Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt dài; gen B quy định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt trắng. Hai cặp gen A,a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 63% hạt tròn, đỏ : 21% hạt tròn, trắng : 12% hạt dài, đỏ : 4% hạt dài, trắng. Tần số tương đối của các alen A, a;...
Đọc tiếp
Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt dài; gen B quy định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt trắng. Hai cặp gen A,a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 63% hạt tròn, đỏ : 21% hạt tròn, trắng : 12% hạt dài, đỏ : 4% hạt dài, trắng. Tần số tương đối của các alen A, a; B, b trong quần thể lần lượt là:
A. A = 0,5; a = 0,5; B = 0,6; b = 0,4
B. A = 0,7; a = 0,3; B = 0,6; b = 0,4
C. A = 0,6; a = 0,4; B = 0,5; b = 0,5
D. A = 0,5; a = 0,5; B = 0,7; b = 0,3
Theo giả thiết: A quy định hạt tròn >> a quy định hạt dài; B quy định hạt đỏ >> b quy định hạt trắng.
Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập.
P cân bằng di truyền: p 2 AA : 2 pqAa : q 2 aa p 2 B B : 2 p ' q ' B b : q ' 2 b b
Giả thiết cho: A-B- = p 2 + 2 pq p ' 2 + 2 p ' q ' = 0 , 63
A-bb = p 2 + 2 pq q ' 2 = 0,21
aaB- = q 2 p ' 2 + 2 p ' q ' = 0,12
aabb = q 2 q ' 2 = 0,04 và biết p + q = 1; p ' + q ' = 1
Tính ra được: p(A) = 0,6; q(a) = 0,4
p ' (B) = 0,5; q ' (b) = 0,5
Vậy: C đúng