ke chuyen tuong tuong ve cuoc tranh cong cua nhung vat dung trong gia dinh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Mở bài: Tâm trạng trong những ngày sống xa em. Nỗi nhớ mong em, mục đích chuyến đi về thăm em, niềm hi vọng.
Thân bài: +) Tâm trạng trên đường về
+) Tình huống gặp mặt
+) Cảm xúc khi hai anh em gặp lại nhau
+) Thành, Thủy kể lại những ngày sống xa nhau
+) Thái độ của bà và mẹ
+) Hai anh em chia tay nhau
Kết bài: Trình bày tâm trạng của Thành sau khi chia tay em và mọi người và mơ ước về cuộc sống đoàn tụ.
Một chú Bướm màu sắc sặc sỡ xậy xòe, nhởn nhơ trong rừng cây. Bướm bỗng phát hiện Ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:
- Chào Ong mật, mấy khi gặp được bạn vàng! Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh, hạnh phúc thật! Đất trời là của chúng ta, không gian bao la tha hồ du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài, phải không Ong?
- Sao đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thể thế được, Bướm ạ!
Bướm vẫn lải nhải:
- Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh. Chân chẳng để rong chơi, cánh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làm gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nhiêu nếu trọn đời la cà trong các công viên, “dập dìu cùng gió sơm mây chiều trong bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của lễ hội. Từ chót vót đỉnh núi Ba Vì và 99 cánh rừng xung quanh đó, ngàn vạn Bướm Trắng, Bướm Nâu bay đi trẩy hội mùa xuân, mở những vũ hội bất tận trong không trung để rồi xuân qua hè tới, lại kéo nhau về mùa lượng trên những núi rừng trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đó là cách sống củ loài bướm chúng tôi.
Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không thể chịu được cái triết lí lỗi thời của Bướm. Ong liền cất tiếng.
- Bướm có biết một nhà văn đã nói về chúng ta không? Ong bảo: “Nhện nằm ỳ một chỗ, Bướm loăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử tiến hóa của nhân loại không hề có mặt Nhện và cũng chẳng cso mặt Bướm, chỉ có mặt Ong mà thôi”, Ong bay đó đây để đem lại cho đời những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.
Bướm cố bào chữa:
- Nhưng cuộc sống của các bạn gò bó, vất vả quá, ai mà chịu được. Các nhà khoa học bảo rằng xã hội loài ông là xã hội nghiêm ngặt, đi về không được nhầm cửa nhầm nhà, chân không có phần hoa, người không có sản phẩm thì đừng hòng vào tổ, mấy chú ong trực ca sẽ đuổi thẳng tay, không nhân nhượng. Chao ôi, khiếp quá, còn gì tự do! Khoa học còn tính toán rằng muốn có một ký mật hoa, giả sử Ong chỉ có một thân một mình thì Ong phải bay đi bay về tất cả 45 vạn ki lô mét, áng chừng hơn 10 lần vòng trái đất. Thú thật, chỉ nghĩ đến cũng nhói tim rồi.
Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã Bướm lêu lổng, vô tích sự ấy. Rừng cây đang dâng hoa, con người đang chờ mật, Ong hồi hả bay đi theo cách sống của mình:
- Thà làm loài Ong vất vả và hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất định không thể làm loài Bướm ích kỷ, lười biếng, chỉ biết bay lượn rong chơi.
Trong khu rừng cây rậm rạp, um tùm có một chú Bướm vàng với những chấm đen trên cánh đang xập xòe nhởn nhơ dạo chơi. Bướm bay qua những cành cây với một vài bông hoa đang nở rộ đón chào.
Bỗng Bướm phát hiện một chú Ong mật đang mải mê hút mật trên một bông hoa mà Bướm vừa đến. Bướm bay tới, buông lời thỏ thẻ:
- Chào Ong mật, đến hôm nay tôi mới gặp lại bạn. Ô, lúc nào bạn cũng cần cù hút mật. Tại sao bạn không đi du ngoạn, vui chơi như tôi? Trời cho ta đôi cánh để bay lượn tung tăng kia mà! Chúng ta thật diễm phúc, suốt đời chỉ biết du ngoạn mà thôi, phải không Ong?
- Ô, bạn nói sao? Suốt đời bạn chỉ biết du ngoạn thôi à! Không thể đơn giản như thế đâu, cũng có đến một lúc nào đó bạn nên làm việc như tôi đây này, Bướm ạ!
Vẫn cái giọng thỏ thẻ ấy vang lên:
- Trời cho ta đôi cánh, còn con người ở đời lại được đôi chân. Cánh chẳng để bay nhởn nhơ, chân chẳng để rong chơi thì để làm gì? Bạn chẳng biết gì cả, suốt ngày lo làm lụng, thật là mệt nhọc. Còn tôi chỉ biết bay khắp nơi, bay dập dìu qua những rừng cây trái ngọt, những vườn hoa màu sắc rực rỡ suốt cả bốn mùa. Xuân đến, loài bướm chúng tôi được khoác lên những bộ trang phục mới để dạo chơi, thật là hạnh phúc!
Ong vốn ít nói nhưng nghe cái giọng chua loét ấy của Bướm, bèn cất tiếng:
- Bướm có biết con người nói gì về chúng ta không? Bướm suốt ngày chỉ biết rong chơi, còn loài Ong chúng tôi bay đây đó để tìm mật giúp con người chữa bệnh và đem lại cuộc sông con người nhiều điều tốt đẹp.
Bướm nghe thế, vội tranh cãi:
- Ô, cuộc sống bạn lúc nào cũng bận bịu, vất vả như vậy, ai mà chịu được. Các nhà khoa học đã bảo rằng xã hội loài ong là một xã hội nghiêm ngặt, đi làm về phải có phấn hoa, có sản phẩm thì mới được vào cửa, mà khi vào không được lộn cửa lộn nhà. Còn nếu không có sản phẩm thì đừng hòng vào cửa. Ôi! Cuộc sống của bạn sao lại gò bó như thế! Còn cuộc sống tôi thì khác hẳn, suốt ngày tôi chỉ biết dạo chơi, chỉ biết đi khắp nơi để tìm nhiều điều mới mẻ, tốt đẹp. Tôi không phải làm nhiều chi cho cực cái thân!
Tuy trò chuyện với Bướm nhưng Ong vẫn không ngừng làm việc. Ong vẫn mải mê hút mật. Nghe Bướm nói, Ong rất bực mình nhưng cố lặng thinh bởi Ong còn làm biết bao công việc. Trong khu rừng bao la này có biết bao bông hoa chứa đầy ắp mật vàng óng đang chờ đón Ong. Vì vậy, Ong không nỡ bỏ lỡ công việc để phân giải đối với gã Bướm lười biếng này Ong phải đi làm đây. Ong sẽ chắt chiu cho con người những giọt mật ngọt ngào tươi mát và làm cho cuộc sống của chúng ta ngày tốt đẹp hơn.
Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
– Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là…
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!
Tính tôi rất cẩu thả nên tôi thường xuyên bị bố mẹ mắng vì tội góc học tập không gọn gàng, ngăn nắp; đã thế lại hay làm hỏng, làm mất sách vở và đồ dùng học tập. Mỗi khi thấy tôi chui vào gầm giường, gầm bàn để tìm đồ dùng học tập là đứa em trai tôi lại trêu: "Chị phải đăng tin tìm trẻ lạc thôi!".
Một đêm, tôi tỉnh giấc và nghe có tiếng nói chuyện rì rầm. Tôi như không tin vào tai mình, dường như chúng đang bàn tán về tôi. Tôi nhắm mắt, nằm im không cựa mình và dỏng tai lên nghe. Đầu tiên là tiếng nói rất nhỏ, giọng đầy than thở: "Cô chủ chẳng bao giờ biết thương xót tôi. Lúc mới được mua về, tôi đẹp vô cùng. Bộ quần áo màu xanh ngọc của tôi lúc nào cũng bóng lộn và lộng lầy. Ngòi bút tôi màu trắng, sáng loáng. Vậy mà chẳng được bao lâu, lớp quần áo của tôi bị bong ra nham nhở, trông sần sùi và xấu xí. Cô chủ viết chẳng nhẹ nhàng gì cả, cứ nghiến răng mà viết, khiến tôi lúc nào cũng bị vằn xuống, đau nhức hết cả người. Đã thế, từ khi mua về, cô chủ chẳng bao giờ chịu tắm rửa, lau chùi cho tôi, mực thì đóng két lại ở đầu bút. Tôi buồn quá. Tôi nghĩ, chắc hẳn đây là lời than thồ của chiếc bút máy. cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi là một giọng nói khác. Dù sao cậu vẫn còn sướng hơn tôi. Cậu còn được có chủ dùng thường xuyên, còn được cô ấy để ý, chứ như thân bút chì tôi, cô chủ vứt linh tinh khắp nơi. Đấy là chưa kể mỗi lần làm rơi, ngòi bút bị gãy khiến tôi đau vô cùng, thân bút chì tôi phục vụ cô chủ hết mình mà cô chủ chẳng biết đến. Tôi có bị rơi ở đâu, cô chủ cũng chẳng thèm quan tâm”. Bút chì vừa lên tiếng thì đến lượt thước kẻ: "Tôi mới là người khổ nhất. Lúc mới mua, tôi cũng bóng lộn. Chẳng được bao lâu, tôi bị sứt mẻ nham nhở hết. Đây các bạn nhìn xem, mình tôi đầy thương tích. Đã thế, cô chủ còn khắc lên mình tôi đủ thứ hình khiến người tôi lúc nào cũng đau ê ẩm. Không chỉ có vậy, cô chủ còn dùng tôi làm vũ khí để đánh nhau. Trong một lần đùa nghịch tôi đã bị gãy mất một phần. Ôi! Chẳng biết lúc nào cô chú sẽ vứt tôi vào thùng rác".
"Nhưng tất cả các bác không khổ bằng cháu. Mới đầu cháu được bọc cẩn thận, người lúc nào cũng thơm tho và sạch sẽ. Vậy mà cô chủ nào có yêu quý cháu. Cô chủ làm cho gáy của cháu bị gãy hết, có quyển còn rời gáy, mất lớp áo bảo vệ. Cô chủ đối xử với cháu rất tàn tệ. Cô ấy vẽ lên cháu, dây mực lem nhem hết cả người cháu, có đôi lúc còn xé cháu ra. Cháu càng ngày càng trở nên xơ xác và tiêu điều. Đôi lúc cháu còn phải sống nơi góc tủ lạnh lẽo". Hoá ra lũ đồ dùng học tập của tôi đang trò chuyện với nhau. Chúng đang kể với nhau nỗi khổ của mình. Chúng nói đúng quá! Chỉ có tôi là đáng bị chê trách. Tôi chẳng bao giờ yêu quý chúng dù chúng hết mình phục vụ tôi.Ngay sáng hôm sau, tôi thức dậy dọn dẹp ngăn nắp đồ đạc của mình và tân trang cho toàn bộ lũ đồ dùng học tập, sách vở. Tôi chỉ sợ chúng sẽ bỏ tôi mà đi. Tôi tự hứa với mình từ nay sẽ yêu quý và giữ gìn chúng cẩn thận. Bởi chúng chính là những người bạn thân thiết của tôi.
* Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo:
- Sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai). Thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười.
- Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.
- Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
- Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
- Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.
- Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.
- Khi dẹp xong giặc, chàng Gióng và ngựa sắt từ từ bay lên trời.
- Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng...