Em hãy mô tả ngôi chùa mà em biết (có thể qua tranh, ảnh hoặc nghe kể lại).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Dân ta tiếp thu đạo Phật vì:
-Đạo Phật dạy người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với các loài vật.
-Điều này phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt.
Câu 2. -Các nhà vua thời Lý đều theo đạo phật.
-Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
-Chùa mọc lên khắp kinh thành, làng, xã.
Câu 3. -Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
-Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật.
-Chùa là trung tâm văn hoá của các làng xã.
Câu 4. Vì lúc bấy giờ, đạo phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước. Các vua thời Lý đều theo đạo phật, nhân dân nhiều người cũng theo đạo Phật.
Câu 5.
Chùa Một Cột ở quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào năm 1955, đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, lợp ngói ta, mỗi chiều dài 3m, bốn mái cong, bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng.
-Trong đài tôn trí tượng Bồ tát Quan Thế Âm. Nhìn toàn bộ đài Liên Hoa như một đóa sen lớn vươn khỏi mặt nước. Toàn bộ đài đặt trên trụ đá cao hơn 4m. Trụ đá gồm 2 khối gắn rất khéo thoạt nhìn như một khối đá liền.
-Tầng trên đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ nhỏ hình vuôn, có xây lan can bằng gạch xung quanh. Một chiếc thang xây dẫn lên chùa.
-Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Ngay nay, đây là điểm du lịch của nhiều du khách khi đến Hà Nội tham quan.
học tốt nha /
Kết quả tìm kiếm
Đoạn trích nổi bật từ web
Tôi cũng như bao người khác đều có một ký ức tuổi thơ về quê hương, làng xóm. Trong đó ký ức của tôi về sinh hoạt và vui chơi ở nơi ngôi chùa Làng, cho đến giờ tôi vẫn không thể nào quên.
Đó là ngôi chùa của Làng, ngôi chùa tương đối cổ kính, không biết được xây dựng từ khi nào nhưng khi tôi lớn lên là ngôi chùa đã hiện diên và cổ kính rồi, tôi được biết theo “ Địa phương ký làng Sơn Tùng” của tác giả chú Văn Hữu Tuất thì ngôi chùa làng đầu tiên được thành lập rất sớm vào khoảng năm 1754 (Giáp Tuất) do Ngài Tin Đức Bá Đoàn Phúc Hòa Vệ Long Võ cùng bà con dân làng trùng tu xây dựng.
Năm 1756 (Bính Tý) đời vua Lê Cảnh Hưng thứ 16, Thế Tôn Hiếu Võ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát (Chúa Đàng trong) ban bố tấm biển” Sắc tứ Sơn Tùng tự” và 4 câu đối…Vào ngày 25/2 – năm Kỷ Sửu chùa làng bị đốt cháy hoàn toàn, toàn bộ tài liệu quí giá bị thiêu rụi, chỉ sót lại tấm bia đá và cái chuông hiện đang còn để tại chùa.
Đầu thập niên 1960, Khuông hội Phật giáo làng Sơn Tùng xây dựng chùa mới trên nền chùa xưa, đúc tượng Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, Đại hồng chung…các ngài có công xây dựng lại chùa là các ngài: Văn Hữu Đối, Đoàn Quang Kháng, Văn Hữu Hạch, Hồ Đăng Chinh và Hồ Đăng Quát các ngài nay đã qua đời.
Chùa được tọa lạc ngay trung tâm dân cư của làng Sơn Tùng, ngôi chùa nhìn vào toát lên vẽ tôn nghiêm, hiền hòa và dễ gần gũi; có khuôn viên, quang cảnh thoáng mát, 2 bên sân chùa là 2 hàng cây nhãn tỏa bóng mát xum xê. Tôi vẫn còn nhớ thuở nhỏ ngày nào, vào mùa hè lũ nhỏ chúng tôi đi học hè ở trường làng (trụ sở làng bây giờ) trường ở gần chùa, vào những lúc trưa hè, trời nắng gắt chúng tôi kéo nhau vào núp dưới hàng cây Nhãn xanh tỏa bóng mát nghe tiếng Ve hè kêu inh ỏi, chúng tôi càng thỏa sức vui chơi nô đùa, hồn nhiên. Phía trước chánh diện chùa cách chừng 300m có một Hồ sen rộng chừng 100m2, sen nở trắng phau, tỏa hương thơm ngát, nước hồ trong xanh. Sau những lần nô đùa, chạy nhảy, lũ trẻ chúng tôi kéo nhau xuống hồ lấy nước uống, lấy gương sen để ăn.
Tôi vẫn còn nhớ mãi, khi bước vào tuổi niên thiếu, ao ước làm sao để được tham gia lớp “oanh vũ” để được đến chùa sinh hoạt gia đình Phật tử, sau đó tôi cũng được diện cho mình một bộ áo lam tay ngằn, quần đùi để đi oanh vũ. Vui làm sao, hồn nhiên làm sao chiều chủ nhật hàng tuần tôi được sinh hoạt vòng tròn trước sân chùa do các đàn anh, đàn chị “Huynh trưởng” phụ trách, nhiều lắm, đến giờ tôi còn nhớ một vài anh chị đó là anh Văn Hữu Bích, anh Hồ Thiêu, anh Văn Luy, anh Đoàn Phước Dụng, chị Văn Thị Huê, Hồ Thị Túy…Nói chung phong trào Phật tử và sinh hoạt gia đình Phật tử ở làng ta trước năm 1975 phát triển rất mạnh, hoạt động vô tư, tình cảm, trách nhiệm, thương yêu và hồn nhiên.
Sau giải phóng một thời gian dài, do tình hình kinh tế khó khăn chung của đất nước, trong đó có dân làng ta. Việc tu sửa, quan tâm xây dựng phát triển, tôn tạo của chùa có những hạn chế nhất định; phong trào tham gia khuông hội, gia đình Phật tử chưa được nhiệt tình hưởng ứng.
Đến năm 2008, bằng sự nỗ lực, quyết tâm của con dân trong làng đã huy động mọi nguồn lực, mọi sự ủng hộ từ toàn thể nhân dân trong làng, con dân đi làm ăn xa, các nhà hảo tâm đã sửa chữa và tổ chức “Đại Lễ Chẩn Tế Trai Đàn” hết sức hoành tráng và trang nghiêm nhằm để cầu siêu bạt độ cho hương linh con dân trong làng và nguyện cầu an lành, thạnh đạt, bình yên, mưa thuận gió hòa, ăn nên làm ra, con cháu học hành thành đạt…
Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với kinh tế của nhân dân trong làng có phần cải thiện nên phong trào tham gia tự nguyện cúng dường, đóng góp công, sức, tiền của để sửa chữa, tô quét lại ngôi chùa và vật kiến trúc của chùa ngàycàng khang trang và đẹp đẽ, đặc biệt là tượng đá “ Phật Quan Âm Bồ Tát” do đệ tử Đoàn Mai Lương cúng dường được dựng ngay trước sân chùa.
Chùa cũng thành lập được Ban Nghi lễ ( Khuôn hội) gồm có 07 người, do ông Văn Ích làm Trưởng Ban, ông Hồ Khoảng làm trưởng Ban Nghi lễ và 5 thành viên gồm ông Hồ Phò, ông Hồ Chiến, ông Đoàn Khách, ông Đoàn Phước Lư và ông Bình. Mặc dù Ban Nghi lễ chỉ có 07 người nhưng hoạt động, duy trì hương đăng, kinh kệ các ngày đại lễ, lễ Phật, vía Phật, ngày rằm…đồng thời nhiệt tình giúp đỡ các gia đình phật tử trong làng có nhu cầu tụng niệm phục vụ tang lễ, cúng giỗ…đã tạo nên nét văn hóa tâm linh gần gũi với mọi nhà.
Bên cạnh đó, hoạt động của gia đình Phật tử lớp thiếu sinh trong làng cũng được chùa quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ và hoạt động xây dựng phong trào, số lượng thiếu sinh khoảng 15-17 em; tuy nhiên, so với các địa phương khác thì phong trào gia đình Phật tử ở làng ta vẫn còn khiêm tốn nhiều mặt, do thiếu thủ lĩnh, thiếu đàn anh dẫn dắt, hầu hết số thanh niên trưởng thành đều đi làm ăn xa.
Sau bao nhiêu năm tôi xa cách ngôi chùa, những lần về thăm quê, tôi đều đến thăm, viếng ngôi chùa thân thương ở làng, khi đó bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ ấu của tôi hiện ra, làm cho tôi cảm xúc dâng trào, khó tả nổi, chỉ biết ngậm ngùi, thương nhớ và đầy lưu luyến. Đây là tâm trạng của tôi cũng như bao bao nhiêu người con xa quê hương khi nghĩ về quê hương, nơi có ngôi chùa làng thân thương.
đề 1:
Vào một thứ hai đầu tuần, tiết đầu tiên của lớp em là tiết Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này. Nhưng có lẽ là không một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi! Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa! Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em”. Lúc đó, cả lớp rất buồn! Khi về nhà, em chạy ngay vào phòng kể cho mẹ nghe.
Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, có bạn trong lớp khóc vì không biết cô dạy ở đâu, làm gì, có vui vẻ như ở đây không rất nhiều câu hỏi đặt ra. Nhưng sẽ không có câu trả lời! Mẹ ơi! Con có giác rất khó chịu, mỗi khi nhớ đến cô, con lại không kèm được nước mắt!
Cô Văn của con là một người nhỏ con, tóc dài, uốn rất đẹp! Cô mặt áo dài rất xinh! Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình! Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống!
Con nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô! Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa! Dù cô giáo bây giờ giảng rất hay nhưng không thể làm con quên được cô! Con yêu cô lắm! Cô không làm cho chúng con run sơ mỗi khi làm bài kiểm tra! Cô lại tuyên dương, khen thưởng những bạn có thành tích học tập tốt! Cô như một người bạn mỗi khi trò chuyện cùng con, lại như một người mẹ khi con buồn! Cô đối xử với các cô giáo cũng như học trò rất tốt, gần gũi và cũng được rất nhiều phụ huynh quí mến.
Con còn nhớ vào ngày sinh nhật của cô, chúng con góp tiền lại mua một chiếc bánh sinh nhật nho nhỏ, chỉ mong cô vui. Chúng con còn viết lên bảng những câu chúc mừng, vẽ những chiếc bánh kem, hoa, lá, có bạn còn vẽ chân dung của cô lên bảng nữa nhưng vẽ xấu lắm! Khi biết cô sắp lên lớp, chúng con ra đón cô và bịt mắt cô lại! Khi cô bước vào lớp, phòng học tối lắm, và những cây pháo nho nhỏ được thắp lên, chúng con hát Chúc mừng sinh nhật cô! Cảnh lúc ấy thật đẹp, lung linh! Lúc đó cô rất cảm động và cô đã khóc những giọt nước mắt hạnh phúc! Cô trò ta còn chụp hình và trét bánh kem vào mặt nữa! Lúc đó thật vui nhưng bây giờ sẽ không còn cơ hội nữa!
Vào ngày khai giảng năm học, chúng con rất buồn, không ai nở nụ cười nào. Nhưng lúc ấy chúng con thấy được một bóng người quen thuộc ‐ người mà chúng con thường thấy khi giảng bài, trò chuyện chính là cô giáo dạy Văn! Bấy giờ không còn những giọt nước mắt buồn nữa thay vào đó là những nụ cười hạnh phúc khi cô trở lại! Chúng con ùa ra, ôm cô, những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống! Cảm giác thật bất ngờ và hạnh phúc, một cảm giác mà không có lời văn nào diễn đạt được!
Lúc trước, chúng con cứ ngỡ sẽ không nghe được giọng nói ấm áp của ngày xưa. Và lúc ấy, chúng con lại nghe được giọng nói đó, những câu hỏi như Con có khỏe không? Con học thế nào? Có quen với cô giáo mới không? Không chỉ chúng con, mà những anh chị lớp lớn ‐ những người mà gặp cô lâu hơn chúng con, cũng ra đón cô và cũng…khóc! Chúng con còn định nâng cô lên nhưng cô không chịu! Sau khi gặp tụi con, cô vào trong và gặp những thầy cô cũ! Thầy cô ở trường cũng rất bất ngờ!
Nguyên ngày khai giảng, đột nhiên lại có cảm giác vui vẻ lạ thường mà cô T. mang đến! Khi hết chương trình chúng con lại ra ôm cô! Có bạn còn xách cặp giúp cô! Cô chủ nhiệm lớp con còn lấy máy ra chụp tụi con và cô! Khi nói chuyện với cô thì mới biết cô bị điều đi vào trường N.T.T‐ một ngôi trường thuộc loại khá giỏi! Chắc ngày hôm đó là ngày hạnh phúc nhất của chúng con! Cô còn hứa là ngày 20/11 cô sẽ về trường để thăm tụi con! Chúng con rất mừng khi cô nói như thế!
Nhưng cuộc vui nào cũng có khi tàn, chúng con ôm cô như chưa bao giờ ôm ‐ không muốn buông tay ra! Sợ cô đi rồi sẽ không trở lại nữa! Và lúc ấy, người khóc là cô, những giọt nước mắt yêu thương, không muốn rời xa chúng con! Giọt nước mắt từ từ lăn trên má cô, nhưng con không muốn cô khóc! Các bạn đã cố gắng cười khi cô đi! Và cô đã đi bóng của cô từ từ mờ dần và khuất xa tầm mắt!
Khi kể xong mẹ em khuyên: “Con đừng buồn nữa và cũng đừng khóc, nếu cô T. biết con buồn thì cô có vui không? Thôi, nín đi con! Cô sẽ trở lại mà! Nhưng cô đi, đâu phải là do cô muốn đâu! Nhà trường điều đi mà! Theo mẹ biết thì cô con đã dạy trường SD được 17 năm rồi! Đến lúc cô phải đi thôi! Con hãy thông cảm cho cô và hãy cố gắng học tập nha con!” Nghe lời mẹ, em không khóc nữa, nhưng hình bóng của cô sẽ in mãi mãi trong tim của em và các bạn! Cô ơi!
Tham khảo
Bài số 1:
Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em hai căn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà Sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.
Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng “. Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, … Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.
Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được".
Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.
Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.
Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.
Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ke-cau-chuyen-ve-long-nhan-ai
Một số miền quê của Việt Nam mà em đã từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật đó là đảo Cô Tô. Đó là một vùng đất yên bình, đẹp, con người cũng hết sức gần gũi.
tả nhà:Hạnh phúc biết bao sau mỗi buổi học em được trở về ngôi nhà thân thương của mình.
Ngôi nhà nhỏ bé của gia đình em nằm núp sau những tán lá râm mát của cây sấu, cây bàng. Ngôi nhà một tầng giản đơn nhưng khá đầy đủ, tiện nghi. Nó hãnh diện khoác lên mình chiếc áo màu xanh da trời mát mẻ. Ngôi nhà lặng yên nằm đó, trải qua bao nắng mưa nhưng nó vẫn đẹp nguyên như ngày nào bởi mỗi thành viên trong gia đình em đều gìn giữ nó. Bên trái nhà, giàn hoa thiên lý xanh tốt tỏa hương thơm dìu dịu làm ngôi nhà có vẻ đẹp quyến rũ hơn. Những ô cửa sổ như những đôi mắt duyên dáng của căn nhà. Đó như cửa sổ tâm hồn, đón nhận ánh sáng, cơn gió mát mẻ vào từng căn phòng. Từ trong đó, em thường trông ra khu vườn xum xuê cây trái phía trước nhà. Ngày ngày, những chú chim đua nhau hót ríu rít tạo nên nhịp sống náo nhiệt, tươi vui cho ngôi nhà. Em thấy lòng nhẹ nhõm, khoan khoái mỗi khi ngắm nhìn cánh đồng lúa trải dài bát ngát đằng sau nhà. Ngôi nhà gắn bó với cả tuổi thơ em mà lúc nào em dâng lên niềm vui thích mỗi lúc đi đâu về. Căn nhà em có hai phòng ngủ, một phòng khách, một phòng ăn và một gian bếp. Khoảng trời riêng của hai chị em với góc học tập ngăn nắp, đó là khoảng không gian yên tĩnh giúp chúng em học hành tốt. Căn phòng khách được kê bộ bàn ghế, đây là nơi gia đình em thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Còn gian bếp lưu giữ những hình ảnh đẹp của bữa cơm gia đình sum họp. Ngôi nhà như chứng nhân, nó chứng kiến, giữ gìn và chở che cho mái ấm của em.
Ngôi nhà thân quen còn là điểm tựa tâm hồn, nuôi dưỡng tuổi thơ em. tả ngôi vườn:
Phía sau nhà em là một khu vườn nhỏ xinh. Mỗi buổi sáng, khi vừa thức dậy, em đều ra thăm vườn và tưới nước cho cây. Đó là thói quen của em suốt gần một tháng nay rồi.
Vào buổi sáng mùa hè, mới năm rưỡi sáng nhưng trời đã sáng rõ. Cảnh vật hiện lên tươi mới sau giấc ngủ dài trong đêm. Tuy nhiên, do trời chưa có nắng, nên vẫn còn một màn sương mỏng vắt ngang trên các lùm cây. Những chiếc lá, vạt cỏ đều ướt đẫm, long lanh những giọt sương đẹp như viên pha lê. Lớp nền đất của vườn cũng ươn ướt, dẫm lên nghe lạo xạo. Những cơn gió lúc này thật nhẹ nhàng và mát mẻ. Thậm chí còn cảm thấy hơi se lạnh nữa cơ. Theo hương gió, em ngửi được mùi thơm trong lành tinh khiết của những giọt sương, mùi hương ngai ngái của bùn đất, mùi hương chan chát của cỏ cây, mùi hương ngọt ngào của quả chín. Tất cả khiến em cảm thấy được thư giãn hơn bao giờ hết.
Thoáng chốc, các tia nắng dần dần xuất hiện, đánh thức cả khu vườn dậy. Đầu tiên là các chú chim nhỏ trong vườn cây. Chúng chui ra từ những hốc cây và các chiếc tổ nhỏ trên tán lá, bay lượn và hót véo von. Rồi đến những bông hoa nhỏ e ấp nở từng chút từng chút một. Và cả những chiếc lá xanh tỉnh lại, vươn rộng ra hứng lấy ánh sáng mặt trời ấm áp. Tiếng chim hót, tiếng dế kêu, tiếng gió thổi qua lá cây xào xạc, khiến cả khu vườn trở nên rộn ràng và sôi động.
Sau khi thư giãn xong, em liền mở vòi nước để tưới nước cho cây. Em tưới chậm rãi và cẩn thận, để cây nào cũng được no nước. Ở những vạt rau, luống hoa thì tưới ít nước với lực nhẹ, còn những cây ổi, cây mít thì có thể tưới mạnh hơn. Dưới dòng nước mát, cành lá trong vườn rung rinh như đang reo hò, vui sướng. Ánh nắng nghịch ngợm nhảy vào dòng nước phun ra từ vòi, ánh lên những vầng sáng nhỏ nhiều màu, như là phiên bản cầu vồng tí hon. Thật là thích thú. Lấp ló trong góc vườn, từng chú bướm nhỏ không biết từ đâu bay tới, đang chậm rãi lượn quanh các bông hoa mới nở, như để nói lời chào buổi sáng.
Tưới nước xong, em ngắm nhìn khu vườn lần cuối rồi quay vào nhà, chuẩn bị đến trường. Được tận hưởng bầu không khí tuyệt vời của khu vườn vào buổi sáng đã tiếp thêm cho em một nguồn năng lượng để học tập và rèn luyện trong cả một ngày dài. tả bố mẹ anh chị:Trong gia đình em, nếu mẹ là những lời an ủi ân cần, là bàn tay khéo léo vun vén, là nụ cười hiền hậu nhân từ thì bố lại tựa như trụ cột, là lời dạy bảo nghiêm túc, là sự mãnh mẽ và kiên cường ẩn trong dáng hình bố.
Bố là một cười đàn ông cao lớn và lực lưỡng với tấm lưng lớn và bờ vai rộng mà em hay gọi đó là bờ vai “Thái Bình Dương”. Bởi vậy, bố giống như một cây cao lớn xòe tán lá rộng để cho những cây non là các con lớn lên trong bình yên và hạnh phúc. Bờ vai ấy che chở chống đỡ cả mái nhà. Bố không đẹp như những nam thần hay diễn viên trên màn ảnh nhưng khuôn mặt nam tính và góc cạnh, cùng với nước da ngăm càng thêm khỏe khoắn. Bố không phải là người hay cười nhưng mỗi lần cười, vẻ nghiêm khắc đã tạm thời lùi đi và lộ ra chiếc răng khểnh nên trông bố hiền lành hơn hẳn. Mẹ em nói rất thích chiếc răng khểnh ấy vì nó làm nụ cười của bố tươi tắn và duyên dáng hơn. Đôi mắt bố to, đen nhưng lại tựa như một hòn đảo rất xa xăm và đầy bí ẩn đối với em. Bố che giấu nội tâm giỏi và chả mấy khi biểu lộ nó qua đôi mắt. Điều duy nhất em thấy, là bọng mắt của bố thường khá to do thức khuy làm việc, tiếp xúc với máy tính nhiều. Do vậy, bố cũng bị cận và đeo kính khi đọc báo. Lúc đọc được tin tức phải suy tư, các nếp nhăn của bố hằn in trên trán. Đôi lông mày rậm xích lại gần nhau và bố như già đi… Mái tóc lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng và đâu đó đã lốm đốm vài sợi bạc. Dù nó chưa nhiều cũng khiến lòng em đủ xót xa. Bàn tay bố to và rộng, bàn tay em lọt thỏm trong bàn tay ấy. Các ngón tay cứng rắn và vững chãi. Bàn tay ấy không mịn màng và thô ráp, mạnh mẽ mà cũng tràn đầy tình yêu thương, ấm áp khi cần và cương quyết lúc phải. Có lần em soi hoa tay, thấy bố chỉ có đúng một cái, bố cười bảo “Thế nên bố chả khéo cái gì đấy!”. Nhưng với em bố không cần vẽ đẹp, làm đồ thủ công giỏi hay nấu ăn ngon, em thích bố chia sẻ với em về học tập, về cuộc sống, về những suy nghĩ. Những lúc ấy, giọng của bố trầm và vang vọng vào tâm trí em. Không phải giọng nói của nhà thuyết giảng mà chất chứa trong từng lời nói là sự đồng cảm và hi vọng em thấu hiểu được. Đó là khoảnh khắc của tình cha con.
Sự yêu thương, dạy dỗ của bố có thể chẳng dịu dàng như mẹ nhưng đó là người đàn ông quan trọng nhất và em biết ơn nhất cuộc đời này!
Tham khảo:
• Yêu cầu số 1: Kiến trúc của chùa Cầu:
- Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong phố cổ Hội An. Ban đầu, cầu do các thương nhân Nhật Bản xây dựng. Năm 1653, cầu được nối thêm một gian nhô ra ở giữa để làm chùa, gọi là Chùa Cầu.
- Chùa Cầu là một công trình kiến trúc độc đáo với chùa và cầu gắn với nhau thành một thể thống nhất. Chùa Cầu có kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.
- Hiện nay, Chùa Cầu là biểu tượng của thành phố Hội An.
• Yêu cầu số 2: Truyền thuyết về chùa Cầu
- Theo truyền thuyết, ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái, đầu của nó nằm ở Ấn Độ, đuôi ở Nhật Bản và lưng vắt qua Hội An. Mỗi khi thuỷ quái quẫy mình, nước Nhật sẽ bị động đất, Hội An sẽ bị ngập lụt.
- Vì thế, cầu được người Nhật xây dựng (thường gọi là Cầu Nhật Bản) với ý nghĩa như một thanh kiếm cắm vào sống lưng thuỷ quái, ngăn không cho nó quẫy mình, để bảo vệ yên bình cho người dân.
Tham khảo
*Kiến trúc của chùa Cầu:
- Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong phố cổ Hội An. Ban đầu, cầu do các thương nhân Nhật Bản xây dựng. Năm 1653, cầu được nối thêm một gian nhô ra ở giữa để làm chùa, gọi là Chùa Cầu.
- Chùa Cầu là một công trình kiến trúc độc đáo với chùa và cầu gắn với nhau thành một thể thống nhất. Chùa Cầu có kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.
- Hiện nay, Chùa Cầu là biểu tượng của thành phố Hội An.
*Truyền thuyết về chùa Cầu
- Theo truyền thuyết, ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái, đầu của nó nằm ở Ấn Độ, đuôi ở Nhật Bản và lưng vắt qua Hội An. Mỗi khi thuỷ quái quẫy mình, nước Nhật sẽ bị động đất, Hội An sẽ bị ngập lụt.
- Vì thế, cầu được người Nhật xây dựng (thường gọi là Cầu Nhật Bản) với ý nghĩa như một thanh kiếm cắm vào sống lưng thuỷ quái, ngăn không cho nó quẫy mình, để bảo vệ yên bình cho người dân.
1)
MB:
Sau những ngày nghỉ hè xa cách chúng con rát háo hức với buổi gặp mặt lớp đàu năm học chuản bị cho buổi khai giảng.Vừa dén trường chúng con đã vội vàng yimf nhau đẻ kể cho nhau nghe về kỉ nghỉ hè của mình và còn đẻ nói chuyện vì nhớ nhau qua!Chính vì quá say mê''buôn''chuyện như thế mà cúng con đã gây ra một cau chuyện buồn cười trong trường:nhận nhàm lớp học
A. Mở bài: Giới thệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ).
Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật người chú hoặc nhân vật anh lính – ngôi thứ nhất; đóng vai một người đứng ngoài câu chuyện để kể lại – ngôi thứ ba).
B. Thân bài:
1. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:
Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:
- Chi tiết người chú gặp Lượm.
- Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.
- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.
- Lượm hi sinh,…
2. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.
C. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện, ví dụ:
- Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.
- Anh lính sau đó được đi làm cùng Bác.
-Chùa Một Cột ở quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào năm 1955, đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, lợp ngói ta, mỗi chiều dài 3m, bốn mái cong, bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng.
-Trong đài tôn trí tượng Bồ tát Quan Thế Âm. Nhìn toàn bộ đài Liên Hoa như một đóa sen lớn vươn khỏi mặt nước. Toàn bộ đài đặt trên trụ đá cao hơn 4m. Trụ đá gồm 2 khối gắn rất khéo thoạt nhìn như một khối đá liền.
-Tầng trên đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ nhỏ hình vuôn, có xây lan can bằng gạch xung quanh. Một chiếc thang xây dẫn lên chùa.
-Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Ngay nay, đây là điểm du lịch của nhiều du khách khi đến Hà Nội tham quan.