K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cảm nhận về cảnh đợi tàu của hai đứa trẻ trong đoạn văn bản sau:Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Liên đánh thức em:- Dậy đi, An. Tàu đến rồi.An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên...
Đọc tiếp

Cảm nhận về cảnh đợi tàu của hai đứa trẻ trong đoạn văn bản sau:

Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Liên đánh thức em:

- Dậy đi, An. Tàu đến rồi.

An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Mấy năm nay buôn bán kém nên người lên xuống ít, có khi hai chị em đợi chờ chẳng thấy ai. Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố.

Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

- Tàu hôm nay không đông nhỉ, chị nhỉ.

Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình khư kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.

0
16 tháng 12 2021

giúp mk với 

"Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lê, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được....
Đọc tiếp

"Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lê, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc,Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

-A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất."

Cảm nhận của anh chị về diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đoạn trích trên

Mong mn giúp e vs ạ e sắp thi r ạ! Cảm ơn MN

0
Lẽ ra mình nên viết và gửi đến các bạn đọc trên fb câu chuyện này vào lúc nửa đêm mới hợp tình, hợp cảnh. Nhưng câu chuyện này mà kể lúc đó thì sợ rằng; ai lỡ đọc rồi sẽ chịu sự ám ảnh không ngủ được thì cũng không hay cho lắm. Bởi ám ảnh ở đây không phải chỉ từ những tình tiết “dã man và ma quái” nghe mà rùng mình, dựng tóc gáy, nỗi ám ảnh ấy còn ở lối sống phần...
Đọc tiếp

Lẽ ra mình nên viết và gửi đến các bạn đọc trên fb câu chuyện này vào lúc nửa đêm mới hợp tình, hợp cảnh. Nhưng câu chuyện này mà kể lúc đó thì sợ rằng; ai lỡ đọc rồi sẽ chịu sự ám ảnh không ngủ được thì cũng không hay cho lắm. Bởi ám ảnh ở đây không phải chỉ từ những tình tiết “dã man và ma quái” nghe mà rùng mình, dựng tóc gáy, nỗi ám ảnh ấy còn ở lối sống phần nào rất tự nhiên hoang dã của một số bà con nơi vùng cao, hẻo lánh cũng như cách ứng xử tàn nhẫn trước sinh mệnh của người thân… Lạnh lùng_Vô cảm_Thậm chí dã man… Nhưng nếu hiểu họ thì thấy, tất cả họ đều rất đáng thương.

Lại nói, mình không phải là một người viết văn hay sáng tác truyện. Những câu chuyện mà mình kể đều là những câu chuyện có thật mình gặp dịp chứng kiến, nghe kể rồi ghi chép lại. Hôm nay mạn phép gửi lên đây, ai đọc được thấy sợ thì sợ, thấy thương thì thương, thấy buồn thì buồn, thấy có chút gì bất bình cho số phận con người thì bất bình… nhưng trên hết mong mọi người đọc cảm nhận bằng trái tim yêu thương và hiểu biết trọn vẹn về con người và vùng đất nảy sinh câu chuyện đau lòng. Một vùng đất mà mặt trời của mẹ thiên nhiên chiếu rọi được vào còn khó bởi lớp sương mù luôn giăng giăng dày đặc chứ chưa nói gì đến “mặt trời tri thức khoa học, tâm linh tiến bộ” của một thế giới văn minh, hiện đại.

📷

Câu chuyện bắt đầu bằng sự rụt rè e ngại của anh bạn người H’Mông khi tiến lại gần ngồi nhà gỗ lợp mái tôn xanh tại Điểm trường của Bản Làng Sáng nằm sâu trong rừng núi thuộc xã Háng Đồng huyện Bắc Yên_Sơn La trong chuyến đi của mình vừa rồi. Câu nói đầu tiên anh thốt lên bằng một hơi thở méo mó có chút gì đó kìm nén cảm xúc: “Tại ngôi nhà đằng kia, bên bãi đất cỏ rậm ấy, có một câu chuyện rất đau lòng”…
…..
Trở lại bối cảnh của Làng Sáng từ cái thời bản chưa hình thành và còn chưa có cái tên Làng Sáng như bây giờ. Hồi đó, chỉ có một vài gia đình người H’Mông trên hành trình du canh du cư theo tập tục canh tác của dân tộc mình lỡ bước qua đây dựng nhà, làm nương rồi cư ngụ. Trong số đó có một gia đình mà người kể chuyện cũng không thể biết tên gia đình ấy là gì. Ngay cả những người được đề cập đến trong câu chuyện này cũng chỉ là Người ông già cả, Hai anh em người cháu, và Cặp bố mẹ nhẫn tâm… mà thôi.

Khi mới chuyển vào vùng đất mới, cả gia đình ấy rất chăm chỉ làm lụng, dẫu không no đủ nhưng cũng không bao giờ chịu cảnh đói lòng. Bởi vùng đất mới, đất luôn rất tươi tốt, và hạt giống luôn được người H’Mông dắt theo bên hông mình. Cuộc sống của họ có lẽ sẽ tiếp diễn tốt đẹp nếu như không có một ngày nọ Người ông già cả lâm bệnh nặng. Người ông ấy cứ yếu dần và gần như chỉ có thể nằm một chỗ. Bệnh gì? Cứu chữa ra sao? Dẫu có đứng giữa rừng mà gào thét Giàng ơi, Giàng hỡi… thì cũng chỉ vọng lại tiếng người vừa hét mà thôi. Cuộc sống vất vả, gia đình không chỉ có hai đứa trẻ nhỏ mà còn có ông già ốm yếu. Cặp vợ chồng ấy thấy người ông là một gánh nặng trong gia đình nên muốn bỏ người ông lại một mình để đi tìm một vùng đất khác để làm nương sinh sống. Nghĩ sao làm vậy, cặp vợ chồng ấy quyết chí ra đi, nhưng điều bất ngờ là hai người con của họ lại nhất quyết ở lại. Hai người con ấy đứa lớn tầm 8 tuổi và đứa nhỏ khoảng 5 tuổi. Chúng không nỡ nhìn ông chúng một mình sống thoi thóp giữa rừng già. Người ông ấy khi còn khỏe, trong những ngày bố mẹ chúng mải miết đi nương đã luôn bên cạnh chúng, chăm bẵm chúng, đục đẽo đồ chơi cho chúng, thổi cho chúng nghe những điệu khèn khỏe khoắn, vui vẻ… Chúng nhất quyết không bỏ ông ở lại một mình nhưng cha mẹ chúng lại… lạnh lùng đoạn tuyệt ra đi. Họ không những bỏ lại cha mà còn bỏ lại còn hai đứa con nhỏ dại. Vậy là, trong căn nhà ấy, bấy giờ chỉ còn lại hai đứa trẻ côi cút và một ông già ốm yếu.

Tuổi già đứng trước thời gian đã là rất mong manh và đáng sợ, huống gì tuổi già còn bệnh tật mà bệnh tật nơi vùng núi hoang vu thì con đường về với đất sẽ thật ngắn ngủi. Hai đứa trẻ chỉ biết ở cạnh ông mà khóc ròng, đói thì vét chút thóc, chút ngô còn sót lại trong nhà để nấu, hết thóc, hết ngô thì đi hái rau rừng để ăn. Rồi thì ông chúng cũng lặng lẽ chìm sâu vào giấc ngủ vĩnh viễn. Ngày ông chúng chúng mất, vì còn quá nhỏ nên dù đoạn đường từ nhà ra chỗ mà hai đứa nhỏ chọn để chôn ông có chừng 2-3 trăm mét thôi, nhưng chúng đã phải lôi kéo ông của chúng từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc không còn thấy mặt trời đâu nữa mới tới nơi. Xác của ông chúng được che lại bởi mấy tấm gỗ pơ mu và lớp đất mỏng do bàn tay yếu ớt của hai đứa trẻ cào cấu để vùi lấp. Và cũng vì quá bé nên chúng không biết được rằng, với người dân tộc H’Mông của chúng khi chết đi cần mang theo lửa. Người nhà phải đốt và để một đống lửa bên cạnh mộ thì ma mới yên ổn ra đi, nếu không sẽ trở lại dương thế đòi bằng được.

Chôn ông xong hai anh em dắt tay nhau trở về nhà, bỏ lại sau lưng ngôi mộ nhỏ lạnh lẽo, xác sơ nơi góc rừng.

Giữa rừng sâu thăm thẳm, giữa cái lạnh se sắt của vùng cao, giữa những lớp sương mù dày đặc, giữa những tiếng kêu gào rùng rợn của chim rừng thú núi, đến cả tiếng côn trùng cũng rõ ràng đến tận cái đập cánh bay… Và giữa cái đêm đầu tiên mà hai đứa trẻ bắt đầu tập quen với sự vắng mặt của ông chúng trong nhà, bên bếp lửa, hai đứa trẻ dựa vào nhau mà ngủ thiếp đi…

“Thật đáng thương quá”! Mình đã thốt lên như vậy khi nghe anh bạn người H’Mông kể đến đoạn này: “Còn chưa hết”. Anh bạn đường tiếp tục kể.

Đêm hôm đó vào lúc khuya, hai đứa trẻ bỗng giật mình vì có tiếng gõ cửa dồn dập. Ngoài trời sương xuống đang rất lạnh, đùn đẩy nhau mở cửa mãi không được, hai anh em cùng dựa vào nhau tiến về phía cửa chính. Tiếng đập cửa vẫn dồn dập, nhưng khi mở cửa ra thì cả hai anh em lại không thấy gì cả, chỉ có một luồng gió lạnh lùa vào làm hai anh em run rẩy nép gần vào nhau hơn. Không thấy có ai, hai an hem lại dắt nhau trở lại bên bếp lửa, lúc này bếp đã tàn tro, vì lạnh nên hai anh em nhóm lại cho lửa cháy rồi tiếp tục ngủ tiếp. Khi giấc ngủ vẫn còn chập chờn thì một tràng gõ cửa nữa lại vang lên, lần này tiếng gõ cửa lại dồn dập và mạnh hơn trước. Người anh tỉnh dậy, ra mở cửa, nhìn quanh lại cũng không thấy có ai đến cả. Lúc này người anh đã bắt đầu sợ hãi nên mau chóng đóng cửa lại rồi chạy sang ôm người em đang nằm cạnh bếp lửa. Vừa nằm xuống, một trận gõ cửa nữa lại vang lên dồn dập, lúc này cả hai anh em đều thức giấc và ôm sát vào nhau, sợ hãi. Tiếng gõ cửa vẫn dồn dập, gió ngoài trời vẫn từng cơn gầm rú thật mạnh, tiếng cành cây gãy răng rắc đập vào mái nhà làm cho hai anh em thon thót giật mình. Bỗng người anh vùng dậy cầm cành củi đang cháy đỏ lửa, đi nhanh về phía cửa bằng bản năng tự vệ. Cậu mở toang cánh cửa rồi vụt lửa liên hồi vào không trung tĩnh mịch, sau đó vứt luôn thanh củi ra xa. Trong chốc lát cậu chạy vào kéo người em của mình ra khỏi nhà, lao vào đêm tối.

“Nghe nói, hai anh em ấy bây giờ đang sống ở vùng Suối Tọ – Phù Yên. Đêm ấy ông của chúng về đòi lửa mà chúng không biết cứ tưởng là có con thú dữ gì, nên cũng lấy lửa để đuổi thú rồi chạy nhanh không bị thú ăn thịt. Chúng còn nhỏ quá mà”.

Anh bạn của mình kết thúc chuyện chỉ bằng một câu đơn giản như vậy. Nhưng, những cảm xúc mà anh truyền đến cho mình thực sự không đơn giản một chút nào. Mình có chút thương, có chút giận, có chút sợ và mình cũng suýt nữa rơi vào sự phán xét. Nhưng không! mình chợt nhớ lại câu chuyện cách đây độ chừng hơn 2 tháng, ở phía ngoài Tà Xùa, cách Làng Sáng khoảng 90km cả đường mòn vào rừng, và đường lớn, có một người mẹ trẻ đã tự tử và trước khi treo cổ bên bìa rừng người mẹ ấy đã dùng con dao đi nương của mình cắt cổ hai đứa con nhỏ cho đến chết.

Khi nghe và chứng kiến cảnh này, hầu như ai cũng kêu: ‘Người mẹ ác độc, giết con” “Người mẹ dã man không có nhân tính’. Bao nhiêu tội lỗi và lời phán xét đều dồn lên linh hồn của người mẹ mới lìa đời. Mình không đồng tình với hành động giết con của người mẹ đó, nhưng khi tìm hiểu và hỏi lại thì mới biết. Người mẹ đó vì quá khổ sở, chồng đi theo người con gái khác, suốt ngày không chịu làm ăn gì. Vì cùng quẫn đã nghĩ đến cái chết, nhưng trước khi chết người mẹ đó lo rằng hai người con sẽ không có ai cho ăn và cũng sẽ chết đói. Vì vậy người mẹ dẫn con đi về cõi chết cùng mình.

Nếu ai đã lên vùng núi cao, lên nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống, sẽ rất dễ gặp hình ảnh những đứa trẻ còn rất nhỏ, trần truồng, nhem nhuốc bò lê trên nền đất, bụi cây. Dù trời giá rét, thân người đỏ hỏn vì lạnh thì cha mẹ của chúng cũng chỉ coi đó là chuyện bình thường. Bởi đơn giản họ cũng sinh và lớn lên như vậy. “Trời sinh voi, ắt thì sinh cỏ” họ sống dựa vào tự nhiên và tư duy, suy nghĩ cũng rất tự nhiên, thậm chí đôi khi có chút man dại.

Với mình, trong cuộc sống không bao giờ phân định chuyện đúng – sai. Nên với bài viết này, mình chỉ kể lại như vậy, ai thấy thương thì thương, ai thấy buồn thì buồn, ai thấy sợ thì sợ, ai thấy bất bình thì bất bình…

Cuộc sống vẫn tiếp diễn mỗi ngày, mỗi vùng đất, thậm chí mỗi con người là một dòng chảy riêng biệt dẫu gặp nhau cũng chỉ là duyên ngộ nhất thời. Vì vậy, luôn hiểu để thương nhau là cách chế tạo hạnh phúc cho mình và cho người.

0
15 tháng 12 2018

 Chỉ với 8 câu thơ tả thực cảnh nhưng thực chất là tâm cảnh đã nói lên sự vô định, buồn bã, nỗi lo âu kinh hãi dồn tới đỉnh điểm trong cảm xúc của Kiều. Hình ảnh cánh buồm xa xa nơi cửa biển là hình ảnh rất đắt khi thể hiện được nội tâm nhân vật Kiều. Cánh buồm nhỏ nhoi vô định cũng chính là hình ảnh Kiều vẫn lênh đênh giữa dòng đời không biết khi nào mới về đoàn tụ với gia đình. Tiếp nối là hình ảnh những cánh hoa tàn lụi trôi man mác trên mặt nước mới xa thì Kiều lại càng buồn hơn bởi nàng nhìn thấy thân phận vô định giữa dòng đời của mình. Hình ảnh nội cỏ rầu rầu như khắc họa sâu thêm nỗi buồn không lối thoát của Kiều. Nàng vô vọng vì những chuỗi ngày vô định xung quanh tẻ nhạt, không biết kéo tới bao giờ. Dường như nỗi buồn ngày càng tăng lên tới vô định, dồn dập. Nỗi buồn và sợ hãi dâng lên tột đỉnh, khiến Kiều rơi vào tuyệt vọng. Tất cả như muốn nhấn chìm, à dìm Kiều xuống tận đáy của sự đau khổ cùng cực.

8 tháng 12 2021

Từ hình ảnh bếp lửa, tác giả suy ngẫm về ngọn lửa. "Rồi sớm rồi chiều" là hành động nhóm lửa lặp đi lặp lại. bếp lửa không chỉ được bà nhen lên bằng nhiên liệu ở bên ngoài mà còn được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong tim bà. Điều gì đã làm cho bà có thể vượt qua bao khó khăn, vất vả, nhọc nhằn, bao đau thương của chiến tranh để dành tình yêu thương cho cháu, cho quê hương, đất nước? Đó chính là ngọn lửa trong trái tim bà – ngọn lửa của sức sống, tình yêu thương, của niềm tin bất diệt, của ý chí nghị lực và bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh. Bởi vậy, từ "bếp lửa" bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng và khái quát: Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

Bài này mình tự làm ko có tham khảo mạng nên bạn xem lại rồi sửa những chỗ bạn thấy ko vừa ý ha. 

Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:Nắng trưaNắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng manh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi:Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoàng, câu ru em cất lên từng đoạn "ạ ời …" Hình như chị ru...
Đọc tiếp

Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:

Nắng trưa

Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.

Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng manh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi:

Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoàng, câu ru em cất lên từng đoạn "ạ ời …" Hình như chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngưng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại.

Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im.

Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.

Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!

Theo Băng Sơn

1
25 tháng 7 2018

Bài văn được cấu tạo ba phần:

a. Mở bài (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.

b. Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa.

Thân bài gồm 4 đoạn sau:

+ Đoạn 1 (từ Buổi trưa ngồi trong nhà đến bốc lên mãi): Hơi đât trong nắng trưa dữ dội.

+ Đoạn 2 (từ Tiếng gì xa vắng đến hai mí mắt khép lại): Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa.

+ Đoạn 3 (từ Con gà nào đến bóng duối cũng lặng im): Cây cối và con vật trong nắng trưa.

+ Đoạn 4(từ Ấy thế mà đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong): Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.

c. Kết bài (câu cuối – kết bài mở rộng): Cảm nghĩ về mẹ ("Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!").