Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của Đi-phô.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Đi-phô: Một nhà văn, nhà báo, học giả kinh tế người Anh
- Khái quát về đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang: trích từ tiểu thuyết Rô- bin- xơn Cru-xô(1719) khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật Rô- bin- xơn.
II. Thân bài
1. Cảm nhận về chân dung của chúa đảo
- Chân dung: mọi người hoảng sợ, cười sằng sặc.
⇒ Nghệ thuật đối lập, giọng giễu cợt, hài hước ⇒ Khẳng định chân dung kì lạ, quái đản và tức cười..
2. Trang phục của chúa đảo
Trang phục: Kì quặc, kì dị, kì quái, lạ lùng, lố lăng và nực cười
- Mũ: to tướng, cao lêu đêu.
- Áo: dài lưng chừng bắp đùi.
- Quần: loe bằng da dê , đến đầu gối.
- Giày: tự tạo, hình dáng kì cục
- Trang bị của chúa đảo:
+ Thắt lưng: rộng bản, đeo cưa và rìu nhỏ
+ Đạn, dù, súng
⇒ Nghệ thuật miêu tả ⇒ Trang phục độc đáo, hết sức đặc biệt.
3. Diện mạo của chúa đảo.
- Da: Không đến nỗi đen cháy.
- Râu cắt gọn.
- Ria mép: to tướng kiểu Hồi giá
⇒ Với giọng điệu khôi hài và thủ pháp so sánh ⇒ Tác giả khắc họa diện mạo kì quái của Rô-bin-xơn
⇒ Khi khắc hoạ bức chân dung của mình, Rô-bin-xơn không hề tỏ ra than phiền, đau khổ ⇒ Qua đó chứng tỏ một tinh thần rất lạc quan của một con người can đảm, làm chủ vận mệnh của mình
III. Kết bài
- Khái quát lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Với nghệ thuật miêu tả, khắc họa diện mạo nhân vật được sử dụng thành công, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn ⇒ đoạn trích khắc họa nhân vật Rô-bin-xơn độc đáo, kì dị về ngoại hình nhưng tinh thần lại lạc quan, làm chủ mình
- Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân về nhân vật: Rô-bin-xơn xứng đáng là tấm gương để mỗi cá nhân học tập
Đe-ni-ơn Đi-phô (1660 – 1731) là nhà văn Anh, sinh ra và lớn lên ở Luân Đôn, trong một gia đình buôn bán nhỏ. Ông từng làm nhiều nghề, họat động trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và đi nhiều nơi trên thế giới. Hoàn cảnh sống ấy đã ảnh hưởng đến quan điểm sáng tác của ông và để lại dấu ấn khá rõ trong tác phẩm văn học. Tuy mãi đến năm sáu mươi tuổi, Đi- phô mới đến với văn chương nhưng ông đã để lại cho đời một số tiểu thuyết có giá trị, trong đó cuốn Rô-bin-xơn Cru-xô là nổi tiếng hơn cả.
Tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô nhan đề đầy đủ là Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kì lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô. Tác phẩm được viết dưới hình thức tự truyện mà nhân vật chính là Rô-bin-xơn. Tóm tắt nội dung như sau:
Rô-bin-xơn sinh năm 1632 ở Yoóc-sai. Là người ham thích phiêu lưu, mạo hiểm, chàng say sưa đi đến những miền đất lạ, bất chấp gian nan, nguy hiểm. Rô-bin-xơn xuống tàu ở cảng Hơn, theo bạn đi Luân Đôn bằng đường biển. Cuộc hành trình không thành vì tàu bị đắm ở Y-a-mớt. Tai họa ấy chẳng làm chàng trai nhụt chí. Cha mẹ khóc lóc, bạn bè can ngăn cũng không lay chuyển được ý chí và quyết tâm của chàng. Lần này, chàng làm quen với một viên thuyền trưởng tàu buôn, rời bến đi Ghi-nê. Chuyến đầu tiên thuận buồm xuôi gió. Chuyên thứ hai gặp cướp biển, Rô-bin-xơn bị bắt làm nô lệ ở Xa-lê, một hải cảng của Ma-rốc. Hai năm sau, chàng trốn thoát sang Bra-xin lập trang trại trồng trọt. Ít năm sau, nghe mấy người bạn rủ rê, chàng lại xuống tàu đi Ghi-nê, định thực hiện một chuyến buôn bán đổi chác lớn. Tàu gặp bão, mất phương hướng rồi bị đắm. Các thủy thủ trên tàu chết hết, chỉ còn một mình Rô-bin-xơn sống sót dạt vào đảo hoang. Hôm ấy là ngày 30 tháng Chín 1659, Rô-bin-xơn hai mươi bảy tuổi. Trơ trọi một mình giữa chốn hoang vu chẳng có dấu chân người nhưng chàng không tuyệt vọng. Sau khi vớt vát từ chiếc tàu đắm những thứ gì còn có thể dùng được như: bao lúa mì, chút thực phẩm, mấy khẩu súng, bao đạn ghém, hòm đồ nghề thợ mộc… chàng lên hoang đảo dựng túp lều dưới chân núi để che nắng, che mưa và rào giậu kín xung quanh đề phòng thú dữ. Ngày ngày, chàng săn bắn và kiếm cây rừng, quả dại để ăn. Sau đó, chàng tự tay trồng trọt, chăn nuôi nên cuộc sống dần dần ổn định và ngày càng đầy đủ hơn. Tuy quanh quẩn chỉ có con chó và con vẹt làm bạn, nhưng Rô-bin-xơn cũng cảm thấy sung sướng mỗi khi ngắm nhìn cơ ngơi do mồ hôi, công sức của mình gây dựng nên.
Một hôm, tình cờ Rô-bin-xơn phát hiện những thổ dân ở vùng biển ghé thuyền lên đảo để hành hình tù binh. Chàng chiến dấu rất dũng cảm, cứu được một nạn nhân thoát khỏi bọn ăn thịt người. Rô-bin-xơn đặt tên cho người da màu vừa thoát nạn là Thứ Sáu để ghi nhớ ngày hôm ấy. Từ đó, hai người chung sống với nhau và Rô-bin-xơn cảm thấy đỡ cô đơn. Ít lâu sau lại xuất hiện đám thổ dân khác cùng với hai tù binh, một người Tây Ban Nha, còn người kia chính là cha của anh chàng Thứ Sáu. Cả hai đều được Rô-bin-xơn cứu thoát. Cuộc sống trên đảo càng thêm đông vui. Cuối cùng, một chiếc tàu buôn ghé đậu ở cái vịnh nhỏ gần nơi Rô-bin-xơn ở. Bọn thủy thủ nổi loạn chiếm tàu, trói thuyền trưởng, thuyền phó giải lên bờ, định bỏ cho chết dần trên đảo. Rô-bin-xơn giúp viên thuyền trưởng thu hồi được tàu. Chàng trở về quê hương, mang cả Thứ Sáu cùng đi. Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày sống trên đảo hoang, Rô-bin-xơn đành chia tay với nơi chàng đã có bao kỉ niệm vui, buồn không thể nào quên.
Qua bức chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích, chúng ta hình dung được cuộc đời vô cùng gian khổ và tinh thần lạc quan hiếm có của nhân vật khi phải sống một mình nơi đảo hoang suốt mấy chục năm trời.
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang chỉ là một đoạn ngắn trong cả một cuốn tiểu thuyết dài. Đoạn trích là bức chân dung tự họa khá cụ thể và đầy đủ của nhân vật Rô-bin-xơn.
Bức chân dung tự họa được tác giả miêu tả bằng bốn đoạn văn. Đoạn thứ nhất: Nhân vật tự giới thiệu. Đoạn thứ hai và thứ ba: Trang phục của Rô- bin-xơn. Đoạn thứ tư: Diện mạo của Rô-bin-xơn.
Thông thường, trong một bức chân dung thì gương mặt nhân vật chiếm vị trí quan trọng nhất, sau đó mới đến trang phục và các thứ khác. Thế nhưng ở đây, gương mặt lại được miêu tả sau cùng chỉ bằng một vài dòng và chi tiết được đặc tả lại là bộ ria mép.
Chủ ý của Rô-bin-xơn là muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc kì quặc và những đồ lề lỉnh kỉnh mà chàng mang theo người. Do đứng ở ngôi thứ nhất để kể chuyện nên Rô-bin-xơn chỉ có thể kể về những gì chàng nhìn thấy được.
Rô-bin-xơn là người Anh, một đất nước nằm ở miền ôn đới phía bắc bán cầu. Trong một chuyến đi biển xuất phát từ Bra-xin, chàng bị đắm tàu và dạt vào một đảo hoang thuộc vùng xích đạo. Qua bộ trang phục kì dị của chàng, chúng ta có thể hình dung phần nào thời tiết khắc nghiệt và sức chịu đựng phi thường của Rô-bin-xơn.
Trang phục tự tạo của Rô-bin-xơn tất cả đều làm bằng da dê. Mũ bằng tấm da dê; bộ quần áo là những tấm da dê buộc túm lại và đôi ủng cũng bằng da dê nốt.
Rô-bin-xơn dội cái mũ không giống bất cứ một kiểu mũ nào. Đó là một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê, với mảnh da rủ xuống phía sau gáy. Tuy xấu xí như vậy nhưng nó hết sức tiện lợi, vừa để che nắng, vừa để chắn không cho mưa hắt vào cổ; ở miền khí hậu này, chẳng gì tai hại bằng nước mưa luồn trong áo thấm vào da thịt.
Rô-bin-xơn vừa kể, vừa tả mình với giọng điệu khôi hài, hóm hỉnh:
Tôi mặc một chiếc áo bằng tấm da dê, vạt áo dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi, và mỗi cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê; quần may bằng tấm da một con dế đực già, lông dê thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân, chằng khác nào quần dài; tôi không có bít tất mà cũng chẳng có giày, nhưng đã làm cho mình được một đôi chẳng biết gọi là gì, giống như đôi ủng, bao quanh bắp chân và buộc dây hai bên…, nhưng hình dáng hết sức kì cục chẳng khác gì áo quần của tôi.
Còn trang bị trên người ra sao? Rô-bin-xơn kể tiếp:
Quanh người tôi là một chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê phơi khô thắt lại bằng hai sợi dây cũng bằng da dê để thay cho khóa hai bên cổ hai quai đeo, nhưng không đeo kiếm và dao găm mà lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con. Quàng qua vai tôi là một đai da khác hẹp bản hơn, hai đầu cũng buộc lại bằng dây như thế; và ở cuối đai, phía dưới cánh tay trái của tôi, đeo lủng lẳng hai cái túi, cả hai cũng đều làm bàng da dê, một túi đựng thuốc súng và túi kia đựng đạn ghém. Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí vụng về nhưng lại là thứ cần thiết nhất cho tôi, bên khẩu súng của tôi.
Rô-bin-xơn không đeo kiếm và dao găm mà lại đeo một cái cưa nhỏ và một cái rìu nhỏ, chứng tỏ trên đảo hoang chàng không có kẻ thù. Cái cưa, cái rìu rất cần thiết để cho chàng dùng vào việc chặt cây, cưa gỗ đựng lều, lấy chỗ che nắng che mưa, rào giậu xung quanh chỗ ở đề phòng thú dữ và sau này còn rào một khoảnh đất rộng để nuôi dê…
Trên hòn đảo hoang này có rất nhiều dê rừng. May ma Rô-bin-xơn còn giữ được cây súng, thuốc súng và đạn ghém. Nhờ có những thứ đó mà chàng duy trì được cuộc sống qua bao nhiêu năm. Về sau, chàng còn trồng được lúa mì nhờ mấy hạt lúa tình cờ sót lại trong những thứ vớt vát từ con tàu đắm và chàng còn bẫy được cả dê về nuôi cho chúng sinh sản thành bầy.
Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang hiện lên thấp thoáng qua những chí tiết của bức chân dung tự họa. Đồng thời, bức chân dung kì dị ấy cũng thể hiện bản lĩnh, ý chí và nghị lực tuyệt vời của Rô-bin-xơn khi đối mặt với nỗi cô đơn và cái chết.
Tự họa chân dung của mình, Rô-bin-xơn không hề thốt ra lời than phiền đau khổ nào. Trọng bộ trang phục kì dị ấy, trông Rô-bin-xơn chẳng khác gì người nguyên thủy. Đã vậy, các đồ lề lỉnh kỉnh đeo quanh lưng càng khiến chàng chẳng giống ai. Rô-bin-xơn hiện lên trước mắt chúng ta như một vị chúa đảo thời tiền sử trị vì trên đảo quốc của mình.
Tuy diện mạo của Rô-bin-xơn chỉ được tả bằng một đoạn văn ngắn nhưng cũng toát lên tính cách của chàng:
Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo. Râu ria của tôi đã có lúc tôi để mặc cho nó mọc dài đến hơn một gang tay. Nhưng vì tôi có cả kéo và dao cạo đủ dùng nên tôi cắt đi khá ngắn gọn, trừ hàng ria ở môi trên tôi xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi gặp ở Xa-lê, vì người Ma-rốc không để ria theo kiểu như người Thổ; tôi chẳng dám nối cặp ria mép ấy dài đến mức có thể dùng treo mủ của tôi; nhưng chiều dài và hình dáng kì quái của chúng củng khiến cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh.
Giọng kể hóm hỉnh của Rô-bin-xơn thể hiện rõ khiếu hài hước và tinh thần lạc quan của chàng.
Đoạn trích trên đây tuy ngắn nhưng lại là một bài học lớn cho mỗi chúng ta. Một người khác ở vào hoàn cảnh của Rô-bin-xơn có lẽ đã chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi đợi chết. Rô-bin-xơn không như vậy. Chàng bám chắc lấy cuộc sống, không chấp nhận sống lay lắt, mòn mỏi mà luôn luôn phấn đấu để làm cho cuộc sống ngày càng tốt hơn. Chàng không khuất phục trước hoàn cảnh nghiệt ngã mà đã chinh phục được thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho mình. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là ví dụ tiêu biểu nhất, chứng minh cho chân lí Chiến thắng chính mình là chiến thắng vĩ đại nhất và vinh quang nhất!
Đe-ni-ơn Đi-phô (1660 – 1731) là nhà văn Anh, sinh ra và lớn lên ở Luân Đôn, trong một gia đình buôn bán nhỏ. Ông từng làm nhiều nghề, họat động trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và đi nhiều nơi trên thế giới. Hoàn cảnh sống ấy đã ảnh hưởng đến quan điểm sáng tác của ông và để lại dấu ấn khá rõ trong tác phẩm văn học. Tuy mãi đến năm sáu mươi tuổi, Đi- phô mới đến với văn chương nhưng ông đã để lại cho đời một số tiểu thuyết có giá trị, trong đó cuốn Rô-bin-xơn Cru-xô là nổi tiếng hơn cả.
Tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô nhan đề đầy đủ là Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kì lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô. Tác phẩm được viết dưới hình thức tự truyện mà nhân vật chính là Rô-bin-xơn. Tóm tắt nội dung như sau:
Rô-bin-xơn sinh năm 1632 ở Yoóc-sai. Là người ham thích phiêu lưu, mạo hiểm, chàng say sưa đi đến những miền đất lạ, bất chấp gian nan, nguy hiểm. Rô-bin-xơn xuống tàu ở cảng Hơn, theo bạn đi Luân Đôn bằng đường biển. Cuộc hành trình không thành vì tàu bị đắm ở Y-a-mớt. Tai họa ấy chẳng làm chàng trai nhụt chí. Cha mẹ khóc lóc, bạn bè can ngăn cũng không lay chuyển được ý chí và quyết tâm của chàng. Lần này, chàng làm quen với một viên thuyền trưởng tàu buôn, rời bến đi Ghi-nê. Chuyến đầu tiên thuận buồm xuôi gió. Chuyên thứ hai gặp cướp biển, Rô-bin-xơn bị bắt làm nô lệ ở Xa-lê, một hải cảng của Ma-rốc. Hai năm sau, chàng trốn thoát sang Bra-xin lập trang trại trồng trọt. Ít năm sau, nghe mấy người bạn rủ rê, chàng lại xuống tàu đi Ghi-nê, định thực hiện một chuyến buôn bán đổi chác lớn. Tàu gặp bão, mất phương hướng rồi bị đắm. Các thủy thủ trên tàu chết hết, chỉ còn một mình Rô-bin-xơn sống sót dạt vào đảo hoang. Hôm ấy là ngày 30 tháng Chín 1659, Rô-bin-xơn hai mươi bảy tuổi. Trơ trọi một mình giữa chốn hoang vu chẳng có dấu chân người nhưng chàng không tuyệt vọng. Sau khi vớt vát từ chiếc tàu đắm những thứ gì còn có thể dùng được như: bao lúa mì, chút thực phẩm, mấy khẩu súng, bao đạn ghém, hòm đồ nghề thợ mộc… chàng lên hoang đảo dựng túp lều dưới chân núi để che nắng, che mưa và rào giậu kín xung quanh đề phòng thú dữ. Ngày ngày, chàng săn bắn và kiếm cây rừng, quả dại để ăn. Sau đó, chàng tự tay trồng trọt, chăn nuôi nên cuộc sống dần dần ổn định và ngày càng đầy đủ hơn. Tuy quanh quẩn chỉ có con chó và con vẹt làm bạn, nhưng Rô-bin-xơn cũng cảm thấy sung sướng mỗi khi ngắm nhìn cơ ngơi do mồ hôi, công sức của mình gây dựng nên.
Một hôm, tình cờ Rô-bin-xơn phát hiện những thổ dân ở vùng biển ghé thuyền lên đảo để hành hình tù binh. Chàng chiến dấu rất dũng cảm, cứu được một nạn nhân thoát khỏi bọn ăn thịt người. Rô-bin-xơn đặt tên cho người da màu vừa thoát nạn là Thứ Sáu để ghi nhớ ngày hôm ấy. Từ đó, hai người chung sống với nhau và Rô-bin-xơn cảm thấy đỡ cô đơn. Ít lâu sau lại xuất hiện đám thổ dân khác cùng với hai tù binh, một người Tây Ban Nha, còn người kia chính là cha của anh chàng Thứ Sáu. Cả hai đều được Rô-bin-xơn cứu thoát. Cuộc sống trên đảo càng thêm đông vui. Cuối cùng, một chiếc tàu buôn ghé đậu ở cái vịnh nhỏ gần nơi Rô-bin-xơn ở. Bọn thủy thủ nổi loạn chiếm tàu, trói thuyền trưởng, thuyền phó giải lên bờ, định bỏ cho chết dần trên đảo. Rô-bin-xơn giúp viên thuyền trưởng thu hồi được tàu. Chàng trở về quê hương, mang cả Thứ Sáu cùng đi. Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày sống trên đảo hoang, Rô-bin-xơn đành chia tay với nơi chàng đã có bao kỉ niệm vui, buồn không thể nào quên.
Qua bức chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích, chúng ta hình dung được cuộc đời vô cùng gian khổ và tinh thần lạc quan hiếm có của nhân vật khi phải sống một mình nơi đảo hoang suốt mấy chục năm trời.
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang chỉ là một đoạn ngắn trong cả một cuốn tiểu thuyết dài. Đoạn trích là bức chân dung tự họa khá cụ thể và đầy đủ của nhân vật Rô-bin-xơn.
Bức chân dung tự họa được tác giả miêu tả bằng bốn đoạn văn. Đoạn thứ nhất: Nhân vật tự giới thiệu. Đoạn thứ hai và thứ ba: Trang phục của Rô- bin-xơn. Đoạn thứ tư: Diện mạo của Rô-bin-xơn.
Thông thường, trong một bức chân dung thì gương mặt nhân vật chiếm vị trí quan trọng nhất, sau đó mới đến trang phục và các thứ khác. Thế nhưng ở đây, gương mặt lại được miêu tả sau cùng chỉ bằng một vài dòng và chi tiết được đặc tả lại là bộ ria mép.
Chủ ý của Rô-bin-xơn là muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc kì quặc và những đồ lề lỉnh kỉnh mà chàng mang theo người. Do đứng ở ngôi thứ nhất để kể chuyện nên Rô-bin-xơn chỉ có thể kể về những gì chàng nhìn thấy được.
Rô-bin-xơn là người Anh, một đất nước nằm ở miền ôn đới phía bắc bán cầu. Trong một chuyến đi biển xuất phát từ Bra-xin, chàng bị đắm tàu và dạt vào một đảo hoang thuộc vùng xích đạo. Qua bộ trang phục kì dị của chàng, chúng ta có thể hình dung phần nào thời tiết khắc nghiệt và sức chịu đựng phi thường của Rô-bin-xơn.
Trang phục tự tạo của Rô-bin-xơn tất cả đều làm bằng da dê. Mũ bằng tấm da dê; bộ quần áo là những tấm da dê buộc túm lại và đôi ủng cũng bằng da dê nốt.
Rô-bin-xơn dội cái mũ không giống bất cứ một kiểu mũ nào. Đó là một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê, với mảnh da rủ xuống phía sau gáy. Tuy xấu xí như vậy nhưng nó hết sức tiện lợi, vừa để che nắng, vừa để chắn không cho mưa hắt vào cổ; ở miền khí hậu này, chẳng gì tai hại bằng nước mưa luồn trong áo thấm vào da thịt.
Rô-bin-xơn vừa kể, vừa tả mình với giọng điệu khôi hài, hóm hỉnh:
Tôi mặc một chiếc áo bằng tấm da dê, vạt áo dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi, và mỗi cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê; quần may bằng tấm da một con dế đực già, lông dê thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân, chằng khác nào quần dài; tôi không có bít tất mà cũng chẳng có giày, nhưng đã làm cho mình được một đôi chẳng biết gọi là gì, giống như đôi ủng, bao quanh bắp chân và buộc dây hai bên…, nhưng hình dáng hết sức kì cục chẳng khác gì áo quần của tôi.
Còn trang bị trên người ra sao? Rô-bin-xơn kể tiếp:
Quanh người tôi là một chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê phơi khô thắt lại bằng hai sợi dây cũng bằng da dê để thay cho khóa hai bên cổ hai quai đeo, nhưng không đeo kiếm và dao găm mà lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con. Quàng qua vai tôi là một đai da khác hẹp bản hơn, hai đầu cũng buộc lại bằng dây như thế; và ở cuối đai, phía dưới cánh tay trái của tôi, đeo lủng lẳng hai cái túi, cả hai cũng đều làm bàng da dê, một túi đựng thuốc súng và túi kia đựng đạn ghém. Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí vụng về nhưng lại là thứ cần thiết nhất cho tôi, bên khẩu súng của tôi.
Rô-bin-xơn không đeo kiếm và dao găm mà lại đeo một cái cưa nhỏ và một cái rìu nhỏ, chứng tỏ trên đảo hoang chàng không có kẻ thù. Cái cưa, cái rìu rất cần thiết để cho chàng dùng vào việc chặt cây, cưa gỗ đựng lều, lấy chỗ che nắng che mưa, rào giậu xung quanh chỗ ở đề phòng thú dữ và sau này còn rào một khoảnh đất rộng để nuôi dê…
Trên hòn đảo hoang này có rất nhiều dê rừng. May ma Rô-bin-xơn còn giữ được cây súng, thuốc súng và đạn ghém. Nhờ có những thứ đó mà chàng duy trì được cuộc sống qua bao nhiêu năm. Về sau, chàng còn trồng được lúa mì nhờ mấy hạt lúa tình cờ sót lại trong những thứ vớt vát từ con tàu đắm và chàng còn bẫy được cả dê về nuôi cho chúng sinh sản thành bầy.
Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang hiện lên thấp thoáng qua những chí tiết của bức chân dung tự họa. Đồng thời, bức chân dung kì dị ấy cũng thể hiện bản lĩnh, ý chí và nghị lực tuyệt vời của Rô-bin-xơn khi đối mặt với nỗi cô đơn và cái chết.
Tự họa chân dung của mình, Rô-bin-xơn không hề thốt ra lời than phiền đau khổ nào. Trọng bộ trang phục kì dị ấy, trông Rô-bin-xơn chẳng khác gì người nguyên thủy. Đã vậy, các đồ lề lỉnh kỉnh đeo quanh lưng càng khiến chàng chẳng giống ai. Rô-bin-xơn hiện lên trước mắt chúng ta như một vị chúa đảo thời tiền sử trị vì trên đảo quốc của mình.
Tuy diện mạo của Rô-bin-xơn chỉ được tả bằng một đoạn văn ngắn nhưng cũng toát lên tính cách của chàng:
Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo. Râu ria của tôi đã có lúc tôi để mặc cho nó mọc dài đến hơn một gang tay. Nhưng vì tôi có cả kéo và dao cạo đủ dùng nên tôi cắt đi khá ngắn gọn, trừ hàng ria ở môi trên tôi xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi gặp ở Xa-lê, vì người Ma-rốc không để ria theo kiểu như người Thổ; tôi chẳng dám nối cặp ria mép ấy dài đến mức có thể dùng treo mủ của tôi; nhưng chiều dài và hình dáng kì quái của chúng củng khiến cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh.
Giọng kể hóm hỉnh của Rô-bin-xơn thể hiện rõ khiếu hài hước và tinh thần lạc quan của chàng.
Đoạn trích trên đây tuy ngắn nhưng lại là một bài học lớn cho mỗi chúng ta. Một người khác ở vào hoàn cảnh của Rô-bin-xơn có lẽ đã chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi đợi chết. Rô-bin-xơn không như vậy. Chàng bám chắc lấy cuộc sống, không chấp nhận sống lay lắt, mòn mỏi mà luôn luôn phấn đấu để làm cho cuộc sống ngày càng tốt hơn. Chàng không khuất phục trước hoàn cảnh nghiệt ngã mà đã chinh phục được thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho mình. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là ví dụ tiêu biểu nhất, chứng minh cho chân lí Chiến thắng chính mình là chiến thắng vĩ đại nhất và vinh quang nhất!
Tìm đọc lại truyện Sự tích dưa hấu. Hai nhân vật Rô-bin-xơn và Mai An Tiêm có nhiều điểm khác biệt về thời đại, dân tộc, về lí do và hoàn cảnh phải sống trên đảo hoang nhưng ở họ có những điểm chung là nghị lực sống, tinh thần sáng tạo, sự thông minh cùng với lao động cần cù. Nhờ thế, họ đểu vượt qua được hoàn cảnh khó khăn, tổ chức được cuộc sống khá tươm tất trên đảo hoang và cuối cùng được trở về đất liền.
● Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật: bức chân dung không chỉ có khuôn mặt mà là toàn thân, với đủ cả trang phục, trang bị, được miêu tả khá kĩ càng.
● Lựa chọn cách kể, tả từ ngôi thứ nhất – nhân vật tự hoạ bức chân dung của mình.
● Ngôn ngữ và giọng điệu kể tự nhiên, có chất hài hước.
Văn bản này được trích từ tác phẩm nổi tiếng Rô-bin-xơn Cru-xô của Đi-phô, một nhà văn Anh, sống vào khoảng cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII. Cách thời đại ngày nay đến gần 300 năm nhưng Rô-bin-xơn Cru-xô vẫn được nhiều bạn đọc say mê, không chỉ bởi cốt truyện li kì, hấp dẫn mà còn bởi văn phong mới mẻ, hiện đại, vừa trong sáng vừa dí dỏm.
Bố cục: 3 phần.
● Phần 1 (từ đầu...như dưới đây): nhà văn tự ngẫm và giới thiệu bản thân.
● Phần 2 (tiếp ... khẩu súng của tôi): trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn.
● Phần 3 (còn lại): diện mạo của Rô-bin-xơn.
Con người, mi là ai? Câu hỏi ấy giúp cho nhân loại tự ngắm mình trong những trường hợp biến dạng đến dường như không phải là con người. Rô-bin-xơn rơi vào một trong những nghịch cảnh không bình thường như thế. Hơn mười năm ròng rã sống trên hoang đảo, bị cắt đứt mọi liên lạc với con người, anh có còn là chàng thanh niên hai mươi bảy tuổi quê ở miền Yoóc-sai nữa hay không? Thử thách vượt qua sức tưởng tượng này là một phép thử có hồi âm, một thông điệp không bi quan mà ngược lại.
Bản năng sống không cho phép con người bất lực khoanh tay. Dù thế nào, bằng cách nào cũng phải sống. Quyết tâm ấy, ý chí ấy có khả năng diệu kỳ biến không thành có. Nếu nghị lực là phẩm chất số một ở con người thì tại nơi đảo hoang này, ở Rô-bin-xơn nó luôn luôn toả sáng. Để định cư nơi đầu sóng ngọn gió, nơi góc bể chân trời xa lạ, những điều đầu tiên không thể không nghĩ đến: căn lều che nắng che mưa, cái ăn cái mặc hằng ngày. Căn lều chắc được dựng lên từ cây cối trong rừng bằng chiếc cưa nhỏ và chiếc rìu con mà lúc nào Rô-bin-xơn cũng đeo lủng lẳng bên người. Còn cái ăn chắc nhờ vào săn bắn và hái lượm, hình thái tự cung tự cấp sơ khai của người nguyên thuỷ cách đây hằng mấy chục ngàn năm nhờ khẩu súng trên vai cùng hai túi đựng thuốc súng và đạn ghém. Nhưng, những điều đó không phải “kỳ cục”. Cái dị hình, dị tướng làm cho người ta “hoảng sợ”, hoặc “phá lên cười sằng sặc” là ở hình ảnh của một thứ “người rừng” hay con gấu cô đơn Bắc Cực.
Cách ăn mặc của Rô-bin-xơn quả thật là như thế. Thông thường quần áo được may bằng vải vóc hay len dạ tuỳ thuộc vào thời tiết ấm lạnh mỗi mùa, nhưng căn cứ vào cách ăn mặc của anh, ta cứ ngỡ thời gian ở đây không luân chuyển. Trái đất hình như đã ngừng quay để chỉ còn có một mùa đông lạnh giá quanh năm. Thôi thì mũ, giày, quần áo từ đầu đến chân chỉ có một thứ vật liệu đặc sản: da dê. Sự dung hòa giữa cái có ích và cái đẹp không còn. Cái mũ chỉ là một thứ để đội đầu với hình thù vượt khỏi khái niệm quy ước “to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì”, dính liền với nó rất lôi thôi là một mảnh da rủ xuống phía sau “vừa để che nắng, vừa để chắn không cho mưa hắt vào cổ”.
Cả hai chức năng cần đến hai loại trang phục, nhưng Rô-bin-xơn chỉ cần đến một chiếc mũ đa năng. Cố tình làm chiếc mũ như thế, anh có một dụng ý riêng “ở miền khí hậu này, chẳng gì tai hại bằng nước mưa luồn trong áo thấm vào da thịt”. Áo và quần cũng thế, nghĩa là không cần kiểu mốt. Chúng lại không ăn khớp với nhau. Hình như cái áo thì quá dài (khoảng lưng chừng hai bắp đùi) còn quần lại quá ngắn, quần là dạng “quần loe” nhưng chỉ đến đầu gối mà thôi. Lại nữa, vì quần được may bằng da một con dê đực già trông nó khó mà phân biệt được quần dài hay quần ngắn vì “lông dê thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân”. Đôi giày dưới chân thì cũng như chiếc mũ trên đầu, không biết gọi là gì cho đúng vì giày đi không có tất, gọi nó là đôi ủng thì có lẽ đúng hơn vì dây của cái gọi là giày ấy không xỏ lỗ nơi mu bàn chân mà lên tới bắp chân.
Sự luộm thuộm không chỉ thế. Nó còn là đặc điểm trong cách trang bị trên người, lỉnh kỉnh như một cái nhà kho di động. Không đeo kiếm và dao găm như những nhà quý tộc thời Đôn Ki-hô-tê, về góc độ này mà quan sát, người ta có thể nhầm anh với người thợ sơn tràng với “lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con”. Nhưng có lẽ anh là thợ săn với đầy đủ súng khoác trên vai và hai túi đựng thuốc súng và đạn ghém lúc nào cũng sẵn sàng nhả đạn. Cũng có thể nghĩ anh là một thổ dân da đỏ vào rừng trèo cây, đào củ với chiếc gùi đeo ở sau lưng. Biết vượt lên mọi thử thách, khó khăn, Rô-bin-xơn đã tồn tại, dù hình thức của sự tồn tại hoang dã, thô sơ gần như một con người ở vào thời tiền sử.
Nhưng, tất cả chỉ là cái dáng dấp bên ngoài, đằng sau những nét “hết sức kỳ cục” trên đây vẫn là một con người đang sống. Danh hiệu con người cao quý, con người viết hoa được anh trân trọng giữ gìn. Vì sao Rô-bin-xơn rất chú ý đến bộ ria, một bộ râu ria nếu để nó thả sức mọc dài phải đến “hơn một gang tay”? Ý thức về con người, mà ở đây là một người đàn ông cường tráng và đầy nam tính đã nhắc nhở Rô-bin-xơn, không cho phép anh tùy tiện, buông thả rất dễ bị coi thường cho dù anh không có nhu cầu giao tiếp với ai.
Và trên thực tế là ngoài anh ra, ở đây trên chốn đảo hoang không một bóng người. Thậm chí cái cách “xén tỉa” thật cẩn thận, kĩ càng như một người khó tính, vì bộ ria mà anh muốn có là “một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kỳ tôi gặp ở Xa-lê”. Với gương mặt đầy hãnh diện ấy, Rô-bin-xơn có thể tự hào cũng như nước da sạm màu nắng gió của vùng đất “khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo” vẫn trông được, nghĩa là “nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ”. Đó là niềm vui duy nhất lúc này mà Rô-bin-xơn tự cảm nhận được. Ý nghĩ ấy khoẻ khoắn, trong trẻo biết bao. Đó mới là chân dung con người đích thực.
Về nghệ thuật, đây là một bức chân dung tự họa, nó đảm bảo tính chân thực, khách quan. Đọc một đoạn văn không dài, ta vẫn có thể hình dung được một con người cụ thể đến từng chi tiết. Bức vẽ chân dung ấy gắn với hoàn cảnh sống đầy rẫy gian truân khi một mình sống trên hoang đảo. Nhưng, một mặt khác, do sự đồng cảm và tài năng của người kể chuyện, bức tranh chân dung ấy rất sinh động, như có linh hồn. Ấn tượng mà chúng ta có thể cảm nhận được là nhờ ở giọng văn, một giọng văn không đơn điệu, một chiều mà vô cùng đa dạng. Chẳng hạn như miếu tả cách ăn mặc và trang bị của Rô-bin-xơn có ý vị hài hước, cường điệu, bông phèng, nhưng đoạn văn miêu tả diện mạo, gương mặt lại rất nghiêm trang, trân trọng.
Chính sự đa dạng về giọng điệu của trích đoạn trên góp phần tạo nên một tính cách nhân vật không hời hợt mà có chiều sâu, vừa sôi nổi vừa trầm tư, vừa có những nét trần tục vừa có những nét thiêng liêng như một vị thánh. Những hàm nghĩa đa tầng ấy, trong nhiều trường hợp được thể hiện bằng cách so sánh. Khi thì nhà văn so sánh bộ ria theo kiểu Hồi giáo của mình trước cái nhìn của người Ma-rốc và người Anh (người Ma-rốc không để ria theo kiểu người Thổ, còn bộ ria ấy sẽ làm cho mọi người khiếp sợ nếu ở nước Anh).
Cũng là cái cười, nhưng có nhiều cung bậc. Người nhìn tranh (bức chân dung tự hoạ) rất có thể vì ngạc nhiên hay hoảng sợ mà “phá lên cười sằng sặc”, còn người được vẽ trong tranh Rô-bin-xơn, thì chỉ “mỉm cười” khi đứng lặng mà ngắm nghía bản thân. Một đoạn văn ngắn nhưng thật là đặc sắc.