Thời Lý, Kinh thành Thăng Long được chia làm 61 phường là nơi ở, làm ăn, sản xuất và buôn bán của nhân dân. Nguyên nghĩa của chữ “phường” là “ô đất vuông”. 61 phường có từ thời Lý là 61 ô đất vuông tập hợp các hộ gia đình thành một đơn vị hành chính tương đương với một xã ở nông thôn. Các phường này được giới hạn với nhau bằng đường phố. Đây là kiểu quy hoạch kinh đô đặc trưng thời Trung đại. Tuy nhiên, Kinh đô Thăng Long lại có điểm đặc sắc riêng, ấy là mỗi phường đều là nơi tập trung các thợ thủ công làm chung một nghề và thường có chung một quê. Bởi vậy, người ta thường nói về “phường thợ xây”, “phường thợ mộc” hay “phường thợ hàn”. Phường từ một đơn vị hành chính đã gắn với nghề nghiệp chủ đạo của những người dân cư trú tại phường đó. Người dân thường mở cửa hàng bán sản phẩm của phường mình ở ven các con phố chạy qua phường, hình thành nên các con phố buôn bán chủ yếu chung một mặt hàng và phố được gọi tên theo mặt hàng kinh doanh từ đó. Điều này lý giải vì sao Thăng Long – Hà Nội cổ có những con phố mang tên Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Tre.
Thành Thăng Long thời kỳ đầu nhà Lê vẫn là thành Thăng Long thời Lý, Trần. Tuy nhiên, do chiến tranh nên nhiều cung, lầu gác bị hư hỏng hoặc bị tàn phá khiến nhà Lê phải mất nhiều năm xây dựng lại. Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục năm 1474, vua Lê Thánh Tông cho sửa thành, đắp lại những chỗ tường thành hư hỏng, năm 1477 đắp vòng thành bên ngoài (tức thành Đại La).
Năm 1516, Hoàng thành được mở rộng thêm về phía Đông, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Đắp thành to rộng mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía Đông đến phía Tây Bắc chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp Hoàng Thành, dưới làm cửa cống...”. Điện Kính Thiên được xây từ năm 1428 nhưng đến năm 1467 làm thêm hai lan can bằng đá chạm rồng. Trước điện Kính Thiên có điện Thị Triều - nơi các quan vào chầu vua. So với thời Lý, Trần thì Cung thành, Hoàng thành và Thị thành thời Lê đều rộng hơn.
Từ triều Lý đến triều Trần, an ninh kinh đô Thăng Long vô cùng nghiêm cẩn nhưng đến triều Lê có nhiều quy định hơn. Nhà Lê lấy hai viên quan võ cao cấp sung chức Chánh phó Đề lĩnh, chuyên trách việc canh phòng giám sát trong toàn kinh thành. Từ năm 1435 đặt ra lệ cấp giấy “lộ dẫn”. Phàm quân và dân ở các lộ muốn vào kinh đô có việc công, buôn bán hay nha thuộc ở kinh đô có việc đi các lộ đều phải do quan trên phát giấy chứng nhận. Ban đêm, các cổng thành đều đóng, ai muốn ra vào phải có thẻ “hành quân phù” lính canh mới mở cửa cho đi.
Năm 1510, vua Lê Tương Dực đặt chức Đề lãnh ở 4 cửa thành. Sử cũ chép: “Đặt chức Chưởng Đề lãnh, Đồng Đề lãnh và Phó Đề lãnh đều dùng chức quan trong hàng võ hàm tòng nhất, nhị phẩm để quản lãnh việc quân ở 4 cửa thành. Phàm những việc tuần phòng, nã bắt kẻ gian, tra hỏi kiện tụng và các việc ngăn cấm hỏa tai, việc cầu cống đường sá đều do viên Đề lãnh đảm nhiệm”.
Ngay từ thời kỳ đầu nhà Lê, trên mặt và ngoài cửa thành, triều đình cho đặt điếm cắt quân canh phòng ngày đêm. Mỗi phường lại lập đội canh tuần làm nhiệm vụ điều tra trong phạm vi từng phường. Việc bảo vệ Hoàng thành và Cung thành được nhà Lê tổ chức vô cùng nghiêm ngặt, phải có sắc chỉ của vua mới được ra vào cửa cấm của hai vòng thành. Kẻ nào lén mang gươm hoặc bất cứ đồ gì bằng sắt, đồng vào khu cung cấm đều bị xử tội chết. Lệ tướng sĩ hộ vệ các quan vào chầu vua cũng được quy định chặt chẽ, mọi người phải chờ ở cổng Đoan Môn, khi có trống mới được vào Cung thành.
Nhà Lê cũng quy hoạch lại kinh thành, từ 61 phường thời Lý, Trần rút lại còn 36 phường. Theo Dư địa chí Nguyễn Trãi viết năm 1435: “Thượng kinh là kinh đô có một phủ, hai huyện. Phủ là Phụng Thiên, hai huyện là Vĩnh Xương và Quảng Đức. Mỗi huyện có 18 phường”. Phường là đơn vị hành chính cơ sở tương đương như xã ở nông thôn. Như vậy, Thăng Long là tên gọi có tính biểu trưng, còn cụ thể về kinh đô, hành chính là một phủ có tên Phụng Thiên. Tuy nhiên, 36 phường đời Lê tên gọi là gì, vị trí địa lý so với thời nay ra sao cần phải tìm hiểu thêm, nhưng 36 phường này có thể chia ra 3 loại, gồm các phường: Nông nghiệp, sản xuất thủ công và buôn bán.
Các phường làm nghề nông hầu như không biến động, thậm chí còn giữ nguyên tên gọi và địa lý cho đến hôm nay. Phía Bắc có các phường: Yên Hoa (nay là Yên Phụ), Quảng Bá, Nghi Tàm, Tây Hồ, Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân). Phía Tây có Xã Đàn, Thịnh Quang, Nhược Công (nay là Thành Công). Phía Nam có Kim Liên, Đông Tác, Quan Trạm. Trong khi đó, các phường sản xuất thủ công và buôn bán xen kẽ với nhau, tập trung chủ yếu ở phía Đông thành, nằm hai bên bờ sông Tô Lịch, và bờ sông Hồng. Có phường chủ yếu buôn bán là Giang Khẩu (sau đổi thành Hà Khẩu) ở cửa sông Tô Lịch chảy ra sông Hồng (nay là Hàng Buồm và Nguyễn Siêu). Vì là cửa sông nên việc buôn bán ở đây nhộn nhịp.
Các phường sản xuất thủ công gồm hai loại, một loại ở khu riêng biệt như vùng Bưởi với Bái Ân, Trích Sài chuyên dệt lụa, gấm, lĩnh. Hồ Khẩu, Yên Thái chuyên làm giấy, Võng Thị trồng hoa và nấu rượu. Cũng trong Dư địa chí, nửa đầu thế kỷ XV, kinh đô Thăng Long đã có các phường sản xuất thủ công nằm lẫn với các phường chuyên buôn bán.
Các cơ sở sản xuất thủ công bao giờ cũng có cửa hàng bán sản phẩm nên từ thời Lê, Thăng Long đã manh nha xuất hiện các phố (nghĩa là cửa hàng) mang tên “Hàng” sau này.
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Thời Lý, Kinh thành Thăng Long được chia làm 61 phường là nơi ở, làm ăn, sản xuất và buôn bán của nhân dân. Nguyên nghĩa của chữ “phường” là “ô đất vuông”. 61 phường có từ thời Lý là 61 ô đất vuông tập hợp các hộ gia đình thành một đơn vị hành chính tương đương với một xã ở nông thôn. Các phường này được giới hạn với nhau bằng đường phố. Đây là kiểu quy hoạch kinh đô đặc trưng thời Trung đại. Tuy nhiên, Kinh đô Thăng Long lại có điểm đặc sắc riêng, ấy là mỗi phường đều là nơi tập trung các thợ thủ công làm chung một nghề và thường có chung một quê. Bởi vậy, người ta thường nói về “phường thợ xây”, “phường thợ mộc” hay “phường thợ hàn”. Phường từ một đơn vị hành chính đã gắn với nghề nghiệp chủ đạo của những người dân cư trú tại phường đó. Người dân thường mở cửa hàng bán sản phẩm của phường mình ở ven các con phố chạy qua phường, hình thành nên các con phố buôn bán chủ yếu chung một mặt hàng và phố được gọi tên theo mặt hàng kinh doanh từ đó. Điều này lý giải vì sao Thăng Long – Hà Nội cổ có những con phố mang tên Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Tre.
Thành Thăng Long thời kỳ đầu nhà Lê vẫn là thành Thăng Long thời Lý, Trần. Tuy nhiên, do chiến tranh nên nhiều cung, lầu gác bị hư hỏng hoặc bị tàn phá khiến nhà Lê phải mất nhiều năm xây dựng lại. Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục năm 1474, vua Lê Thánh Tông cho sửa thành, đắp lại những chỗ tường thành hư hỏng, năm 1477 đắp vòng thành bên ngoài (tức thành Đại La).
Năm 1516, Hoàng thành được mở rộng thêm về phía Đông, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Đắp thành to rộng mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía Đông đến phía Tây Bắc chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp Hoàng Thành, dưới làm cửa cống...”. Điện Kính Thiên được xây từ năm 1428 nhưng đến năm 1467 làm thêm hai lan can bằng đá chạm rồng. Trước điện Kính Thiên có điện Thị Triều - nơi các quan vào chầu vua. So với thời Lý, Trần thì Cung thành, Hoàng thành và Thị thành thời Lê đều rộng hơn.
Từ triều Lý đến triều Trần, an ninh kinh đô Thăng Long vô cùng nghiêm cẩn nhưng đến triều Lê có nhiều quy định hơn. Nhà Lê lấy hai viên quan võ cao cấp sung chức Chánh phó Đề lĩnh, chuyên trách việc canh phòng giám sát trong toàn kinh thành. Từ năm 1435 đặt ra lệ cấp giấy “lộ dẫn”. Phàm quân và dân ở các lộ muốn vào kinh đô có việc công, buôn bán hay nha thuộc ở kinh đô có việc đi các lộ đều phải do quan trên phát giấy chứng nhận. Ban đêm, các cổng thành đều đóng, ai muốn ra vào phải có thẻ “hành quân phù” lính canh mới mở cửa cho đi.
Năm 1510, vua Lê Tương Dực đặt chức Đề lãnh ở 4 cửa thành. Sử cũ chép: “Đặt chức Chưởng Đề lãnh, Đồng Đề lãnh và Phó Đề lãnh đều dùng chức quan trong hàng võ hàm tòng nhất, nhị phẩm để quản lãnh việc quân ở 4 cửa thành. Phàm những việc tuần phòng, nã bắt kẻ gian, tra hỏi kiện tụng và các việc ngăn cấm hỏa tai, việc cầu cống đường sá đều do viên Đề lãnh đảm nhiệm”.
Ngay từ thời kỳ đầu nhà Lê, trên mặt và ngoài cửa thành, triều đình cho đặt điếm cắt quân canh phòng ngày đêm. Mỗi phường lại lập đội canh tuần làm nhiệm vụ điều tra trong phạm vi từng phường. Việc bảo vệ Hoàng thành và Cung thành được nhà Lê tổ chức vô cùng nghiêm ngặt, phải có sắc chỉ của vua mới được ra vào cửa cấm của hai vòng thành. Kẻ nào lén mang gươm hoặc bất cứ đồ gì bằng sắt, đồng vào khu cung cấm đều bị xử tội chết. Lệ tướng sĩ hộ vệ các quan vào chầu vua cũng được quy định chặt chẽ, mọi người phải chờ ở cổng Đoan Môn, khi có trống mới được vào Cung thành.
Nhà Lê cũng quy hoạch lại kinh thành, từ 61 phường thời Lý, Trần rút lại còn 36 phường. Theo Dư địa chí Nguyễn Trãi viết năm 1435: “Thượng kinh là kinh đô có một phủ, hai huyện. Phủ là Phụng Thiên, hai huyện là Vĩnh Xương và Quảng Đức. Mỗi huyện có 18 phường”. Phường là đơn vị hành chính cơ sở tương đương như xã ở nông thôn. Như vậy, Thăng Long là tên gọi có tính biểu trưng, còn cụ thể về kinh đô, hành chính là một phủ có tên Phụng Thiên. Tuy nhiên, 36 phường đời Lê tên gọi là gì, vị trí địa lý so với thời nay ra sao cần phải tìm hiểu thêm, nhưng 36 phường này có thể chia ra 3 loại, gồm các phường: Nông nghiệp, sản xuất thủ công và buôn bán.
Các phường làm nghề nông hầu như không biến động, thậm chí còn giữ nguyên tên gọi và địa lý cho đến hôm nay. Phía Bắc có các phường: Yên Hoa (nay là Yên Phụ), Quảng Bá, Nghi Tàm, Tây Hồ, Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân). Phía Tây có Xã Đàn, Thịnh Quang, Nhược Công (nay là Thành Công). Phía Nam có Kim Liên, Đông Tác, Quan Trạm. Trong khi đó, các phường sản xuất thủ công và buôn bán xen kẽ với nhau, tập trung chủ yếu ở phía Đông thành, nằm hai bên bờ sông Tô Lịch, và bờ sông Hồng. Có phường chủ yếu buôn bán là Giang Khẩu (sau đổi thành Hà Khẩu) ở cửa sông Tô Lịch chảy ra sông Hồng (nay là Hàng Buồm và Nguyễn Siêu). Vì là cửa sông nên việc buôn bán ở đây nhộn nhịp.
Các phường sản xuất thủ công gồm hai loại, một loại ở khu riêng biệt như vùng Bưởi với Bái Ân, Trích Sài chuyên dệt lụa, gấm, lĩnh. Hồ Khẩu, Yên Thái chuyên làm giấy, Võng Thị trồng hoa và nấu rượu. Cũng trong Dư địa chí, nửa đầu thế kỷ XV, kinh đô Thăng Long đã có các phường sản xuất thủ công nằm lẫn với các phường chuyên buôn bán.
Các cơ sở sản xuất thủ công bao giờ cũng có cửa hàng bán sản phẩm nên từ thời Lê, Thăng Long đã manh nha xuất hiện các phố (nghĩa là cửa hàng) mang tên “Hàng” sau này.
kiến thức bổ sung lớp 4 nhé bạn!