chỉ em đi ạ em sép thi òi :<<
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 (2,0 điểm) Thực hiện phép tính:
a) 2xy.3x2y3
b) x.(x2 - 2x + 5)
c) (3x2 - 6x) : 3x
d) (x2 – 2x + 1) : (x – 1)
Câu 2 (2,0 điểm). Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) 5x2y - 10xy2
b) 3(x + 3) – x2 + 9
c) x2 – y2 + xz - yz
Câu 3 (2,0 điểm). Cho biểu thức:
a) Với điều kiện nào của x thì giá trị của biểu thức A được xác định?
b) Rút gọn biểu thức A.
c) Tìm giá trị của biểu thức A tại x = 1.
Câu 4 (3,5 điểm). Cho tam giác MNP vuông tại M, đường cao MH. Gọi D, E lần lượt là chân các đường vuông góc hạ từ H xuống MN và MP.
a) Chứng minh tứ giác MDHE là hình chữ nhật.
b) Gọi A là trung điểm của HP. Chứng minh tam giác DEA vuông.
c) Tam giác MNP cần có thêm điều kiện gì để DE = 2EA.
Câu 5 (0,5 điểm). Cho a + b = 1. Tính giá trị của các biểu thức sau:
M = a3 + b3 + 3ab(a2 + b2) + 6a2b2(a + b).
Tk ủng hộ mk nha .
#Thiên_Hy
A. Đọc thầm bài văn sau:
Hương làng
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương xông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà...hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.
Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...
Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!
( Theo Băng Sơn )
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình có là do đâu?
A. Do mùi thơm của nước hoa.
B. Do mùi thơm của cây lá trong làng.
C. Do mùi thơm của nồi cơm gạo mới.
Câu 2: Trong câu: “Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất”, từ “đó” chỉ cái gì?
A. Đất quê
B. Làng
C. Làn hương quen thuộc của đất quê.
Câu 3: Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới?
A. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ.
B. Hương hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau.
C. Hương hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh.
Câu 4: Tại sao tác giả lại cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm “mộc mạc chân chất”?
A. Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa.
B. Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê.
C. Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền.
Câu 5: Từ “làn hương” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
Câu 6: Câu: “Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng.” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu kể Ai là gì?
B. Câu kể Ai làm gì?
C. Câu kể Ai thế nào?
Câu 7: Chủ ngữ trong câu: “Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng.” là gì?
A. Tháng ba
B. tháng tư
C. hoa cau
Câu 8: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi nhẹ bay đến, rồi thoáng cái lại bay đi.
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
B. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ trong câu.
C. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu.
Câu 9: Dòng nào sau đây chỉ gồm toàn những từ láy?
A. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
B. rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
C. rơm rạ, rậm rạp, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
Câu 10: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
A. Thay thế từ ngữ
B. Lặp từ ngữ
C. Dùng từ ngữ nối
II. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy tả hình dáng và những nết tốt của một người bạn đã học cùng lớp với em ở trường Tiểu học mà em quý mến.
Mái trường luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim mỗi người. Nơi ấy chất chứa bao kỉ niệm với thầy cô, bạn bè, lưu giữ khoảng thời gian đẹp nhất của đời người học sinh. Nhắc đến mái trường, cả bầu trời kí ức dường như lại ùa về trong ta, ta nghe đâu đây thấp thoáng tiếng nói tiếng cười của một thời áo trắng hồn nhiên thuở nào.
Mái trường là nơi cho ta kiến thức, nâng đỡ từng bước chân để ta tiến đến tương lai. Mái trường còn là nghĩa thầy trò, là khúc ca tình bạn, là tất cả những gì ngây thơ, hồn nhiên nhất của một thời trẻ thơ. Nhớ ngày còn bé khi ta lần đầu tiên được mẹ dắt tay đến trường, trường học đối với ta là một thế giới mới lạ, bí ẩn và rộng lớn. Rời tay mẹ bước qua cổng trường mà lòng ta tràn đầy băn khoăn và bỡ ngỡ. Và rồi ta cũng nhanh chóng hòa nhập với môi trường ấy khi có sự dìu dắt của các thầy cô, tình cảm chân thành của những người bạn mới. Trường học mang đến cho ta biết bao điều thú vị và bất ngờ. Những bài học vỡ lòng, những phép toán đầu tiên dường như mới chỉ là ngày hôm qua. Từng bước, từng bước một, ta dần tiến đến gần hơn với chân trời tri thức. Thầy cô dạy cho ta những bài học về cách sống, cách làm người: nhân chi sơ, tính bản thiện, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão... Đầu óc non nớt của trẻ thơ dần được lấp đầy bởi những bài học sinh động và thú vị: những vùng đất xa xôi cách nửa vòng trái đất hay những trận đánh oai hùng của ông cha ta suốt chiều dài lịch sử. Thầy cô chính là những người lái đó tận tụy luôn kề bên, sát cánh và ủng hộ ta trên con đường chinh phục ước mơ. Họ hi sinh trong thầm lặng, làm tất cả mọi việc vì học sinh thân yêu: những đêm thao thức soạn bài, luôn gần gũi, động viên, an ủi hay đôi khi là trách mắng mỗi khi chúng ta phạm lỗi.
Mái trường còn chất chứa biết bao kỉ niệm tươi đẹp về bạn bè- những người đã gắn bó, đồng hành cùng ta trong suốt thời ấu thơ. Bạn bè cùng ta chia sẻ những sở thích, giúp đỡ ta trong học tập. Khi có chuyện buồn hay buồn, ta kể cho bạn nghe, nỗi buồn vơi đi một nửa, niềm vui lại như nhân đôi. Những giờ ra chơi, ta lại cùng bạn vui đùa dưới gốc phượng già tỏa bóng râm mát, nào là bắn bi, đá bóng, nhảy dây, chơi chuyền... Bạn bè trở thành chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho ta, cùng ta đi qua những khó khăn thử thách.
Yêu mái trường, ta dường như yêu luôn cả những vật, những ngóc ngách nhỏ nhất. Tiếng trống trường điểm giờ lên lớp, giờ ra chơi sao mà cũng thân thương đến thế. Bác phượng già ở góc sân trường cũng trở thành một phần không thể thiếu trong những năm tháng cắp sách đến trường. Phượng chứng kiến mọi vui buồn của người học sinh, hoa phượng báo hiệu mùa thi đã đến. Dưới gốc phượng, những người học sinh cuối cấp bịn rịn chia tay nhau trong lưu luyến. Phấn trắng, bảng đen, ghế đá cái nào cũng như mang đầy tâm sự, in dấu những kỉ niệm về một thời học sinh tinh nghịch. Những ngày khai trường, ngày hai mươi tháng mười một vẫn còn đọng mãi trong ta cái không khí tưng bừng, náo nức.
"Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu". Thời gian trôi đi mãi mãi không trở lại nhưng có một thứ vẫn sẽ mãi in đậm trong tâm trí tôi, đó là hình bóng về mái trường mến yêu, là khoảng thời gian tươi đẹp được gắn bó bên thầy cô, bạn bè.
Trình bày vai trò của động vật đối với con người ?
Mng làm nhanh giúp em với ạ, mai em thi òi ☹️☹️☹️
Nhanh em k nha
Có Đề huyện hòa vang em gửi card 500k nha
Thủy tức thải bã ra ngoài qua lỗ miệng.
Sứa có lợi làm thúc ăn là thuốc... Sứa có hại gây độc tố cho con ngươi