Các bạn giúp mik với nhé, làm đc tới đâu cx cố gắng giúp mik nha.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ns lại là tủ của tui
Bài thơ
em vào lớp ...(mấy ghi vô)
cô giáo dạy văn
là cô ... (ghi vô) đó
tính cô đâu khó
mà rất dễ thương
mỗi ngày đến trường
cô đều vui vè
dạy cho chúng em
bao điều mới mẻ
em yêu cô lắm
cô giáo dạy văn
1/ Nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi.
2/ 2 câu đầu: Nhân hoá: Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng.
2 câu sau: So sánh: Quả dừa-đàn lợn con nằm trên cao.
3/ Nhân hoá: Bác giun...suốt ngày.
4/ Nhân hoá: Trâu ơi...này.
5/ Nhân hoá: Mái nhì man mác...sông Hương.
6/ So sánh: Người vuơn lên như một thiên thần.
Bài 9:
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:
\(\dfrac{x}{5}=\dfrac{y}{3}=\dfrac{z}{2}=\dfrac{x-y+z}{5-3+2}=\dfrac{8}{4}=2\)
Do đó: x=10; y=6; z=4
Từng có câu: "ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên con đường đời. Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội.
* Nguyên nhân:
- Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu...
- Gia đình: cha mẹ quá nuông chìu con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình...
- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học mà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì.
- Xã hội: cùng hoà vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình.
* Thực trạng:
- Có nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp (dc).
- Thành tích học tập đã xuống dốc nhiều.
- Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội.
...
* Hậu quả:
- Cá nhân học sinh : tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ...
- Gia đình: mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui => gia đình không hoà hợp.
- Xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh là thế hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém...
* Biện pháp:
- Cá nhân học sinh: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc...
- Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lí học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tính năng động của học sinh, chương trình học phải phù hợp vs học sinh, không nên quá nặng và tạo quá nhiều áp lực.
- Gia đình: có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình...
- Xã hội: tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài...
* Hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà học sinh mới có sự chán nản và lười học, có thể nói ngay đến cả những học sinh chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao... Điều quan trọng là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất.
Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.
1/ Mở bài : – Dẫn dắt đến câu nói (câu tục ngữ )
- Giới thiệu nội dung của giải thích : vai trò của việc học đối với con người .
- Trích dẫn câu tục ngữ
2/ Thân bài : Giải thích
- + Người không học : không chịu học tập , không chịu tiếp thu tri thức và kinh nghiệm của nhân loại .
+ Ngọc không mài : ngọc không qua chế tác , mài dũa chỉ là một viên đá bình thường không bộc lộ phẩm chất quý giá.
- Vì sao người không học tập lại bị coi là kém giá trị .
+ Không học tập không có tri thức
+ Không học hỏi thì trí tuệ, tình cảm không phát triển cũng chỉ như con vật mà thôi.
– Vì sao lại so sánh người không học với ngọc không mài .
+ Ngọc tuy quý song không mài thì chỉ là một viên đá bình thường lẫn lộn trong đất đá, không bộc lộ đc phẩm chất quý giá
+ Người tuy quý nhưng không học thì cũng không phát triển, trở nên lạc hậu, trở thành uổng phí .
-> Cả hai vốn là tốt đẹp nhưng sẽ trở nên kém giá trị nếu không đc học đc mài .
3/ Kết bài :
+ Khái quát so sánh của người xưa là chính xác , sáng suốt
+ Nhiệm vụ của mỗi người là phải học tập để có ích .
người không gắng sức học thì không có kiến thức chẳng giúp ích cho bản thân hay xã hội được cũng giống như 1 viên ngọc mà không mài thì làm sao sáng lóa được!!!
Tục ngữ có câu : Người không học như ngọc không mài.Ý nói mỗi bản thân chúng ta đã là một viên ngọc quý nếu muốn phát huy được vẻ đẹp của nó thì phải học hỏi,rèn luyện nhân cách,phẩm chất,đạo đức.Từ đó trở thành người có ích cho gia đình,xã hội và góp phần xây dựng đất nước.Trái lại,nếu viên ngọc đẹp mà không biết phát huy thì sớm muộn gì cũng trở nên xấu xí và trở thành đồ bỏ đi trong xã hội Việt Nam
Bạn ơi mk cx ko biết là mk nghi ngờ có đúng ko, but mk thấy đề bài của bạn sai sai sao á !! Bạn kiểm tra lại giúp mk nka !!
Giờ mk đưa ra 1 đề cx khá là giống vs đề của bạn . bạn xem rùi kiểm tra lại giúp mk ! còn nếu mk nghi ngờ sai thì cx thông cảm bỏ qua nka !!
\(Cmr:\)\(a^4+b^4\ge2ab\)
Ta có :
\(\left(a^4+b^4\right)^2\ge4a^2b^2\)( Cái này bạn chỉ cần khai triển ra, rồi chuyển vế để là có được hà )
\(\Leftrightarrow\left(a^4+b^4\right)^2\ge\left(2ab\right)^2\)
\(\Leftrightarrow a^4+b^4\ge2ab\left(dpcm\right)\)
Ney61 thấy đúng thì nka !! CHÚC BẠN HỌC TỐT
@ nguyễn kim thương
bạn thử a,b cung dấu khác 0 và thuôc (-1,1) xem đúng không vậy? VD: a=b=1/2
Tham khảo!
Tôi có đọc một bài thơ của nhà thơ Giang Nam, trong đó có đoạn tôi rất thích :
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường, Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ : “Ai bảo chăn trâu là khổ ! “ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao. Những ngày trốn học Đuổi bướm cầu ao Mẹ bắt được Chưa đánh roi nào đã khóc ! |
Đọc đoạn thơ tôi cảm nhận được tình yêu quê hương của Giang Nam và tôi đồng cảm về những kỉ niệm thời ấu thơ. Viết về tình yêu quê hương, mỗi người có một cách biểu hiện. Qua ngòi bút của Thạch Lam trong bài Một thứ quà của lúa non : Cốm và ngòi bút của Vũ Bằng trong bài Mùa xuân của tôi ta có thể nhận ra “… chỗ hay nhất của những áng văn xuôi ấy là tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương, đất nước”.
Trước hết, “tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương đất nước” được Thạch Lam gửi gắm trong những cảm giác nhẹ nhàng, những cảm nhận tinh tế, trân trọng về mùa cốm. Một thoáng đi qua đầm sen hay đồng lúa vàng, Thạch Lam đã nhớ đến cốm và cảm nhận bước chân mùa cốm đang trở về.
“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết”.
Có ai miêu tả được hay và đúng về lúa nếp non được chọn để làm cốm như Thạch Lam không ?
“Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ… bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”.
Thạch Lam đã giới thiệu làng làm cốm nổi tiếng 36 phố phường qua “Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kì”, và hình ảnh về làng cốm và thức quà ấy được xuất hiện bằng hình ảnh “cô hàng cốm xinh xinh… cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng”.
Nhà văn – với lòng yêu đất Mẹ đằm thắm, đã khẳng định : “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.”.
Thật đẹp làm sao, thức quà giản dị đã trở thành món nghi lễ quen thuộc trong đời sống người Việt, thể hiện một nét văn hoá đẹp khi “cốm để làm quà sêu tết”, “sự vương vít của tơ hồng”, “thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi”.
Nét văn hoá của dân tộc biểu hiện trong thức quà cốm còn được Thạch Lam miêu tả ở cách thưởng thức cốm :
“… ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”. Bởi vì không phải là “ăn cốm”, mà là “thưởng thức cốm”. Để khi ăn có thể cảm nhận “mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại,… cái chất ngọt của cốm, cái thanh đạm của loài thảo mộc…”. Và từ cảm nhận ấy, không thể quên được cái tình của lúa, của quê, của quê hương đất nước.
Khi gần quê hương, hạnh phúc là được thưởng thức sản vật quê hương để tình quê hương thêm mặn nồng. Nhưng đối với người con xa quê, được nhớ quê là một điều hạnh phúc. Ta hãy lắng nghe Vũ Bằng nhớ về mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội với tâm tình sâu nặng thiết tha khi ông hoạt động ở miền Nam, trong vòng kiểm soát của kẻ thù.
Đầu tiên, nhà văn nghĩ về tình yêu, nỗi nhớ tự nhiên, rất con người của mình vì “Ai bảo… bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió ; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con ; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng”. Bằng một loạt so sánh như thế để khẳng định nỗi nhớ, niềm yêu rất người của mình ?
Chúng ta đọc văn của Vũ Bằng, ta cũng xúc động nao nao nhớ Hà Nội, như gặp một kỉ niệm nào trong bài viết của ông. Ôi cái “mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng chim nhạn kêu… tiếng trống chèo… câu hát huê tình của cô gái…” làm sao không rung động nỗi lòng.
Chân thật và thú vị biết bao cái nỗi nhớ kỉ niệm “khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài… thấy cái thú giang hổ… không cẩn uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống !”.
Mùa xuân làm cho con người trẻ ra, yêu đời, ham hoạt động, ham sống nhiều hơn, thấy yêu thương con người nhiều hơn.
Xúc động nhất là chi tiết về nỗi nhớ không khí gia đình vào những ngày Tết “Nhang trầm, đèn nến… bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm” ai không xúc cảm. Xa quê vào giờ này, ai chẳng khóc như con trẻ. Tình yêu quê hương là thế đấy.
Nhà văn còn rất sâu sắc khi nhắc đến cảm giác của những ngày sau Tết, cuối xuân, sắp chuyển sang mùa hè. Con ngươi Hà Nội thưởng thức “bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng”, để mà nhớ quê hương da diết.
Dù xuân đã hết, người xa quê yêu cả những ngày thường nhật, giản dị, êm đềm của quê hương.
Cảm ơn hai nhà văn Thạch Lam và Vũ Bằng. Chỉ bằng một thức quà quê bình dị, chỉ bằng những kỉ niệm chân thật, mộc mạc của một người con xa quê, các tác giả đã gửi gắm cả tấm tình cảm sâu nặng với quê hương đất nước Việt Nam của chúng ta. Đọc hai văn bản trên, em thấy yêu gia đình, yêu quê hương, yêu mảnh đất này hơn bao giờ hết.