ĐỀ 2
Cho đoạn văn sau:
"Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ : trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một cũn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ”.
a. Nêu nội dung chính của đoạn văn?
b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn?
c. Theo tác giả Thạch Lam, khi thưởng thức cốm cần đánh thức những giác quan nào của con người?
d. Em hãy kể tên 4 món ăn đặc sản của tỉnh Nam Định và đặt một câu văn có sử dụng những từ ngữ chỉ hai món ăn mà em vừa kể.
ĐỀ 7.1
Em hãy đọc đoạn trích sau:
“Ôi!cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em sẽ vẫn nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu điều bổ ích; ở đó, em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn, nhưng luôn theo dõi lớp học, luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút viết mà không sao uốn nắn lại được; cô đã lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em; cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ.”
(Ét- môn-đô đơ A- mi-xi, Những tấm lòng cao cả)
1. Em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
2. Tác giả có tình cảm gì với cô giáo của mình?
3.Tìm các chi tiết thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả với cô giáo?
4. Hãy nêu suy nghĩ của em về một người thầy hoặc người cô đã dạy dỗ mình.
ĐÊ 7.2
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Cô vừa đi vừa hỏi tôi:
- Bây giờ em đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi đấy. Vậy em còn yêu mến cô giáo cũ của em nữa không?
Và khi xuống đến chân cầu thang, cô nói to với tôi:
- Đừng quên cô nhé!
Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa những đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu điều bổ ích; ở đó, em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn, nhưng luôn luôn theo dõi lớp học, luôn luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút khi viết mà không sao uốn nắn lại được; cô lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em; cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được những kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ.
Không bao giờ, phải, không bao giờ em lại có thể quên cô được, cô giáo yêu quý của em!”
(Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)
Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên?
Câu 2. (0,75 điểm) Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn bản?
Câu 3. (1,0 điểm) Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? Vì sao?
Câu 4. (1,25 điểm) Từ thông điệp rút ra trong đoạn văn bản, em hãy xác định những việc làm, những hành động cụ thể của bản thân trong thực tiễn cuộc sống hôm nay?
GIÚP MN VỚI