Em hiểu vì sao hiện nay Nhật Bản quyết tâm bảo vệ Đài Loan trước sự đe doạ của Trung Quốc
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giải thích tính cấp bách của vấn đề này xuất phát từ :
- Vai trò của trẻ em đối với tương lai của một dân tộc, đối với toàn nhân loại.
- Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay :
+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh, và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
+ Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh mù chữ, môi trường xuống cấp.
+ Chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
Qua câu chuyện trên, em hiểu các chiến sĩ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc là nhân dân, vì tất cả mọi người trên đất nước này.
Tham khảo nha em:
Trong tiến trình lịch sử oanh liệt đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xuất hiện những bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, mà Nam quốc sơn hà là bản mở đầu.
Đại Việt ta khởi đầu sự nghiệp của mình bằng sự tạo lập nhà nước Văn Lang của các vua Hùng bên bờ sông Hồng. Mười tám đời cha truyền con nối, tổ tiên ta vẫn khẳng định được vị thế của mình. Từ Văn Lang phát triển thành Âu Lạc, núi sông bờ cõi đã được mở mang. Nhưng rồi chỉ một phút mất cảnh giác của An Dương Vương mà sự nghiệp mấy trăm năm tổ tiên gây dựng tan thành mây khói. Mất nước là mất tất cả, vẫn sống ở đất mình mà thành kẻ nô lệ. Gông cùm xiềng xích đè nặng cả ngàn năm. Suốt đêm trường tối tăm ngột ngạt của kiếp nô lệ lầm than mà sức sống Đại Việt vẫn rất tiềm tàng. Bản lĩnh ngoan cường đã giúp cha ông ta bảo tồn được nòi giống, giữ gìn được bản sắc và giành lại được chủ quyền dân tộc vào đầu thế kỉ X.
Từ thế kỉ X, quốc gia phong kiến Đại Việt độc lập đã được xây dựng. Các nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê rồi Lí kế tiếp nhau trị vì đất nước đến nay đã hơn trăm năm. Nhưng bọn phong kiến phương Bắc, với tư tưởng bá quyền nước lớn, muốn thống trị toàn thiên hạ vẫn ngông cuồng xâm lược Đại Việt, những tưởng có thế lại biến nước ta thành quận huyện của chúng như xưa. Đã đến lúc dân tộc ta phải đĩnh đạc lên tiếng khẳng định lại chủ quyền của mình! Và bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên đã ra đời:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là chân lí độc lập bất hủ! Song, dễ hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng trong lời tuyên ngôn này, cần nhìn từ góc độ nguyên tác chữ Hán của bài thơ:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Câu mở đầu của bài thơ thật hùng hồn và đanh thép:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
Ý thức tự tôn dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ qua hai từ Nam quốc và Nam đế đầy ẩn ý.
Trong Hán tự, quốc là chữ dùng để chỉ nước lớn, nước thiên tứ thống trị toàn thiên hạ (còn “bang” là nước nhỏ, nước chư hầu); đế là chữ dùng để chỉ vua của nước lớn, nước thiên tử (còn "vương” là vua nước nhỏ, nước chư hầu; tước do “hoàng đế” phong cho). Trong tư tưởng bá quyền của bọn phong kiến Trung Hoa, chưa bao giờ chúng chịu thừa nhận nước khác là quốc và vua của nước khác là đế.
Từ thế kỉ VI, người anh hùng Lí Bí của Đại Việt sau khi khởi nghĩa chống ách nô dịch thắng lợi đã tự xưng là Lí Nam Đế. Một thái độ phủ nhận uy quyền nước lớn.
Thái độ ấy, một lần nữa được nhắc lại trong Sông núi nước Nam. Khẳng định nước Nam (Nam quốc) là của người Nam (Nam đế) là sự ý thức sâu xa về chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc. Hơn nữa, thái độ ấy là tư thế của một dân tộc dám kiêu hãnh đứng thẳng làm người, giơ một quả đấm thép giáng thẳng vào bộ mặt kiêu căng ngạo mạn của bọn phong kiến Trung Quốc coi nước khác chỉ là chư hầu của chúng, coi dân tộc khác chỉ là nô lệ của chúng.
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là “lẽ phải”, là “sự thật” hiển nhiên, bởi giang sơn bờ cõi này là do tự bàn tay dân tộc ta đã gây dựng. Nó đã tồn tại từ mấy ngàn năm nay.
Ngay đến cả đấng thần linh tối cao là “Trời” cũng phải thừa nhận và ghi rõ trong “sách trời”:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Thêm một lần nữa, bài thơ nhấn mạnh tính chất tất yếu của quyền độc lập tự chủ và khát vọng chính đáng của một dân tộc.
Càng khát khao độc lập tự chủ, dân tộc ta càng kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập. Ý chí ấy được khẳng định ở hai câu kết của bài thơ:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời.
Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và toả sáng đến muôn đời.
Tham khảo
"Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt chính là một trong những áng thơ đầu tiên thể hiện tấm lòng yêu nước mạnh mẽ, sục sôi trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm. Và bởi thế, bài thơ không chỉ là một áng thơ yêu nước vừa là một bài thơ đánh giặc.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Bài thơ được tạm dịch là:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh dặc biệt: Năm 1049, khi giặc Tống sang xâm lược nước ta. Khi ấy, quân giặc đang tiến về phía Thăng Long, Lí Thường Kiệt đã cho đắp phòng tuyến tại sông Như Nguyệt. Nửa đêm, ông cho tướng sĩ đọc vang bài thơ “Nam quốc sơn hà”, quân giặc nghe được mà bùn rủn chân tay mất hết nhuệ khí chiến đấu. Trận đó, quân ta đại thắng. Bởi thế, "Nam quốc sơn hà" được coi là "bài thơ thần", một bài thơ đánh giặc.
Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, bài thơ vừa thể hiện lòng yêu nước vừa bộc lộ ý chí đánh giặc đến cùng để bảo vệ mảnh đất thân yêu của tổ tiên.
Lòng yêu nước của bài thơ được thể hiện sâu sắc qua nội dung khẳng định chủ quyền của đất nước, bộc lộ niềm tự hào dân tộc đồng thời khẳng định ý chí đánh giặc giữ nước.
Mở đầu bài thơ là một câu thơ giống như lời tuyên ngôn đanh thép: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, "Sông núi nước Nam vua Nam ở". Câu thơ giống như một lời nhận định khẳng định một sự thật hiển nhiên: đất đai của quốc gia nào thì vua nước đó ở. Nhưng đằng sau sự thật giản dị ấy là một ý nghĩa lớn lao. Từ xưa đến nay trong lịch sử, các bậc vua chúa Trung Hoa luôn mang dã tâm xâm lược nước ta (cuộc xâm lược năm 1049 đó là một Ví dụ ), . Chúng coi nước ta là một nước “tiểu nhược” một quận huyện nằm trong lãnh thổ rộng lớn của chúng. Không chỉ thế, vua Trung Hoa còn tự xưng là “Thiên tử” - “con trời” hàm ý là trong trời đất, vua Trung Hoa chỉ dưới có Trời: mà trên tất cả là vua của các vị vua. Nhưng với lời tuyên bố: "Sông núi nước Nam vua Nam ở" tác giả đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, tác giả còn sử dụng từ “đế” một cách táo bạo: “Nam đế”. Như vậy, nhà vua của nước Nam cũng là một vị đế vương sánh ngang cùng hoàng đế Trung Hoa, hai bên ngang hàng bình đẳng không có sự phân cấp bất công.
Đặc biệt, trong câu thơ tiếp, tác giả còn dẫn chứng nguồn thông tin vô cùng đích đáng: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” - “Rành rành định phận tại sách trời”. Những sự thật hiển nhiên về chủ quyền lãnh thổ của mỗi dân tộc đã được ghi lại “thiên thư”, “sách trời”. Trong quan niệm của người xưa., nếu như Trời là đấng tối cao thì sách trời hiển nhiên được coi là một thứ luật bất khả xâm phạm: luật trời. Vì thế, câu thơ mang một hàm ý thâm thúy: chủ quyền của nước Nam ta, vị trí của vua Nam ta đã được sách trời thừa nhận, hoàng đế các ngươi tự xưng là Thiên tử; nếu các ngươi xâm lược nước ta thì chính các ngươi đang dẫm đạp lên lời răn dạy của cha mẹ, tổ tiên mình đó!
Trong cách dùng từ ngữ, viện lí lẽ của tác giả sáng bừng lên niềm kiêu hãnh và tự hào dân tộc. Không chỉ thế, bài thơ còn bộc lộ một ý chí đánh giặc sục sôi, mạnh mẽ:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
nghĩa là:
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Quân giặc sang xâm lược nước ta không chỉ bị người mà còn bị Trời trừng trị. Bởi thế, sức mạnh của sự phản công mới mạnh mẽ làm sao! Nó khiến quân giặc “bị đánh tơi bời”. Trong nguyên văn chữ Hán, câu thơ mang ý nghĩa là: nhất định chúng bay sẽ bị quét sạch, bị đánh tơi bời. Sức mạnh ấy chỉ có được từ những tấm lòng yêu nước chân chính, quyết tâm giữ vừng chủ quyền dân tộc, quyết tâm đánh đuổi kẻ xâm lăng. Đó là tấm lòng đầy cảm động vì quê hương xứ sở.
Đánh giặc đâu chỉ cần giáo mác, đánh giặc đâu chỉ cần sức mạnh. Từ xưa cha ông ta đã biết cách đánh giặc bằng tinh thần, sau này Nguyễn Trãi gọi đó là “mưu phạt tâm công”. Qua bốn dòng thơ ngắn ngủi, tác giả đã chỉ ra những cơ sở chính nghĩa của cuộc chiến tranh vệ quốc. Điều đó khiến quân giặc run sợ vì thấy được sự sai trái nằm trong hành động tham lam của mình. Không chỉ thế, bài thơ còn mang những hàm ý thiêng liêng liên quan đến mối quan hệ giữa Trời và người. Có kẻ nào không run sợ khi nghĩ đến những quả báo dành cho kẻ phạm vào luật trời? Đặc biệt, lời thơ cuối cùng đã khẳng định sự thất bại tơi bời trông thấy được của quân địch. Bới thế. nghe lơi thơ mà như hứng chịu ngàn mùi tèn xuyên thấu tim gan. Và cùng bởi thế, trong thực tế, bài thơ đã góp phần làm nên trận đại thắng của trận đánh Như Nguyệt 1049. “Nam quốc sơn hà” xứng đáng là một bài thơ đánh giặc.
Bài thơ có một bố cục chặt chẽ, tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.
Với những nội dung độc đáo như vậy, “Nam quốc sơn hà” quả thực là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào khí của dàn tộc Việt Nam ta!
Phần Hải đảo của Đông Á bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ là:
A. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
B. Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc.
C. Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan.
D. Nhật Bản, Đài Loan, Hải Nam.
Chăm sóc bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.
Đó là Trịnh Công Thanh, Giám đốc Công ti Du lịch Rồng Việt, người đã được bình chọn là một trong 10 nhân vật Vinh quang Việt Nam năm 2008.
Anh chọn học ngành Luật kinh tế với dự định sau khi ra trường sẽ làm việc tại các trung tâm trợ giúp pháp lí cho những người dân ở các vùng nông thôn. Năm 2001, tốt nghiệp Đại học Luật, tương lai đang rộng mở bồng anh phát hiện ra mình bị ung thư xương. Theo kết luận của bác sĩ, căn bệnh của anh không có cơ hội chữa khỏi, chỉ sống được khoảng 2 năm nữa, cho dù anh đã phải phẫu thuật cắt chân phải. Cuộc sống dường như đã hết hi vọng!
Hai tháng sau ngày bị cưa chân, điều duy nhất anh bận tâm là mong sớm hồi phục sức khoẻ để làm việc và hoà nhập cuộc sống cộng đồng. Suy nghĩ về cuộc sống và công việc sẽ làm sau bước ngoặt không chờ đợi này, Thanh nhận ra sự cần thiết của công nghệ thông tin, phương tiện hỗ trợ đắc lực cho người khuyết tật trong thời đại kĩ thuật số. Bắt đầu từ một chút kiến thức và kĩ năng tin học văn phòng, anh tận dụng thời gian phục hồi chức năng đọc ngấu nghiến hàng đống sách báo tin học, mon men bước vào lĩnh vực thiết kế đồ hoạ và thế giới mạng.
Đầu năm 2003, vừa rời khỏi bệnh viện, Trịnh Công Thanh tham gia cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tổ chức và lọt vào vòng chung kết với dự án Hà Nội dành cho mọi người - Du lịch không rào cản. Dự án nhằm vận động các công trình du lịch, các nhà hàng, khách sạn... dành lối đi riêng cho người khuyết tật. Sau khi dự án Hà Nội dành cho mọi người kết thúc, anh xin vào làm tại Tập đoàn Hi-Tek (Mĩ) và được đề bạt vào vị trí trưởng phòng kĩ thuật. Sau những giờ bận rộn tại công ti, ban đêm là thời gian anh dành cho những công việc của người “tình nguyện” thầm lặng trên mạng. Anh còn tham gia thành lập nhóm thiện nguyện “Ước mơ xanh Hà Nội” để hỗ trợ trẻ em nghèo, người khuyết tật và những nạn nhân chất độc da cam. Thanh bắt đầu tham gia xây dựng website Diễn đàn người khuyết tật. Website có địa chỉ ban đầu là http://www.nguoikhuyettat.net sau đổi thành http://www.vndisability.net. Đây là một diễn đàn được xây dựng nhằm mục đích tạo sân chơi cho người khuyết tật Việt Nam trên toàn quốc có thể trao đổi thông tin, chia sẻ tình cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng cảnh ngộ.
Từ sau khi thành lập đến nay, Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam đã thu hút được trên 3.000 cá nhân và hơn 100 tổ chức phi chính phủ quốc tế có hoạt động và dự án về vấn đề khuyết tật tại Việt Nam. Từ năm 2003 đến năm 2008, hơn 400 người khuyết tật đã tìm được việc làm thông qua Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam, có 5 Hội người khuyết tật cấp tỉnh và hơn 80 tổ chức tự lực của người khuyết tật Việt Nam được thành lập.
Tháng 4 - 2006, anh xin nghỉ việc tại công ti Hi-Tek, lập công ti Du lịch Rồng Việt, chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch, tổ chức sự kiện, hội thảo. Hiện nay, công ti của anh có 6 thành viên và anh mong muốn được mở rộng quy mô để thành công lớn hơn và hỗ trợ được nhiều người khuyết tật hơn.
Năm 2006, anh được nhận danh hiệu Anh hùng chiến thắng nỗi đau của Alaxan. Đây là giải thưởng dành cho những người đã sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra các cơ hội việc làm mới cho người khuyết tật. Tháng 2 - 2007, qua Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam, một lần nữa anh lại vinh dự nhận giải nhất cuộc thi ICT “Thắp sáng niềm tin” do Hội Tin học Việt Nam trao tặng với sản phẩm “Cổng thông tin điện tử của người khuyết tật”, đồng thời anh cũng được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Tháng 4 - 2007, anh được VTV bình chọn là “Người đương thời” và đến tháng 7 anh tham gia tuần lễ APEC Digital Opportunity Center Award 2007 tại Chinese Taipei. Tại đây, Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam được bình chọn là 1 trong 3 mạng thông tin có ý nghĩa xã hội nhất.
Tháng 8 - 2007, Trịnh Công Thanh được Microsoft chọn là anh hùng công nghệ thông tin (IT Hero) đầu tiên của Việt Nam. IT Hero là chương trình do Microsoft tố chức trên toàn cầu nhằm tìm ra những gương mặt anh hùng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ông Danny Ong, Giám đốc tiếp thị, Microsoft Việt Nam đánh giá về anh: “Tuy là một người khuyết tật nhưng với ý chí phấn đấu kiên cường, anh đã không chịu khuất phục số phận và biết vươn lên để giúp mình và cộng đồng. Bằng cách sử dụng công nghệ thông tin, anh đã xây dựng được diễn đàn dành cho cộng đồng người khuyết tật để kết nối, chia sẻ, tạo công ăn việc làm cho những người có cùng hoàn cảnh như mình. Đó chính là lí do vì sao Microsoft đã chọn anh làm Anh hùng công nghệ thông tin”. Trịnh Công Thanh đã được Microsoft mời sang Xin-ga-po gặp gỡ IT Hero của một số' nước trong khu vực và phỏng vấn, chụp hình để đưa vào cuốn sách IT Hero Book sẽ được phát hành trên toàn cầu trong thời gian tới đây.
Qua câu chuyện trên, em đã học được ở anh Trịnh Công Thanh nghị lực, lòng dũng cảm vượt lên số phận, tinh thần say mê khoa học, ý chí và nghị lực của người thanh niên trong thời đại mới. Vượt qua nỗi đau của bản thân, vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học vì cuộc sông của mình và của những người cùng chung số phận.
Đó là Trịnh Công Thanh, Giám đốc Công ti Du lịch Rồng Việt, người đã được bình chọn là một trong 10 nhân vật Vinh quang Việt Nam năm 2008.
Anh chọn học ngành Luật kinh tế với dự định sau khi ra trường sẽ làm việc tại các trung tâm trợ giúp pháp lí cho những người dân ở các vùng nông thôn. Năm 2001, tốt nghiệp Đại học Luật, tương lai đang rộng mở bồng anh phát hiện ra mình bị ung thư xương. Theo kết luận của bác sĩ, căn bệnh của anh không có cơ hội chữa khỏi, chỉ sống được khoảng 2 năm nữa, cho dù anh đã phải phẫu thuật cắt chân phải. Cuộc sống dường như đã hết hi vọng!
Hai tháng sau ngày bị cưa chân, điều duy nhất anh bận tâm là mong sớm hồi phục sức khoẻ để làm việc và hoà nhập cuộc sống cộng đồng. Suy nghĩ về cuộc sống và công việc sẽ làm sau bước ngoặt không chờ đợi này, Thanh nhận ra sự cần thiết của công nghệ thông tin, phương tiện hỗ trợ đắc lực cho người khuyết tật trong thời đại kĩ thuật số. Bắt đầu từ một chút kiến thức và kĩ năng tin học văn phòng, anh tận dụng thời gian phục hồi chức năng đọc ngấu nghiến hàng đống sách báo tin học, mon men bước vào lĩnh vực thiết kế đồ hoạ và thế giới mạng.
Đầu năm 2003, vừa rời khỏi bệnh viện, Trịnh Công Thanh tham gia cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tổ chức và lọt vào vòng chung kết với dự án Hà Nội dành cho mọi người - Du lịch không rào cản. Dự án nhằm vận động các công trình du lịch, các nhà hàng, khách sạn... dành lối đi riêng cho người khuyết tật. Sau khi dự án Hà Nội dành cho mọi người kết thúc, anh xin vào làm tại Tập đoàn Hi-Tek (Mĩ) và được đề bạt vào vị trí trưởng phòng kĩ thuật. Sau những giờ bận rộn tại công ti, ban đêm là thời gian anh dành cho những công việc của người “tình nguyện” thầm lặng trên mạng. Anh còn tham gia thành lập nhóm thiện nguyện “Ước mơ xanh Hà Nội” để hỗ trợ trẻ em nghèo, người khuyết tật và những nạn nhân chất độc da cam. Thanh bắt đầu tham gia xây dựng website Diễn đàn người khuyết tật. Website có địa chỉ ban đầu là http://www.nguoikhuyettat.net sau đổi thành http://www.vndisability.net. Đây là một diễn đàn được xây dựng nhằm mục đích tạo sân chơi cho người khuyết tật Việt Nam trên toàn quốc có thể trao đổi thông tin, chia sẻ tình cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng cảnh ngộ.
Từ sau khi thành lập đến nay, Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam đã thu hút được trên 3.000 cá nhân và hơn 100 tổ chức phi chính phủ quốc tế có hoạt động và dự án về vấn đề khuyết tật tại Việt Nam. Từ năm 2003 đến năm 2008, hơn 400 người khuyết tật đã tìm được việc làm thông qua Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam, có 5 Hội người khuyết tật cấp tỉnh và hơn 80 tổ chức tự lực của người khuyết tật Việt Nam được thành lập.
Tháng 4 - 2006, anh xin nghỉ việc tại công ti Hi-Tek, lập công ti Du lịch Rồng Việt, chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch, tổ chức sự kiện, hội thảo. Hiện nay, công ti của anh có 6 thành viên và anh mong muốn được mở rộng quy mô để thành công lớn hơn và hỗ trợ được nhiều người khuyết tật hơn.
Năm 2006, anh được nhận danh hiệu Anh hùng chiến thắng nỗi đau của Alaxan. Đây là giải thưởng dành cho những người đã sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra các cơ hội việc làm mới cho người khuyết tật. Tháng 2 - 2007, qua Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam, một lần nữa anh lại vinh dự nhận giải nhất cuộc thi ICT “Thắp sáng niềm tin” do Hội Tin học Việt Nam trao tặng với sản phẩm “Cổng thông tin điện tử của người khuyết tật”, đồng thời anh cũng được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Tháng 4 - 2007, anh được VTV bình chọn là “Người đương thời” và đến tháng 7 anh tham gia tuần lễ APEC Digital Opportunity Center Award 2007 tại Chinese Taipei. Tại đây, Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam được bình chọn là 1 trong 3 mạng thông tin có ý nghĩa xã hội nhất.
Tháng 8 - 2007, Trịnh Công Thanh được Microsoft chọn là anh hùng công nghệ thông tin (IT Hero) đầu tiên của Việt Nam. IT Hero là chương trình do Microsoft tố chức trên toàn cầu nhằm tìm ra những gương mặt anh hùng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ông Danny Ong, Giám đốc tiếp thị, Microsoft Việt Nam đánh giá về anh: “Tuy là một người khuyết tật nhưng với ý chí phấn đấu kiên cường, anh đã không chịu khuất phục số phận và biết vươn lên để giúp mình và cộng đồng. Bằng cách sử dụng công nghệ thông tin, anh đã xây dựng được diễn đàn dành cho cộng đồng người khuyết tật để kết nối, chia sẻ, tạo công ăn việc làm cho những người có cùng hoàn cảnh như mình. Đó chính là lí do vì sao Microsoft đã chọn anh làm Anh hùng công nghệ thông tin”. Trịnh Công Thanh đã được Microsoft mời sang Xin-ga-po gặp gỡ IT Hero của một số' nước trong khu vực và phỏng vấn, chụp hình để đưa vào cuốn sách IT Hero Book sẽ được phát hành trên toàn cầu trong thời gian tới đây.
Qua câu chuyện trên, em đã học được ở anh Trịnh Công Thanh nghị lực, lòng dũng cảm vượt lên số phận, tinh thần say mê khoa học, ý chí và nghị lực của người thanh niên trong thời đại mới. Vượt qua nỗi đau của bản thân, vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học vì cuộc sông của mình và của những người cùng chung số phận.
Những người lính cầm cây súng ra với biển khơi với quyết tâm và sự can trường. Bởi vì các anh không chỉ bảo vệ vùng biển mà còn mang trách nhiệm xây dựng cho hòn đảo của Tổ quốc được yên bình, ấm no. Sóng gió chỉ thổi bay được cát bụi chứ không thể thổi bớt được tình yêu quê hương tha thiết và sự vững vàng, niềm tin yêu mà các anh dành trọn cho đất nước. Khi chiến tranh qua đi, những người lính biển vẫn tiếp tục cầm chắc cây súng bảo vệ cho vùng hải đảo được bình yên. Bao năm qua luôn như thế, hình ảnh người lính đứng trên đảo vững chãi như ngọn hải đăng vẫn luôn rạng ngời và soi sáng cho bao lí tưởng, làm ấm thêm niềm yêu thương nơi quê nhà. Ngày hôm nay, khi biển xanh quê hương với hai quần đảo quý Trường Sa, Hoàng Sa ngày càng trở thành niềm tự hào bởi những giá trị tài nguyên vô tận, khi kẻ thù vẫn còn nhăm nhe chiếm lấy biển đảo nước ta bằng những âm mưu hiểm ác thì nhiệm vụ của những người lính đảo lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
” Mong cánh thư gửi từ đảo xa nơi anh đứng canh là vùng đảo nhỏ, biển, đồng đội thân yêu chỉ thấy loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh đảo trúc san hô”. Câu hát về người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc cứ ngân nga, thiết tha trong lòng khiến chúng ta càng yêu mến, tự hào về các anh.
Trước hết nước ta là một quốc gia nằm ven biểm, lãnh thổ bằng đất liền và biển đảo là lãnh hải được coi là nơi thiêng liêng, bởi nơi đây là nơi có tiềm năng, nguồn lực lớn để phát triển ngư nghiệp, khai khoáng, vận tải biển… Từ xa xưa, ông cha ta đã đổ bao mồ hôi xương máu để xác lập chủ quyền lãnh hải, trinh phục biển cả để phục vụ cuộc sống. Vậy ngày nay, ai là người có trách nhiệm bảo vệ nó? là tất cả chúng ta – trách nhiệm chung của mọi người. Xong nhiệm vụ lớn lao cao cả thiêng liêng thuộc về người chiến sĩ. Bởi để bảo vệ biển đảo quê hương các anh phải sống trong điều kiện khó khăn, xa đất liền, thiếu lương thực, thiếu sách báo… xa nhà , xa gia đình và xa người thân dài ngày, luôn sống trong lỗi nhớ nhà da diết. Cuộc sống đã khó khăn gian khổ nhưng nhiệm vụ của họ càng nặng lề hơn và nguy hiểm hơn bảo vệ biển đảo vì lợi ích kinh tế to lớn. Có nhiều kẻ thù nhòm ngó, chúng được trang bị những vũ khí tối tân hiện đại, hiện nay chúng đã có dã tâm chiếm biển đảo quê hương. Tuy nhiều khó khăn nhưng không làm mềm đi ý chí bảo vệ biển đảo của Tổ quốc của người dân nhất là ngư dân trên biển cả.Đất nước ta đã được vẹn toàn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, ngày ngày đã được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, chính là nhờ phần lớn công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh, hình ảnh các anh – những người chiến sĩ bảo vệ biển đảo là hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp về sự hi sinh.
Vậy chúng ta là những học sinh – tương lai của đất nước cần phải làm gì để góp phần bảo vệ biển đảo tiếp bước các anh. Trước hết chúng ta cần xác định vị trí vai trò của biển đảo đói với Tổ Quốc, hãy ra sức học tập để trở thành người chiến sĩ hạ quân tương lai để góp phần xây dựng bảo vệ biển đảo Tổ Quốc.
” Không xa đâu Trường Sa nơi vẫn gần em và Trường Sa luôn bên em…” lấy lời kết của bài hát thay cho lời biết ơn sâu sắc của người dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ học sinh nói riêng. Chúng em luôn tự hào, yêu quý các anh- những người chiến sĩ bảo vệ biên đảo của Tổ Quốc.