K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2021

Dấu ngoặc kép để chú thích lời nói

25 tháng 12 2021

Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

25 tháng 12 2021

Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

25 tháng 12 2021

có kb với lê anh đức ko bảo anh í nhắn  với tui nha

15 tháng 5 2017

Đáp án

Viết một đoạn văn ngắn( 7->10 dòng) nói về vai trò của việc tự học, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

- Yêu cầu : Viết đoạn văn đủ 7 → 10 dòng, đúng chủ đề nói về vai trò của việc tự học, có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép theo đúng công dụng của từng loại dấu câu.

Ví dụ:

Tự học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tích luỹ và ghi nhớ kiến thức thầy giảng đối với người học sinh. Tự học có nghĩa là: người học phải dành thời gian học ở nhà, ôn lại những kiến thức đã học (trong bài giảng của thầy). Đồng thời tự tìm tòi đào sâu nghiên cứa những nội dung đã học, để mở rộng thêm vốn kiến thức của bản thân. Tự học sẽ giúp ích cho người học sinh rất nhiều. Nếu không tự học người học sẽ rất dễ quên những kiến thức cơ bản , tầm hiểu biết sẽ bị thu hep. Vậy tự học bằng cách nào? Chúng ta có thể mua thêm sách báo, tạp trí liên quan đến môn học, đến thư viện nhà trường mượn sách và nghiên cứu… Người học cần ghi nhớ câu nói của Lê-nin: “ Học, học nữa, học mãi ! ”. Như vậy việc tự học sẽ đạt được kết quả như mong muốn của người học.

Ngày xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ” , đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. – Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.– Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẽ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy...
Đọc tiếp

Ngày xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ” , đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

– Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.
– Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẽ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Du dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy cậy, trong long vẫn thấp thỏm.
– Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
– Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…
– Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
– Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” , nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: “Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia.”
– Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: Tam đại con gà nghĩa làm sao?
– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà !

0

“Ngay giữa tay cầm, chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ.”

PHẦN 1. Đọc hiểu Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:      Chuyện kể rằng có một chàng trai trong lúc lang thang trên sa mạc đã đi ngang qua một dòng suối nước trong như pha lê. Dòng nước này ngọt đến mức anh đã quyết định lấy đầy bình da để mang về cho người thầy của mình.      Sau cuộc hành trình dài bốn ngày, anh mang nước đến mời thầy. Ông uống một một hơi dài, mỉm...
Đọc tiếp

PHẦN 1. Đọc hiểu 

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

      Chuyện kể rằng có một chàng trai trong lúc lang thang trên sa mạc đã đi ngang qua một dòng suối nước trong như pha lê. Dòng nước này ngọt đến mức anh đã quyết định lấy đầy bình da để mang về cho người thầy của mình.

      Sau cuộc hành trình dài bốn ngày, anh mang nước đến mời thầy. Ông uống một một hơi dài, mỉm cười trìu mến và cảm ơn người học trò vì thứ nước ngọt lịm ấy. Chàng trai vui mừng trở về nhà. Sau đó, ông thầy cho một người học trò khác nếm thử nước đó. Vừa nhấp thử một ngụm, anh này phun ra ngay và nói nước có mùi ghê quá. Dường như nước đã có mùi hôi do bình da cũ kỹ. Người học trò hỏi thầy:

     - Thưa thầy, nước hôi hám như vậy, vì sao thầy lại làm ra vẻ thích nó?

     Ông thầy trả lời:

     - Anh mới chỉ uống nước. Còn ta thì thưởng thức cả món quà. Thứ nước này chứa đựng cả hành động yêu mến mến và không gì có thể ngọt ngào hơn được.

( Trích Qùa tặng của con tim, Những câu chuyện về gia đình yêu dấu, NXB Trẻ, 2013, tr 78- 79)

Câu 1. Xác định PTBĐ chính của văn bản.

Câu 2. Xét về cấu tạo, câu văn: Sau cuộc hành trình dài bốn ngày, anh mang nước đến mời thầy. thuộc kiểu câu gì?

Câu 3. chỉ thành phần tính thái có trong câu văn sau: Dường như nước đã có mùi hôi do bình da cũ kỹ.

Câu 4. nêu nội dung chính của truyện?

0

mình đang cần gấp

1 tháng 10 2021

Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để đánh dấu từ ngữ với ý nghĩa đặc biệt

27 tháng 1 2019

a) Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả ? : Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn.

b) Vì sao trời đã tối mà em không về ? : Em không về vì lời hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.

c) Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng làm gì ? : Dấu ngoặc kép trong bài dùng để dẫn lời nói của em bé và bạn em bé.

d) Có thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không ? Vì sao ? : Không thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng và đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng được vì trong câu có hai cuộc đối thoại. Cuộc đối thoại thứ nhất là cuộc đối thoại trực tiếp giữa em bé và nhân vật “tôi”. Những câu nói trong cuộc hội thoại này được đánh dấu bằng những dấu gạch ngang đầu dòng. Cuộc hội thoại thứ hai là cuộc hội thoại giữa em bé và bạn em trong câu chuyện mà em kể cho nhân vật “tôi’’ nghe, vì vậy phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời hội thoại trong cuộc hội thoại thứ nhất.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:    Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"    Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: "Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong chờ ở tụi em có điều đó thôi sao?"  ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
   Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"
   Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: "Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong chờ ở tụi em có điều đó thôi sao?"
   Phải rồi, chỉ điều đó thôi sao? Không phải là ông nọ bà kia, không phải là chức này tước khác, không phải tiền này của nọ. Cũng không phải đã đóng góp được điều gì cho xã hội, cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ là hạnh phúc thôi sao, hở thầy?
   Thầy cười. Học trò của thầy ai cũng có năng lực và lòng tự trọng. Và chỉ cần hai thứ đó thì chắc chắn các em sẽ đóng góp cho xã hội bằng cách này hay cách khác. Thầy không băn khoăn về việc đó. Rồi thầy nheo đuôi mắt đầy nếp nhăn, hỏi: "Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ suy nghĩ tại sao lại là "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"? Tại sao là "Hạnh phúc" chứ không phải là "Thịnh vượng" hay "Văn minh"? Hóa ra không em nào suy nghĩ về điều đó cả".
[...] Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và thấy người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa.Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh tế kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thế vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy. Thế thì bạn có tin rằng sống hạnh phúc chính là đóng góp cho xã hội một cách căn cơ nhất? Bạn có cho rằng, sự phát triển và bền vững của một quốc gia phải được xây dựng từ mỗi cuộc đời riêng lẻ của từng người dân?
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Câu 3: Tìm 01 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và nêu khái niệm về lời dẫn trực tiếp?

1

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 

Câu 2: 

Qua đoạn trích trên, tác giả mong muốn chúng ta hướng đến sự hạnh phúc cho bản thân mình đầu tiên. Bởi chỉ khi chúng ta hạnh phúc và yêu thương bản thân mình ta mới có thể truyền đi những năng lượng tích cực và giá trị tốt đẹp tới cộng đồng. Sự giàu sang, phú quý có thể là nhất thời nhưng hạnh phúc sẽ luôn là điều ở lại che chở tâm hồn qua mọi nỗi đau. 

Câu 3: 

Lời dẫn trực tiếp "Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ... suy nghĩ về điều đó cả". 

Khái niệm lời dẫn trực tiếp: Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói, suy nghĩ của nhân vật hoặc một người nào đó. Lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.