Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Nguyên nhân là vì:
A. Thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng nên cung cấp nhiều năng lượng cho giáp xác.
B. Giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ ít thực vật phù du.
C. Giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi.
D. Thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh.
Đáp án D.
Theo lý thuyết thì sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp hơn thường phải có sinh khối lớn hơn sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao thì mới đủ cung cấp thức ăn cho bậc dinh dưỡng cao nhưng ở đây lại không theo như lý thuyết.
Nguyên nhân của quá trình trên là vì thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh, do đó lượng thực vật phù du bị giáp xác ăn sẽ nhanh chóng được bù đắp bởi sự sinh sản. Như vậy quần thể thực vật phù du sẽ luôn duy trì đươc sự ổn định cũng như cung cấp thức ăn cho giáp xác cũng luôn ổn định.
Nhưng khi do sinh khối của 1 bậc dinh dưỡng, ta chỉ đo được ở 1 thời điểm xác định nên do đó ta sẽ thấy sinh khối của thực vật phù du nhỏ hơn giáp xác.