Cho tam giác ABC cân tại A các tia phân giác góc B và góc C cắt AC và AB tại D, E và cắt nhau tại O. Chứng minh rằng
a) AD = AE.
b) DE //BC.
c) Tam giác OBC cân.
d) Tam giác OED cân.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) BD là phân giác ^B (gt) => ^ABD = ^DBC = \(\dfrac{1}{2}\) ^B
CE là phân giác ^C (gt) => ^ACE = ^ECB = \(\dfrac{1}{2}\) ^C
Lại có: ^B = ^C (tam giác ABC cân tại A)
=> ^ABD = ^DBC = ^ACE = ^ECB
Xét tam giác ABD và tam giác ACE:
^A chung
AB = AC (tam giác ABC cân tại A)
^ABD = ^ACE (cmt)
=> Tam giác ABD = Tam giác ACE (g - c - g)
=> AD = AE (2 cạnh tương ứng)
b) Xét tam giác ADE có: AD = AE (tam giác ABD = tam giác ACE)
=> Tam giác ADE cân tại A
=> ^ADE = ^AED = \(\dfrac{180^o-gócA}{2}\) (1)
Tam giác ABC cân tại A (gt) => ^B = ^C = \(\dfrac{180^o-gócA}{2}\) (2)
Từ (1) và (2) => ^ADE = ^AED = ^B = ^C
Ta có: ^ADE = ^C (cmt)
Mà 2 góc này ở vị trí đồng vị
=> DE // BC (dhnb)
c) Xét tam giác OBC có: ^DBC = ^ECB (cmt)
=> Tam giác OBC cân tại O
d) Xét tam giác EBC và tam giác DCB có:
^B = ^C (tam giác ABC cân tại A)
BC chung
^ECB = ^DBC (cmt)
=> Tam giác EBC = Tam giác DCB (g - c - g)
=> EC = DB (2 cạnh tương ứng)
Ta có: EC = EO + OC
DB = DO + OB
Mà EC = DB (cmt); OC = OB (Tam giác OBC cân)
=> EO = DO
=> Tam giác OED cân tại O
*tự vẽ hình
A )Vì
BD là phân giác góc ABC và CE là phân giác góc ACB nên góc ABD=góc ACE
Tam giác ADB và Tam giác AEC có
AB=AC(gt)
Góc A chung
góc ABD=góc ACE
suy ra Tam giác ADB =Tam giác AEC(cgc) nên AD=AE
B
a: Xét ΔADB và ΔAEC có
góc A chung
AB=AC
góc ABD=góc ACE
=>ΔADB=ΔAEC
=>AD=AE
b: Xét ΔABC có AE/AB=AD/AC
nên ED//BC
ED//BC
=>góc EDB=góc DBC
=>góc EDB=góc EBD
=>ED=EB
Xét tứ giác BEDC có
DE//BC
BD=CE
=>BEDC là hình thang cân
=>EB=DC=ED
c: Xét ΔOBC có góc OBC=góc OCB
nên ΔOBC cân tại O
=>OB=OC
OB+OD=BD
OC+OE=CE
mà OB=OC và BD=CE
nên OD=OE
=>ΔODE cân tạiO
a: \(\widehat{B}+\widehat{C}=130^0\)
\(\Leftrightarrow\widehat{IBC}+\widehat{ICB}=\dfrac{130^0}{2}=65^0\)
hay \(\widehat{BIC}=115^0\)
b: Xét ΔDAI có \(\widehat{DAI}=\widehat{DIA}\)
nên ΔDAI cân tại D
a: \(\widehat{B}+\widehat{C}=130^0\)
\(\Leftrightarrow\widehat{IBC}+\widehat{ICB}=\dfrac{130^0}{2}=65^0\)
hay \(\widehat{BIC}=115^0\)
b: Xét ΔDAI có \(\widehat{DAI}=\widehat{DIA}\)
nên ΔDAI cân tại D
a) Ta có: \(\widehat{ABE}=\widehat{CBE}=\dfrac{\widehat{ABC}}{2}\)(BE là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\))
\(\widehat{ACD}=\widehat{BCD}=\dfrac{\widehat{ACB}}{2}\)(CD là tia phân giác của \(\widehat{ACB}\))
mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(ΔBAC cân tại A)
nên \(\widehat{ABE}=\widehat{CBE}=\widehat{ACD}=\widehat{BCD}\)
Xét ΔADC vuông tại A và ΔAEB vuông tại A có
AC=AB(ΔABC vuông cân tại A)
\(\widehat{ACD}=\widehat{ABE}\)(cmt)
Do đó: ΔADC=ΔAEB(Cạnh góc vuông-góc nhọn kề)
Suy ra: AD=AE(Hai cạnh tương ứng) và CD=BE(Hai cạnh tương ứng)
a) Xét ABD và EBD có
BD cạnh chung
BAD=BED(=90)
ABD=EBD(vì BD là tia phân giác của B)
b ko biet
b)Vì theo ý a) BAD=BED và BD là tia phân giác của B. Nên ADE là tam giác cân
a) Ta có: \(\widehat{ABD}=\widehat{CBD}=\dfrac{\widehat{ABC}}{2}\)(BD là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\))
\(\widehat{ACE}=\widehat{BCE}=\dfrac{\widehat{ACB}}{2}\)(CE là tia phân giác của \(\widehat{ACB}\))
mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)
nên \(\widehat{ABD}=\widehat{CBD}=\widehat{ACE}=\widehat{BCE}\)
Xét ΔABD và ΔACE có
\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)(cmt)
AB=AC(ΔABC cân tại A)
\(\widehat{BAD}\) chung
Do đó: ΔABD=ΔACE(g-c-g)
Suy ra: AD=AE(Hai cạnh tương ứng)
b) Xét ΔADE có AE=AD(cmt)
nên ΔADE cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)
\(\Leftrightarrow\widehat{AED}=\dfrac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(Số đo của một góc ở đáy của ΔADE cân tại A)(1)
Ta có: ΔABC cân tại A(cmt)
nên \(\widehat{ABC}=\dfrac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(Số đo của một góc ở đáy của ΔABC cân tại A)(2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{AED}=\widehat{ABC}\)
mà \(\widehat{AED}\) và \(\widehat{ABC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị
nên ED//BC(Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)
c) Ta có: \(\widehat{DBC}=\widehat{ECB}\)(cmt)
nên \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)
Xét ΔOBC có \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)(cmt)
nên ΔOBC cân tại O(Định lí đảo của tam giác cân)
d) Ta có: \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)(cmt)
mà \(\widehat{OBC}=\widehat{ODE}\)(hai góc so le trong, ED//BC)
và \(\widehat{OCB}=\widehat{OED}\)(hai góc so le trong, ED//BC)
nên \(\widehat{OED}=\widehat{ODE}\)
Xét ΔODE có \(\widehat{OED}=\widehat{ODE}\)(cmt)
nên ΔODE cân tại O(Định lí đảo của tam giác cân)