Kể lại 1 đoạn câu chuyện Sự tích cây vú sữa bằng lời của em.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi là một cậu bé rất ham chơi và nghịch ngợm .. Một lần ,do mẹ tôi mắng tôi ,nên tôi đã giận mẹ và bỏ nhà ra đi .. Tôi là cà khắp mọi nơi ,tìm đủ thứ để chơi .. Tôi đâu biết rằng mẹ của tôi ở nhà đã đau buồn và mong tôi trở về như thế nào .. Càng bỏ nhà ra đi ,tôi càng nhớ mẹ ,bị rét và bị lũ bạn đập ,tôi vội vã quay về ..Lúc tôi về nhà thì không thấy mẹ ở đâu ,tôi la hét tìm mẹ ở mọi nơi nhưng không thấy .. Tôi ngồi xuống cạnh cây vú sữa mà khóc .. Đột nhiên cây vú sữa run rẩy ,nở rộ hoa và quả ,các cành cây chỉa xuống như muốn oomt ôi vào lòng .. Tôi vội lấy ăn một qua vú sữa.. Vừa ngọt vừa mát như dòng sữa mẹ .. Lúc này tôi đã hiểu ra mọi chuyện nên rất ân hận và cây vú sữa dường như cũng hiểu được điều đó nên các cành chỉa xuống để ôm tôivào lòng .
Chữ Hiếu là phẩm chất cao đẹp của con người, là thước đo nhân phẩm và giá trị. Có thể nói tình mẹ luôn thiêng liêng và cao cả, nhưng đồng thời cũng quá hiển nhiên và đơn giản dễ khiến người ta quên đi sự có mặt của nó. Qua câu chuyện sự tích cây vú sữa này chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Đó cũng là ý nghĩa câu chuyện sự tích cây vú sữa muốn truyền đạt đến cho mọi người. Khi ba mẹ còn sống hãy có hiếu, đối xử tốt với ba mẹ. Đừng để đến khi ba mẹ mãi mãi ra đi rồi thì lúc này có hối hận cũng đã quá muộn.
Sau khi đọc xong câu chuyện Sự tích cây vú sữa, em rất thương xót cho cậu bé trong câu chuyện. Vì vậy em đã tự tưởng tượng và viết tiếp cho cậu bé một kết thúc khác. Rằng sau khi không còn mẹ, cậu bé rất đau khổ và dằn vặt. Cậu hiểu được rằng, chính vì sự lười biếng, ham chơi của bản thân mà mẹ mới đau khổ rồi hóa thành cây vú sữa. Từ ngày đó, cậu bé quyết tâm thay đổi. Cậu trở nên chăm chỉ và chịu khó hơn hẳn. Mỗi ngày, cậu dậy sớm quét dọn nhà cửa, tưới nước cho vườn cây rồi mới đi học. Tối tối, cậu luôn làm xong hết bài tập về nhà rồi mới chịu đi ngủ. Cậu bé cũng dành thời gian giúp đỡ bạn bè và người thân của mình, không rong chơi suốt ngày như trước. Sự thay đổi của cậu khiến tất cả mọi người đều vô cùng khen ngợi. Cảm động trước tấm lòng của cậu bé, phép màu đã xảy ra. Ngày hôm ấy, sau khi tan học, cậu bé liền vội trở về nhà. Đến cổng, cậu nghe thấy tiếng chổi quét xào xạc vọng ra. Nhìn vào bên trong, người mẹ đang cúi đầu quét lá. Cậu bé vui sướng đến vỡ òa, gọi một tiếng mẹ thật to, rồi sà vào lòng mẹ. Thế là từ hôm đó, cậu lại là một đứa trẻ có mẹ. Mái nhà lại rộn ràng tiếng cười và niềm vui sướng.
mik gửi neeee
Thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân như cỏ rác, tác oai tác quái làm nhiều điều trái với đạo lý. Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần đứng lên chống giặc nhưng đều bị thất bại.
Thấy vậy Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc. Thời ấy ở Thanh Hoá có chàng trai tên là Lê Thận làm nghề đánh cá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, chàng trai nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, thấy thanh gươm tự nhiên sáng rực lên, Lê Lợi bèn cầm lên xem thây có hai chữ “Thuận Thiên”.
Một lần khi bị thua phải tháo chạy Lê Lợi đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa tỏa ánh sáng, nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Thận Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa khớp với nhau. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với thanh gươm báu cùng nhuệ khí nghĩa quân ngày một lớn mạnh. Trên các trận đánh làm quân Minh kinh hồn bạt vía.
Uy danh của nghĩa quân vang dội khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Thế chủ động tấn công ngày một cao, chẳng mấy chốc đã đuổi được sạch bóng giặc Minh khỏi bờ cõi. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng ra giữa hồ, thấy có Rùa lớn xuât hiện, vua truyền lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho Rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.
Gươm và Rùa đã chìm xuống nước nhưng người ta thấy có ánh sáng loang loáng dưới mặt hồ xanh. Từ đó hồ Tả Vọng mang tên là hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm.
Em kể 1 đoạn và thể hiện tình cảm, thái độ của mình với nhân vật.
Ví dụ kể lại đoạn 1: Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi, nghịch ngợm. Trong một lần bị me mắng, cậu dỗi mẹ, bỏ nhà đi. Mẹ cậu buồn bã, ở nhà ngóng trông con mãi nhưng chẳng thấy cậu về.
Câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” kết thúc với hình ảnh cậu bé ôm quả vú sữa và ngủ quên dưới gốc cây do người mẹ hóa thành. Em rất xúc động và đau buồn trước kết thúc đó, nên luôn mong muốn có một điều kì diệu nào đó xảy ra. Em ước, sẽ có một bà Tiên xuất hiện, chỉ cho cậu bé một dòng suối thần kì trên núi cao. Chỉ cần múc nước đó về tưới cho cây vú sữa, mẹ của cậu bé sẽ trở lại. Biết tin, cậu liền vượt suối, băng rừng, cả ngày chạy không ngừng nghỉ để tìm được suối tiên. Vừa múc nước suối cho đầy vào bình mang theo, cậu lại vội chạy về nhà. Đôi chân cậu đầy những vết xước và bầm tím, nhưng cậu lại không cảm thấy đau hay mệt mỏi. Về đến nhà, cậu tưới nước vào gốc cây vú sữa và chờ đợi. Sau vài phút, cây bỗng xuất hiện một trái vú sữa rất lớn, rồi tự rụng xuống. Từ trong quả vú sữa, người mẹ bước ra hiền từ và dịu dàng. Hai mẹ con mừng rỡ ôm chầm lấy nhau, khóc nức nở vì quá đỗi hạnh phúc. Từ hôm đó, cậu bé trở nên ngoan ngoãn và hiếu thảo, luôn vâng lời mẹ của mình.