá trị lại vô cùng lớn, góp phần tôn vinh tên tuổi của nhà văn và đem lại diện mạo phong phú cho nền văn học nước nhà.
27 tháng 1 2017

THANKS

Tham khảo 

Bậc thầy của truyện ngắn thế giới Raymond Carver đã có câu nói rất hay rằng: “Tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Điều đó không sai bởi nền văn học Việt Nam phát triển thì không thể không công nhận những đóng góp tuyệt diệu của thể loại truyện ngắn, nó dung dị nhưng luôn mang đến cho người đọc những cái nhìn sâu sắc, chân thực nhất về mọi khía cạnh của cuộc sống.

Văn học là một thế giới không bao giờ đóng trong một khuôn khổ mà nó luôn mở ra với muôn hình vạn trạng, đa dạng từ ngôn từ, hình ảnh đến cốt truyện, tinh tế trong cách chọn các biện pháp tu từ, nghệ thuật câu đưa người đọc đi từ cảm nhận này đến những bất ngờ, nút thắt khác. Nếu xem văn học là một nghệ thuật thì các nhà văn chính là những người nghệ sĩ không ngừng tìm kiếm, sáng tạo những điều nhân văn, đặc trưng có phong cách, sở trường riêng biệt làm nên một bức tranh văn học vĩ đại của Việt Nam. Trong những thể loại như tiểu thuyết, truyền thuyết, thơ,… thì truyện ngắn được xem là một cây đại thụ lớn phát triển từ lâu, ghi đậm dấu ấn theo năm tháng với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng”, “Gió đầu mùa – Thạch Lam”, “Tắt đèn – Ngô Tất Tố”… Có thể thấy các nhà văn thể hiện rất thành công những tác phẩm truyện ngắn nói riêng cũng như những tác phẩm văn học với nhiều thể loại khác, nó mang dấu ấn riêng của dân tộc và thời đại. Trong cái riêng biệt của phong cách nhà văn người ta tìm thấy diện mạo của tâm hồn đẹp, tính cách đặc trưng của một dân tộc, đó là điều khiến Tô Hoài có câu: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tô Hoài). Ở truyện ngắn chính là thể loại thể hiện rõ nhất những điều này, từng câu văn, bối cảnh, cốt truyện, tình tiết của mỗi tác phẩm truyện sẽ mang hơi thở của thời đại, dấu chân của nhà văn. Một thể loại văn học gắn liền cùng cuộc sống con người rất chân thực, dễ hiểu, súc tích nhưng vô cùng cuốn hút là nhận xét dành cho truyện ngắn. Trải qua nhiều thăng trầm thì đến nay truyện ngắn đã có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong nên văn học, nó đã khẳng định với không ít những tác phẩm để đời, bất tử theo thời gian, có thể kể đến “Số đỏ - Vũ Trọng Phụng”, “Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu”, “Hai đứa trẻ - Thạch Lam”, “Chí Phèo – Nam Cao”…

Thể loại truyện ngắn từ lâu đã trở thành một điểm nhấn quan trọng của Văn học hiện đại Việt Nam. Thời điểm vượt trội, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ của thể loại truyện ngắn là vào thế kỉ XX, nó phát triển bền bỉ, ngày càng chất lượng hơn gắn cùng sự đóng góp của những tên tuổi, đó là Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài… Trong thời kì chiến tranh, truyện ngắn có sự chậm lại nhưng không vì thế mà nó ngừng hẳn, nó chảy chậm mà chắc với những tác phẩm tái hiện một cách chân thực nhất từ đời sống, chế độ cùng con người vào thời kì đó. Chúng ta làm sao quên được Chị Dậu hiện lên là người phụ nữ điển hình chất phác, cần cù cùng sự phơi bày một chế độ bọn cường hào thống trị trước Cách Mạng đó là sự tham lam, bản chất tàn bạo của tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Khi hòa bình lặp lại trên nước nhà thì có thể nói là giai đoạn truyện ngắn vượt lên, tỏ rõ mình trong nền văn học với không ít những tác phẩm thành công mang đậm giá trị nhân văn từ câu chuyện đời sống con người.

Nền văn học có phát triển cùng nhiều thể loại thơ, tiểu thuyết hiện đại thì truyện ngắn vẫn mãi có một chỗ đứng vững chắc, bền bỉ theo năm tháng. Những tác phẩm kiệt tác trường tồn mãi, là những lát cắt chân thực từ đời sống, xã hội Việt Nam sẽ là những áng văn bất hủ đi cùng tên tuổi của nhà văn. Thể loại văn học truyện ngắn sẽ mãi là nơi để những nhà văn có thể khai thác, chọn để viết và người đọc đón nhận bằng cả trái tim.

 

6 tháng 12 2021

in đậm tàng hình ư:)))

4 tháng 4 2017

Chọn đáp án: C

8 tháng 12 2019

MB:

-Dẫn dắt từ các thể loại của văn học: Sự phong phú, đa dạng của các thể loại văn học, mỗi thể loại có đặc trưng riêng

-Giới thiệu về thể loại truyện ngắn: là một trong những thể loại tiêu biểu TB:

-Giới thiệu định nghĩa truyện ngắn: Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu truyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.

-Giới thiệu đặc điểm của truyện ngắn:

+Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảng khắc của cuộc sống.

+Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn. Viết và đọc truyện ngắn tạo ra trong ta cảm giác khác hẳn với viết và đọc tiểu thuyết. Trước hết đấy là quan hệ giữa cô đọng và mở rộng. Tiểu thuyết, dù có cô đọng đến đâu, phải hàm chứa khả năng phân nhánh và kéo dài, nếu không nói là đến vô cùng tận. Truyện ngắn thì ngược lại, phải súc tích và ngắn. Dĩ nhiên đây không phải là chuyện dài ngắn đơn thuần, vì một truyện ngắn mười hai trang có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn là một cuốn tiểu thuyết bốn trăm trang. Chúng ta đang nói đến một phạm trù khác của các tác phẩm hư cấu nói chung. Một cách so sánh thường thấy giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là xem tiểu thuyết là bản hợp xướng cho một dàn nhạc lớn và truyện ngắn là khúc tứ tấu cho mấy chiếc đàn. Nhưng theo tôi, cách so sánh này không chính xác: nó dựa trên lượng và vì vậy dễ làm ta lầm lạc. Bản nhạc do hai chiếc violin, một chiếc viola và một cello, thực hiện nghe khác với khi được thực hiện bởi dàn nhạc gồm hàng chục nhạc cụ khác nhau, nhưng một đoạn hoặc một trang truyện ngắn thì không khác gì một đoạn hay một trang tiểu thuyết. Truyện ngắn cũng chứa đựng tất cả các nguồn lực y như tiểu thuyết: ngôn ngữ, nội dung, nhân vật và phong cách. Tiểu thuyết gia có thể sử dụng phương tiện nghệ thuật nào thì nhà văn viết truyện ngắn cũng có thể sử dụng các phương tiện đó. Một so sánh tương đối thịnh hành khác giữa tiểu thuyết và truyện ngắn: anh hùng ca và bản tình ca đưa ta đến gần với bản chất của vấn đề hơn. Có thể nói truyện ngắn là bản tình ca viết bằng văn xuôi, còn tiểu thuyết thì là bản anh hùng ca văn xuôi.

KB: Khẳng định vai trò, vị trí của thể loại truyện ngắn trong sự phát triển của văn học

8 tháng 12 2017

Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh cuộc sống, một biên cô, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh ghi lại một biến cố quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ khi em từ thế giới gia đình bước vào thế giới nhà trường. Trong Chiếc lá cuối cùng của O’ hen-ri, đó là việc Giôn-xi bị ôm nặng nằm chờ chết; việc cụ Bơ-men lặng lẽ vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm mưa tuyết dữ dội để cứu sông cô gái, và cụ đã ra đi sau khi hoàn thành kiệt tác ấy. Còn trong Lão Hạc, Nam Cao ghi lại mảnh đời cuối cùng của người nông dân già nghèo khổ, đơn độc, nhưng trước khi tìm về cái chết đã lo lắng thật chu đáo cho đứa con lúc nó trở về. Truyện ngắn thường có ít nhân vật và sự kiện như trong ba truyện ngắn trên.

Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khấc, những lát cất của cuộc sống để thể hiện. Tôi đi học chỉ thu lại trong buổi tựu trường đầu tiên trên con đường từ nhà đến trường, trên sân trường, trong lớp học; Lão Hạc chỉ là khoảnh khắc cuối đời của nhân vật từ nhà của lão sang nhà ông giáo; Chiếc lá cuối cùng được kể lại trong những ngày Giôn-xi ốm nằm ở căn phòng nhỏ có chiếc cửa sổ trông ra cây thường xuân.

Kết cấu truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề, như sự tương phản giữa tình mẹ con và những tình cảm mới mẻ đối với nhà trường, thầy giáo, bạn bè trong tâm trạng đứa trẻ (Tôi đi học); giữa cuộc sống nghèo khổ với cái chết đau đớn với tình yêu thương lo lắngcho đứa con của lão Hạc (Lão Hạc); giữa sự trở về với cuộc sống của Giôn-xi và sự ra đi của cụ Bơ-men, giữa chiếc lá thường xuân đã rụng và chiếc lá cuốicùng vẫn còn mãi mãi trên tường (Chiếc lá cuối cùng).

Những đặc điểm trên đây đã khiến cho dung lượng truyện ngắn thường ngắn. Nhưng không phải vì thế mà truyện ngắn không đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời như Lão Hạc hay Chiếc lá cuối cùng. Và nếu đọc các tác phẩm của các bậc thầy trong thể loại này, ta càng thấy rõ điều đó.

8 tháng 12 2017

Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự (kể chuyện), tức là dùng lời kể để tái hiện lại những việc làm, những biến cố… nhằm dựng lại một cuộc đời, một số phận như đang diễn ra một cách khách quan, qua đó bày tỏ cách hiểu và thái độ nhất định của người viết.

Nội dung truyện ngắn cũng kể về người và việc giống như truyện vừa hoặc tiểu thuyết, nhưng khác ở chỗ là số trang viết không nhiều, chỉ từ vài trang đến vài chục trang trở lại. Truyện cực ngắn có khi chỉ vài trăm chữ. Bài giới thiệu này chỉ đề cập đến những đặc điểm cơ bản nhất của truyện ngắn.

Đặc điểm thứ nhất của truyện ngắn là tác giả dùng lời kể và lời miêu tả của mình để tái hiện những việc làm, những biến cố xung quanh cuộc đời của một hay nhiều nhân vật. Thông qua đó nhằm dựng lại một bức tranh đời sống trong giai đoạn lịch sử nào đó đang diễn ra một cách khách quan. Từ đó bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá thái độ và quan điểm của người viết về một vấn đề xã hội nào đó. Ở truyện Tôi đi học, Thanh Tịnh diễn tả cảm nghĩ về kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Qua truyện, người đọc còn thấy tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân của Nam Cao. Truyện Chiếc lá cuối cùng thể hiện thái độ trân trọng của nhà văn trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

Đặc điểm thứ hai của truyện ngắn là cốt truyện, nghĩa là phải có các sự kiện, tình tiết, các biến cố xảy ra liên tiếp, cái này tiếp sau cái kia, hoặc là cái này làm nảy sinh cái kia, dồn đẩy nhau đến điểm đỉnh của mâu thuẫn, buộc phải giải quyết, giải quyết xong vấn đề thì truyện kết thúc.

Cốt truyện của tác phẩm Tôi đi học là xâu chuỗi những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên trong buổi đầu tiên đi học hiện lên rõ ràng, tươi mới trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh sau mấy chục năm. Năm nào cũng vậy, cứ vào độ cuối thu, từ con đường đến trường, hình ảnh ngôi trường, hình ảnh các cậu bé học trò bỡ ngỡ nép bên chân mẹ, chờ thầy giáo gọi tên vào lớp, không gian ấy lại gợi cho nhà văn nhớ về ngày tựu trường vào lớp Một. Cốt truyện Lão Hạc của Nam Cao là cuộc đời nghèo khó bất hạnh của một lão nông dưới thời thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng Tám 1945. Vợ chết, con thất tình phẫn chí bỏ nhà vào tận Nam Kì làm ăn, lão Hạc sống cô đơn thui thủi dưới mái tranh xiêu vẹo, chỉ có con chó vàng làm bạn sớm hôm. Để giữ cho con trai mảnh vườn và số tiền ít ỏi, lão Hạc đã lo liệu xong xuôi và cuối cùng, lão tự chọn cái chết để giải thoát khỏi mọi nỗi khổ đau. Cốt truyện Chiếc lá cuối cùng của 0’Henri xoay quanh cuộc sống nghèo nàn, bệnh tật và bế tắc của cô họa sĩ trẻ tên là Giôn-xi. Viêm phổi nặng giữa mùa đông rét buốt, không có tiền để chạy chữa, Giôn-xi chán nản, tuyệt vọng, mong đợi cái chết đến từng ngày. Cô xác định là mình sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng trên bức tường đối diện với cửa sổ rụng nốt. Thương xót cho cảnh ngộ của Giôn-xi, cụ Bơ-men, một họa sĩ vô danh đã giấu mọi người, thức suốt đêm, lặng lẽ vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá thật đã rụng. Nhờ vậy mà Giôn-xi có thêm nghị lực vượt qua cơn hiểm nghèo, trở về với cuộc sống. Còn cụ Bơ-men đã chết vì viêm phổi. Đặc điểm thứ ba là truyện ngắn có khả năng thể hiện nhân vật trong một phần hoặc toàn bộ cuộc đời ; miêu tả tính cách, số phận nhân vật qua hình dáng, tâm trạng, lời nói và hành động biểu hiện hằng ngày hay trong những tình huống, biến cố đặc biệt. Tùy theo cách kể của tác giả mà nhân vật có thể được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết trong sinh hoạt lẫn đời sống tâm lí, qua cách sử dụng ngôn ngữ… Vì vậy, nhân vật trong truyện ngắn thường để lại ấn tượng sâu đậm. Số lượng nhân vật của truyện ngắn thường rất ít, chỉ độ vài ba nhân vật trong đó có một nhân vật chính, trong khi truyện dài có tới hàng chục, hàng trăm nhân vật. Trong truyện Tồi đi học, nhân vật chính là một cậu bé nhà quê ở một làng nghèo miền Trung thời trước cách mạng tháng Tám 1945. Nhân vật được đặt vào một sự kiện đặc biệt là buổi đi học đầu tiên trong đời. Sự kiện ấy làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của cậu bé. Cậu nhìn cảnh vật hai bên đường từ nhà đến trường thấy cái gì cũng lạ, bầu trời dường như cũng trong xanh hơn. Đứng trước ngôi trường, cậu thấy mình mới bé nhỏ làm sao. Giống như các bạn cùng trang lứa, cậu bỡ ngỡ nấp bên chân mẹ, vừa lo lắng vừa hồi hộp, háo hức, tựa như bầy chim non đứng bên cửa tổ, nhìn trời rộng muốn cất cánh bay nhưng vẫn còn e ngại. Cái cảm giác kì lạ mà buổi học đầu tiên đem lại đã ghi dấu ấn không thể phai mờ trong tâm tưởng của nhà văn – cậu bé của hờn ba mươi năm trước. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là một nông dân nghèo khổ, bất hạnh nhưng rất yêu thương con và giàu lòng tự trọng. Có thể nói nhân vật này vừa có ý nghĩa riêng biệt vừa có ý nghĩa khái quát, tiêu biểu cho những người nông dân phải sống một cuộc sống cơ cực dưới thời thực dân, phong kiến. Đọc tác phẩm, chúng ta thương xót ông lão có vẻ ngoài gàn dở nhưng bên trong lại là một phẩm chất trong sạch đáng quý biết nhường nào. Lão sống thui thủi một mình vì vợ chết sớm, có mỗi đứa con trai thì nó lại phẫn chí bỏ nhà đi xa. Gia tài của lão chỉ có mỗi túp nhà xiêu vẹo, dúm dó giữa mảnh vườn vài ba sào đất cằn cỗi, hoa lợi bòn mót được từ đó chẳng đáng là bao. Lão vừa già yếu lại vừa ốm đau, chẳng ai thuê mướn cả. Vì vậy, lão kiếm được gì ăn nấy, sống lay lắt qua ngày và cố không làm phiền đến ai vì lòng tự trọng. Sợ ăn vào số vốn ít ỏi dành dụm cho con nên lão đã quyết định nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn và mấy chục đồng bạc chờ nó về trao lại; còn lão đã âm thẩm chọn cái chết để giải thoát khỏi cảnh ngộ túng quẫn và bế tắc. Cái chết bi thảm của lão Hạc làm cho người đọc rơi nước mắt. Hình tượng lão Hạc sống mãi trong văn chương chính là nhờ vào nghệ thuật xây dựng nhân vật rất thành công của nhà văn Nam Cao. Nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lả cuối cùng của 0’Henri cũng là một con người khá đặc biệt. Vừa mới bước vào đời, cô đã gặp nhiều bất hạnh, mà bất hạnh lớn nhất là sự nghèo khổ. Giữa mùa đông rét buốt, cô cùng người bạn gái tên là Xiu phải thuê gác xép trên sân thượng của ngôi nhà trọ tồi tàn để ở. Vì mặc không đủ ấm nên Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Không có tiền mua thuốc nên bệnh của cô ngày càng trầm trọng. Giôn-xi buồn bã và tuyệt vọng, không thiết sống. Sáng sáng, cô nhờ Xiu kéo rèm cửa sổ để cho cô trông thấy cây dây leo bám trên bức tường cũ kĩ. Mấy chiếc lá thường xuân lần lượt rụng và Giốn-xi nghĩ bụng chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì mình cũng lìa đời. Tâm trạng Giôn-xi giống như bầu trời mùa đông ảm đạm. Cô sẵn sàng đợi cái chốt đến đem cô đi, dù cuộc sống của cô mới thực sự bắt đầu. Điều kì diệu mà chiếc lá vẽ của cụ Bơ-men đã đem lại cho cô là hi vọng và nghị lực để trở về với cuộc đời. Thấy chiếc lá cuối cùng gan góc chống lại với mưa tuyết đêm đông, Giôn-xi tự trách mình nhu nhược, không bằng chiếc lá nhỏ bé kia. Chiếc lá đã cho cô bài học về ý chí tồn tại giữa khó khăn, thử thách của hoàn cảnh và số phận. Hình ảnh tương phàn hoàn toàn của người họa sĩ già Bơ-men góp phần làm nổi bật nhân vật Giôn-xi và tô đậm, nâng cao tính chất nhân đạo của câu chuyện. Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng không ngờ lại là bức họa quý giá nhất của cụ Bơ-men vì nó đã cứu sống được một mạng người – một họa sĩ tài hoa trong tương lai. Đặc điểm thứ tư của truyện ngắn là sự phong phú, linh hoạt về ngôn ngữ. Truyện ngắn có nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ của người kể còn có ngôn ngữ nhân vật, mỗi nhân vật lại có đặc điểm ngôn ngữ riêng. Bên cạnh lời đối thoại giữa các nhân vật còn có lời độc thoại nội tâm của từng nhân vật. Lời kể có khỉ là lời tác giả, có khi lại hòa nhập vào lời nhân vật và ngược lại. Vì vậy mà ngôn ngữ trong truyện ngắn sinh động và đa dạng. Thử tìm hiểu đặc điểm này trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, chúng ta sẽ thấy nội dung truyện kể bằng ngôi thứ nhất (tôi). Nhân vật xưng tôi là ông giáo làng, hàng xóm của lão Hạc, được lão nhờ cậy những việc quan trọng như giữ hộ mảnh vườn và số tiền mà lão dành dụm được. Bởi là người trực tiếp tham gia câu chuyện nên những gì mà nhân vật tôi kể ra đều tự nhiên, chân thực, khiến cho người đọc hình dung ra như cảnh thật trước mắt: Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe… và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tồi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội… Đoạn đối thoại giữa ông giáo và lão Hạc cũng thể hiện khá rõ đặc điểm ngôn ngữ của từng nhân vật: Tôi an ủi lão : – Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác. Lảo chua chát bảo: – Ông giáo nói phải ! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút !… Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo: – Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? – Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng? Đoạn cuối truyện là ngôn ngữ độc thoại của nhân vật ông giáo: Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”. Đặc điểm thứ năm của truyện ngắn là tính ngắn gọn. Với dung lượng nhỏ hơn truyện vừa và cốt truyện gồm những sự kiện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, truyện ngắn thường được người đọc đọc liền một mạch không nghỉ. Truyện ngắn thường miêu tả một mảng của cuộc sống, một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, thể hiện một mặt của vấn đề nào đó trong xã hội. Để thể hiện nổi bật tư tưởng chủ đề và khắc hoạ sắc nét tính cách nhân vật, truyện ngắn đòi hỏi nhà văn phải có trình độ điêu luyện, biết mạnh dạn gọt tỉa và dồn nén để trong khuôn khổ ngắn gọn, những truyện ngắn xuất sắc vẫn có thể biểu hiện được những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn. Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, có những nhà văn được đánh giá là bậc thầy của truyện ngắn như Nguyễn Tuân với Chữ người tù tù, Nam Cao với Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa, Trăng sáng, Đôi mắt. Kim Lân với tác phẩm Vợ nhặt, Nguyễn Công Hoan với Kép Tư Bền, Đào kép mới… Nguyễn Minh Châu với Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh… Tuy dung lượng từng truyện không lớn nhưng giá trị lại vô cùng lớn, góp phần tôn vinh tên tuổi của nhà văn và đem lại diện mạo phong phú cho nền văn học nước nhà.
13 tháng 12 2017
MB:
-Dẫn dắt từ các thể loại của văn học: Sự phong phú, đa dạng của các thể loại văn học, mỗi thể loại có đặc trưng riêng
-Giới thiệu về thể loại truyện ngắn: là một trong những thể loại tiêu biểu
TB:
-Giới thiệu định nghĩa truyện ngắn: Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu truyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.
-Giới thiệu đặc điểm của truyện ngắn:
+Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảng khắc của cuộc sống.
+Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn.
Viết và đọc truyện ngắn tạo ra trong ta cảm giác khác hẳn với viết và đọc tiểu thuyết. Trước hết đấy là quan hệ giữa cô đọng và mở rộng. Tiểu thuyết, dù có cô đọng đến đâu, phải hàm chứa khả năng phân nhánh và kéo dài, nếu không nói là đến vô cùng tận. Truyện ngắn thì ngược lại, phải súc tích và ngắn. Dĩ nhiên đây không phải là chuyện dài ngắn đơn thuần, vì một truyện ngắn mười hai trang có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn là một cuốn tiểu thuyết bốn trăm trang. Chúng ta đang nói đến một phạm trù khác của các tác phẩm hư cấu nói chung.

Một cách so sánh thường thấy giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là xem tiểu thuyết là bản hợp xướng cho một dàn nhạc lớn và truyện ngắn là khúc tứ tấu cho mấy chiếc đàn. Nhưng theo tôi, cách so sánh này không chính xác: nó dựa trên lượng và vì vậy dễ làm ta lầm lạc. Bản nhạc do hai chiếc violin, một chiếc viola và một cello, thực hiện nghe khác với khi được thực hiện bởi dàn nhạc gồm hàng chục nhạc cụ khác nhau, nhưng một đoạn hoặc một trang truyện ngắn thì không khác gì một đoạn hay một trang tiểu thuyết. Truyện ngắn cũng chứa đựng tất cả các nguồn lực y như tiểu thuyết: ngôn ngữ, nội dung, nhân vật và phong cách. Tiểu thuyết gia có thể sử dụng phương tiện nghệ thuật nào thì nhà văn viết truyện ngắn cũng có thể sử dụng các phương tiện đó. Một so sánh tương đối thịnh hành khác giữa tiểu thuyết và truyện ngắn: anh hùng ca và bản tình ca đưa ta đến gần với bản chất của vấn đề hơn. Có thể nói truyện ngắn là bản tình ca viết bằng văn xuôi, còn tiểu thuyết thì là bản anh hùng ca văn xuôi.

KB: Khẳng định vai trò, vị trí của thể loại truyện ngắn trong sự phát triển của văn học
13 tháng 12 2017

MB:
-Dẫn dắt từ các thể loại của văn học: Sự phong phú, đa dạng của các thể loại văn học, mỗi thể loại có đặc trưng riêng
-Giới thiệu về thể loại truyện ngắn: là một trong những thể loại tiêu biểu
TB:
-Giới thiệu định nghĩa truyện ngắn: Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu truyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.
-Giới thiệu đặc điểm của truyện ngắn:
+Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảng khắc của cuộc sống.
+Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn.
Viết và đọc truyện ngắn tạo ra trong ta cảm giác khác hẳn với viết và đọc tiểu thuyết. Trước hết đấy là quan hệ giữa cô đọng và mở rộng. Tiểu thuyết, dù có cô đọng đến đâu, phải hàm chứa khả năng phân nhánh và kéo dài, nếu không nói là đến vô cùng tận. Truyện ngắn thì ngược lại, phải súc tích và ngắn. Dĩ nhiên đây không phải là chuyện dài ngắn đơn thuần, vì một truyện ngắn mười hai trang có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn là một cuốn tiểu thuyết bốn trăm trang. Chúng ta đang nói đến một phạm trù khác của các tác phẩm hư cấu nói chung.

Một cách so sánh thường thấy giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là xem tiểu thuyết là bản hợp xướng cho một dàn nhạc lớn và truyện ngắn là khúc tứ tấu cho mấy chiếc đàn. Nhưng theo tôi, cách so sánh này không chính xác: nó dựa trên lượng và vì vậy dễ làm ta lầm lạc. Bản nhạc do hai chiếc violin, một chiếc viola và một cello, thực hiện nghe khác với khi được thực hiện bởi dàn nhạc gồm hàng chục nhạc cụ khác nhau, nhưng một đoạn hoặc một trang truyện ngắn thì không khác gì một đoạn hay một trang tiểu thuyết. Truyện ngắn cũng chứa đựng tất cả các nguồn lực y như tiểu thuyết: ngôn ngữ, nội dung, nhân vật và phong cách. Tiểu thuyết gia có thể sử dụng phương tiện nghệ thuật nào thì nhà văn viết truyện ngắn cũng có thể sử dụng các phương tiện đó. Một so sánh tương đối thịnh hành khác giữa tiểu thuyết và truyện ngắn: anh hùng ca và bản tình ca đưa ta đến gần với bản chất của vấn đề hơn. Có thể nói truyện ngắn là bản tình ca viết bằng văn xuôi, còn tiểu thuyết thì là bản anh hùng ca văn xuôi.

KB: Khẳng định vai trò, vị trí của thể loại truyện ngắn trong sự phát triển của văn học

30 tháng 12 2020

Trong truyện ” tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh, ông đã rất thành công trong việc sử dụng các nghệ thuật tinh tế, nhẹ nhàng, mà vô cùng sâu sắc kết hợp với các ngôn ngữ giàu hình ảnh giàu gợi hình, gợi cảm với giọng điệu nhẹ nhang em dịu đã góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ tình trong truyện.

Vậy, chất thơ là thế nào? chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn, chất thơ được thể hiện qua những vấn đề nổi bật, đặc sắc, giàu cảm xúc. Trước hết, chất thơ thể hiện ở chỗ truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên với những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn thơ ngây trong sáng, cùng tâm trạng tưng bừng, rộn rã, mơn mác, nao nức hồi hộp khi được cắp sách tới trường đã làm rung động lên những cảm xúc. Chất thơ đã toát lên từ những tình tiết sự việc dạt dào cảm xúc bằng những câu văn những hình ảnh hay và sinh động như” mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi quen, lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học, ” mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng nên thơ trong trẻo, thể hiện qua thời điểm cuối thu và hoàn cảnh lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc”. Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ và cảm động của ông đốc từ gương mặt tươi cười của thầy giáo trẻ. Tất cả đều dành cho trẻ thơ những tình cảm dịu dàng trìu mến. Chất thơ còn tỏa ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực của mẹ trong truyện đã bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ qua những câu văn hay như ” mẹ nắm tay tôi”, ” các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu từ trước”. ” Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước”, ” một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi”. Như vậy, hình tượng bàn tay mẹ đã được tác giả thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm để nói lên tình thương con bao la vô bờ bến của mẹ. Chất thơ còn được thể hiện qua hình ảnh so sánh đẹp đẽ đầy thú vị.

Trong truyện, tác giả đã đưa ra hình ảnh so sánh đẹp rất hay. Chất thơ được thể hiện ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm ở âm điệu tha thiết cũng góp phần diễn tả thành công cảm nghĩ của nhân vật. Chất thơ còn thể hiện ở chỗ tạo được sự đồng cảm đồng điệu của mọi người gợi cho người đọc nhớ lại về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ khi được cắp sách tới trường vào một mùa thu- mùa tựu trường.

Qua câu truyện tôi đi học giàu chất thơ, tác giả như muốn thể hiện một tâm hồn khao khát bay cao với một niềm hi vọng ước ao hoài bão lớn lao để vươn tới một chân trời mới, một tương lai đang phơi phới chào đón trẻ thơ.

30 tháng 12 2020

Nhận xét về truyện ngắn của Thanh Tịnh, nhà văn Thạch làm cho rằng : " Truyện ngắn nào hay cũng có chất thơ và bài thơ nào hay cũng có cốt truyện". Quả vậy, truyện "Tôi đi học" là một truyện ngắn rất hay, đầy chất thơ.

Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng nghệ thuật của truyện ngắn "Tôi đi học". Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng..... dạt dào cảm xúc.

Cảnh một buổi mai " đầy sương thu và gió lạnh", mẹ "âu yếm" dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đường làng thân thuộc " dài và hẹp". Cảnh mấy cậu học trò nhỏ " áo quần tươm tất, nhí nhảnh" gọi tên nhau, trao sách vở cho nhau xem. Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội. Cảnh sân trường Mĩ Lí "đầy đặc cả người", tất cả đều quần áo " sạch sẽ", gương mặt " vui tươi và sáng sủa". Cảnh học trò mới "bỡ ngỡ đứng nép bên người thân", "ngập ngừng e sợ" nhiều mơ ước "như con chim con đứng bên bờ tổ , nhìn quãng trời rộng muốn bay"...Cảnh những học trò mới nghe một hồi trống trường "thhucs vang dội cả lòng", hầu như chú bé nào cũng cảm thấy hồi hộp khi xếp hàng, khi nghe ông đốc gọi tên...."Một mùi hương lạ xông lên trong lớp", một con chim đến đậu bên cửa sổ lớp học, rụt rè hót rồi vỗ cánh bay cao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường.... đều làm cho chú học trò bé nhỏ ngỡ ngàng "thấy lạ và hay".

Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt "hiền từ" của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp năm đón 28 học trò với " gương mặt tươi cười".

Chất thơ ở lòng mẹ hiền rất thương yêu con. Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ : "Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp"; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con. Lúc đứng xếp hàng, đứa con cảm thấy có "một bàn tay dịu dàng" của mẹ đẩy con tới trước như khích lệ. Lúc đứa con bé bỏng "nức nở khóc" thì bàn tay mẹ hiền "một bàn tay quen quen vuốt mái tóc" con. Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm tình thương con của mẹ.

Chất thơ của truyện "Tôi đi học" còn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thi vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. Đọc 2 câu văn đầu truyện, ta cảm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng : " Hàng năm cứ vào cuố thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng..."

Thật vậy, "Tôi đi học" là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi thơ rất thơ và xúc động