K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2021

TL :

Vượn nha 

@ Zero

HT

Chúc thi tốt nha

10 tháng 11 2021

Vượn cổ sau là người thông minh rồi sau mới đến loài người nha

23 tháng 12 2016

con vượn

23 tháng 12 2016

con vượn

2 tháng 9 2018

từ con vượn bình thường- vượn cổ

( MIk nghĩ thế)

2 tháng 9 2018

vượn cổ  đz tạo nên bởi vượn

vượn đz tạo nên từ lớp bò sát

lớp bò sát đz tao nên từ lớp lưỡng cư

lớp lưỡng cư đz tạo nên bởi lớp cá

lớp cá đz tạo nên bởi các loại tế bào

các loại tế bào đz tạo nên bởi vi khuẩn     ======> vượn cổ được tạo ra từ vi khuẩn

14 tháng 6 2016

1/xơ vữa động mạch

Tùy theo mi vùng xut hin đim tc nghn mch máu mà xơ va đng mch có các triu chng khác nhau, trong đó có 3 khu vc gây nh hưởng nghiêm trng nht và gây nguy hiểm đến tính mạng như sau:

  • Hin tượng xơ vữa động mạch ch ngc: Đây là trường hp rt nguy him, bnh s không có triu chng rõ ràng, khi tiến hành chp X quang s thy hình nh đng mch ch tr nên to và đm màu hơn bình thường, ch khi khu vc xơ va đã lan đến vành tim hoc van đng mch ch thì người bnh mi có nhng triu chng: tc ngc, khó th, cm giác hi hp.
  • Bệnh xơ vữa động mạch vành tim: Khi b vành tim s khiến máu khó lưu thông, thiếu máu cc b, có kh năng gây nhi máu cơ tim và cm giác đau tc ngc, mt s biu hin khác như: suy tim mà không th hi phc, lon nhp tim.
  • Hin tượng xơ va đng mch não: đây là triu chng nguy him nht, khi nơi xơ va khiến tắc nghn đng mch não s làm người bnh suy gim trí nh, bi lit, tn thương não, thm chí là v mch máu não, nhũn não và nhiu tn thương nghiêm trng khác.
  • nguyên nhân ph biến gây ra xơ vữa động mạch là:

  • Mỡ máu – Cholesterol quá cao
  • Cao huyết áp
  • Tiu đường, béo phì
  • 2/CM con nguoi la dong vat tien hoa nhat
  • Mầm của sự sống đã có từ khi vũ trụ này hình thành khoảng 15 tỷ năm trước từ một Big Bang, và rồi Thái Dương Hệ thành hình cách đây khoảng 5 tỷ năm trong đó có trái đất mà chúng ta đang sống trên đó.  Nhưng mãi gần đây, khoảng 5 triệu năm trước, cái cây của sự sống trên trái đất mới tách ra một nhánh đặc biệt, nhánh của loài người.  Sự kiện khám phá bởi khoa học này đã kiểm chứng ý tưởng tổng quát về Tiến Hóa của Charles Darwin trong cuốn Nguồn Gốc Các Chủng Loại và nhất là cuốn Nguồn Gốc Con Người.  Loài người có cùng chung một cơ chế vận hành căn bản về di truyền với tất cả các chủng loại khác, định hình bởi những lực tiến hóa.  Đây là một sự kiện đã được kiểm chứng.  Tất cả những lý thuyết khác về nguồn gốc con người, nhất là từ những tín điều tôn giáo mà còn một số người vẫn còn tin cho đến ngày nay, đều chỉ là huyền thoại.

       Sự kiện trên bắt nguồn từ sự khám phá ra “bộ gen” (genome), còn được biết là “mật mã di truyền” (genetic code) trong cơ thể con người.  Điểm kỳ diệu trong tư tưởng của Darwin là khi hoàn thành những tác phẩm để đời trên, Darwin không hề có một ý niệm gì về “gen” hay DNA (Deoxyribose Nucleic Acid), một hóa chất mà cho tới năm 1953 các khoa học gia mới biết là giữ vai trò quyết định trong cơ chế di truyền.  Từ đó, các nhà Di Truyền Học đã so sánh DNA trong các dân số khác nhau trên thế giới, cộng với những kết quả đã tìm thấy của các nhà  khảo cứu Cổ Sinh Vật Nhân Chủng Học  (paleoanthropologists) về các di vật của người đã hóa thạch (fossils)  cùng vài bộ môn khoa học khác như sinh học, sinh hóa học v..v.., ngày nay các khoa học gia đã có thể biết được khá chính xác về nguồn gốc con người, nguồn gốc các sắc dân trên thế giới.

       Những hiểu biết ngày nay về “bộ gen” (genome) đã cho phép chúng ta giải thích được nguồn gốc của con người, lịch sử loài người và bản chất con người.  Những khám phá khoa học này lẽ dĩ nhiên không phải là được tất cả mọi người chấp nhận.  Edward O. Wilson đã đưa ra một nhận định rất ý nhị: “Có vẻ như là đầu óc con người (Ki Tô) đã tiến hóa để tin vào các thần chứ không tiến hóa để tin vào sinh học” (It seems that the human (Christian) mind evolved to believe in gods.  It did not evolve to believe in biology).  Sinh học, cũng như mọi bộ môn khoa học khác, không thích hợp để cho những tín đồ Thần giáo tin.

       Có lẽ chúng ta cũng nên biết chút ít về “bộ gen” trong cơ thể con người.  “gen” là những đơn vị di truyền trong mọi sinh vật.  “Bộ gen” (genome) của con người là một tập hợp đầy đủ những “gen” của con người, được gói ghém thành 23 cặp riêng biệt sắc tố (chromosome).  Trong số 23 cặp này, 22 cặp được đánh số theo kích thước, số 1 lớn nhất, số 22 nhỏ nhất.  Cặp thứ 23 còn được gọi  là “sắc tố định giới tính” (sex chromosome): trong nữ giới gồm có hai sắc tố X lớn, kích thước trong khoảng giữa số 7 và 8, và trong nam giới gồm một sắc tố X và một sắc tố nhỏ, Y.  Ngày nay, các khoa học gia đã biết rõ, trong quá trình truyền giống, nếu sắc tố X của người cha hợp với sắc tố X của người mẹ thì đứa con sinh ra sẽ là con gái (X,X).  Nếu sắc tố Y của người cha hợp với sắc tố X của người mẹ thì đứa con sinh ra sẽ là con trai (X,Y).  Khám phá này đương nhiên đã bác bỏ huyền thoại Giê-su sinh ra từ một trinh nữ, bởi phép của Đức Chúa Thánh Thần (ngôi ba thiên chúa) alias Thánh Linh (Holy Spirit) alias Thánh Ma (Holy Ghost) [Theo Kinh Tin Kính của Ki Tô Giáo]. Bởi vì, bằng phép lạ nào đi chăng nữa, nếu không có tinh khí của đàn ông trong đó có sắc tố Y, thì Giê-su chỉ có thể là con gái.  Đây là một sự kiện khoa học, sự kiện này chỉ bác bỏ một huyền thoại cổ xưa chứ không bác bỏ niềm tin vào huyền thoại này của bất cứ ai.  Khoa học chỉ có mục đích gần sát với Phật Giáo: “Như Thực Tri Kiến”, và khoa học không bắt buộc ai phải tin vào những khám phá của khoa học.

       Trong cơ thể con người có khoảng một triệu triệu (trillion) tế bào, hầu hết kích thước nhỏ hơn 1/10 của một milimét (1/10 mm).  Trong mỗi tế bào có một nhân.  Trong nhân có hai “bộ gen” (genome) đầy đủ.  Một bộ do người cha , và một bộ do người mẹ truyền xuống.  Mỗi “bộ gen” gồm có khoảng 60000 – 80000 “gen” xây dựng trên cùng 23 sắc tố.  Trên thực tế, thường có sự khác nhau vi tế giữa những “gen” của cha và của mẹ, nguyên nhân của, thí dụ như, màu mắt khác nhau.  Mỗi sắc tố là một cặp phân tử dài DNA.

       Trong nhiều thập niên, con người đã dựa nhiều vào những di vật hóa thạch để lại bởi tổ tiên loài người đã được tìm thấy để tìm hiểu nguồn gốc loài người.  Nhưng những di vật này không đầy đủ và có những quãng cách trong quá trình Tiến Hóa nên một số nhà bảo thủ Ki Tô Giáo đã dựa vào sự thiếu sót này để tấn công, bác bỏ thuyết Tiến Hóa, và lấp vào những khoảng cách đó bằng sự sáng tạo của Thượng đế của họ.  Tiến thêm một bước trong công việc đi tìm về nguồn gốc của con người, khoa học gia John Joe McFadden trong cuốn “Quantum Evolution”, đề nghị, trang 72: “Để đi sâu vào lịch sử của sự sống, chúng ta cần đào sâu vào DNA thay vì vào các hòn đá (những sinh vật hóa thạch)” [To go deeper into the history of life we need to dig into DNA, rather than rocks].  DNA (DeoxyriboNucleic Acid) là hóa chất trong nhân của mỗi tế bào trong cơ thể của chúng ta và có tác dụng truyền đi những huấn thị truyền giống để tạo thành sinh vật từ buổi sơ khai đến ngày nay.  Và quả vậy, trong vòng 20 năm gần đây, các khoa học gia đã tìm thấy những dấu tích cổ xưa của loài người trong DNA của những người hiện sống ngày nay.

       Mật mã di truyền của loài người, hay “bộ gen” (genome), thì hoàn toàn  y như nhau tới 99.9%  trên khắp thế giới [The human genetic code, or genome, is 99.9% identical throughout the world]

       Sự sai biệt còn lại, vào khoảng 0.1% , trong DNA là nguồn gốc của sự khác biệt cá nhân – thí dụ màu mắt hay cơ thể dễ bị nhiễm bệnh, và có những DNA vô dụng, không có một tác dụng gì.  Bởi vậy, Phillip Kitcher, Giáo sư Đại học Columbia, đã viết:  “Rất nhiều DNA trong những tế bào không cần đến – chỉ là đồ vô dụng.  Nếu đó là sự “thiết kế thông minh” [của Thượng đế] thì Thượng đế cần phải trở lại trường học” (A lot of the DNA in there is not needed – it’s junk.  If it’s “intelligently designed”, then God needs to go back to school)

       Trong quá trình tiến hóa, một sự đột biến vô hại (a harmless mutation) có thể xảy ra trong một trong những DNA vô dụng này, rồi truyền xuống cho tất cả các hậu duệ.  Nhiều thế hệ sau, thấy cùng một sự đột biến, gọi là dấu tích (marker), trong DNA của hai người thì chúng ta biết rằng hai người đó có cùng một tổ tiên.  So sánh những dấu tích này trong rất nhiều dân tộc khác nhau, các khoa học gia có thể  tìm ra dấu vết của những liên hệ tổ tiên.  Trong hầu hết “bộ gen”, những sự thay đổi vi tế này thường không rõ rệt khi “bộ gen” của cha hợp với “bộ gen” của mẹ để sinh con.  Nhưng có hai nơi trong các “bộ gen” thường xuyên duy trì những sự thay đổi vi tế này.  Một gọi là “mitochondrial DNA” (mtDNA) được truyền xuống đứa con nguyên vẹn từ người mẹ, và hầu hết các sắc tố Y, sắc tố quyết định sinh con trai, được người cha truyền xuống nguyên vẹn cho đứa con trai.  So sánh mtDNA và sắc tố Y của người dân trong nhiều dân tộc khác nhau, các nhà di truyền học đã có thể biết được đại khái khi nào thì loài người bắt đầu tách ra thành một nhánh riêng trên cái cây của sự sống hay cây tiến hóa.

       Tìm hiểu về nguồn gốc con người, không chỉ là các nhà di truyền học, mà các khoa học gia đã phối hợp kết quả nghiên cứu trong ít nhất là 7 ngành khoa học có liên hệ với nhau và hỗ trợ nhau:   Cổ Sinh Vật và Nhân Chủng Học (Paleoanthropology), Khảo Cổ (Archaeology), Di Truyền Dân Số Học (Population genetics),   Lịch Sử Ngôn Ngữ Học (Historical linguistics), ngành khảo cứu về các Động Vật Linh Trưởng (Primatology), Nhân Chủng Xã Hội (Social Anthropology), và Tiến Hóa Tâm Lý (Evolutionary Psychology).  Từ những kết quả nghiên cứu này, điều rõ ràng là, cũng như mọi vấn đề khác trong sinh học, quá khứ và hiện tại của giống người chỉ có thể hiểu được trong ánh sáng của Tiến Hóa. [Like everything else in biology, the human past and present are incomprehensible except in the light of evolution.  Wade, p. 6] 

       Sự kiện là, ngày nay khoa học đã giải thích được những sắc thái của các sinh vật, không những chỉ dựa trên ý tưởng căn bản về sự chọn lọc tự nhiên (natural selection) của Darwin, mà còn dựa trên những quá trình sinh học mà chính Darwin cũng không biết tới vì chưa được khám phá ra và phát triển, thí dụ như sự chuyển giao các gen (gene transfer), ngành khảo cứu về các sinh vật sống chung với nhau (symbiosis), sự xếp đặt lại các nhiễm sắc tố (chromosomal rearrangements), và hoạt động của các gen điều hòa (action of regularor genes) v..v..  Kết quả là, sự phân tích hiện đại về các gen đã cung cấp những bằng chứng minh xác lý thuyết của Darwin là mọi chủng loại sinh vật trong đó có loài người đều được tiến hóa từ cùng những chủng loại tổ tiên (ancestral species).

       Những kết quả nghiên cứu về “bộ gen “ của các loài khỉ như khỉ không đuôi có dạng giống người (ape), khỉ đột (gorilla), đười ươi (orangutan), vượn (chimpanzee), và “bộ gen” của người cho thấy giữa người và vượn, 99% của “bộ gen” y hệt nhau (identical).  Và từ những kết quả này, đi ngược thời gian, các khoa học gia đã biết được là khoảng 5 triệu năm trước, nhánh loài người đã tách ra khỏi nhánh những con khỉ không đuôi trên cái cây tiến hóa.  Sau khi tách ra thành một nhánh riêng, loài người nguyên thủy tiến hóa dần dần thành động vật đi hai chân và phát triển thành da đen [bắt đầu ở Phi Châu], mất đi lông trên người, và bộ óc lớn dần cho đến kích thước ngày nay.  Rồi cách đây khoảng 50000 năm, ngôn ngữ bắt đầu phát triển, giúp cho loài người sống thành những bộ lạc, cộng đồng v..v.., và bắt đầu di dân ra ngoài Phi Châu.  Đó là đại khái về nguồn gốc con người.

    Ngoài ra, những công cuộc khảo cứu mới nhất về những con bọ (fruit flies), chương trình khảo cứu “evo devo” [evolutionary development biology] trong sinh học về quá trình phát triển tạo ra cơ thể sinh vật và thay đổi chúng qua thời gian [đại học Wisconsin-Madison] đã chứng tỏ rõ ràng là loài người có cùng họ hàng không chỉ với những loại khỉ mà còn với những con bọ, con sâu trong quá khứ xa nữa (Analysis of the genes that build our bodies show our clear skinship not just to the apes but all the way back to bugs, worms and beyond); rồi chương trình điện toán Avida về các sinh vật tượng trưng bằng số (digital organisms) ở đại học Michigan, Avida không phải là sự tái tạo tiến hóa trên máy điện toán mà chính là hiện tượng tiến hóa (Avida is not a simulation of evolution; it is an instance of it); và nhiều khám phá mới trong mọi ngành khoa học đã càng ngày càng cho thấy Tiến Hóa không còn là một lý thuyết mà là một sự kiện. Kết luận: Không còn nghi ngờ gì nữa, thuyết Tiến Hóa ngày nay đã không còn là một thuyết, mà đã trở thành một sự kiện. 

14 tháng 6 2016

hơi dài dòng xíu bạn ráng đọc ha

 

9 tháng 4 2021

Vì con người có suy nghĩ, có ngôn ngữ, có cảm xúc riêng, các cơ quan phát triển hơn...

9 tháng 4 2021

Chưa có gì đảm bảo rằng con người sinh ra ở Trái Đất

=> Đừng so sánh con người vs động vật trên Trái Đất

19 tháng 12 2016

Con người tiến hóa từ loài vượn cổ.

21 tháng 12 2016

vượn cổ bạn ạ

 

22 tháng 12 2021

Chọn B

22 tháng 12 2021

B.sự tiến hóa tự nhiên của con người qua thời gian 

28 tháng 8 2018

từ loài vượn

chúc bn hok tốt ~

Từ khi Charles Darwin xuất bản quyển sách về thuyết tiến hóa dựa trên nền tảng thuyết chọn lọc tự nhiên vào năm 1859, những bí ẩn và những lý giải sai lầm đã nhiều khi phá hỏng ý tưởng của ông. Ví dụ như, nhiều người vẫn cho rằng tiến hóa không phải là một học thuyết khoa học đúng đắn bởi nó không thể được đem ra thử nghiệm. Điều này dĩ nhiên là không chính xác. Các nhà khoa học đã thành công trong rất nhiều các thử nghiệm ủng hộ cho học thuyết này, cùng với đó là rất nhiều bằng chứng hóa thạch đã trả lời cho nhiều câu hỏi quan trọng về chọn lọc tự nhiên và việc sinh vật biến đổi theo thời gian như thế nào.

Tuy nhiên, thuyết tiến hóa dường như vẫn là một chủ đề thường bị bóp méo. Định luật thứ 2 trong nhiệt động học cho rằng, một hệ ổn định sẽ luôn trở nên bất ổn, từ đó suy ra, tiến hóa là một điều không tưởng. Nhận định này cho thấy một cách suy nghĩ sai lầm về entropy, một thuật ngữ hay được các nhà vật lý học sử dụng để mô tả sự ngẫu nhiên hay bất ổn. Định luật này khẳng định rằng, tổng lượng entropy của một hệ kín không thể giảm xuống, nhưng nó cho phép một phần của hệ trở nên trật tự hơn, với điều kiện là các phần khác đi theo chiều ngược lại. Nói cách khác, thuyết tiến hóa và định luật thứ 2 của nhiệt động học hoàn toàn có thể chung sống trong hòa bình.

Một hiểu lầm thường thấy khác lại có liên quan đến mối quan hệ giữa con người tới loài vượn, bao gồm một nhóm các loài linh trưởng như gorilla, đười ươi, tinh tinh. Họ cho rằng, “nếu thuyết tiến hóa là đúng, con người phải là hậu duệ trực tiếp của loài vượn. Vượn phải thay đổi, từng bước một, trở thành người.” Tiếp theo đó, họ sẽ cho rằng, nếu vượn “biến thành” người, vượn sẽ chẳng còn tồn tại nữa. Dù có rất nhiều kẽ hở trong suy luận này, nhưng điều cơ bản vẫn là việc loài người không hề tiến hóa từ vượn. Điều này không đồng nghĩa với việc người và vượn không có liên quan, nhưng quá trình tiến hóa không phải là một đường thẳng dọc từ trên xuống, loài này biến thành loài khác. Tiến hóa phải quay ngược về từ 2 loài khác nhau, cho đến khi nguồn gốc của chúng hợp lại làm một.

Giao điểm của 2 loài cho thấy một thứ rất đặc biệt, được các nhà sinh vật học đề cập đến với khái niệm “Tổ tiên chung”. Tổ tiên của loài vượn, sinh sống vào khoảng 5 đến 11 triệu năm trước tại châu Phi, đã cho ra 2 nhánh tiến hóa, một nhánh là tổ tiên của loài người, và một nhánh là tổ tiên của loài vượn ngày nay. Hoặc trên sơ đồ cành cây, tổ tiên của chúng ta nằm trên một thân cây chia làm 2 nhánh. Họ người phát triển dọc theo một nhánh,trong khi loài vượn phát triển dọc theo một nhánh khác.

Vậy loài tổ tiên chung này sẽ có hình thù ra sao? Mặc dù các dữ liệu khảo cổ học chưa đưa ra được câu trả lời, nhưng theo logic, có lẽ loài này sẽ sở hữu các đặc tính của cả người và vượn. Năm 2007, các nhà khoa học Nhật Bản tin rằng họ đã tìm thấy xương hàm và răng của loài này. Bằng việc nghiên cứu kích thước và hình dạng của bộ răng, họ cho rằng loài vượn này có kích cỡ ngang với gorilla và chúng thường ăn hạt và quả cứng. Họ đặt tên cho loài này là Nakalipithecus nakayâmi và tính toán sơ bộ được tuổi của chúng là vào khoảng 10 triệu tuổi. Khám phá này đã đặt loài vượn vào đúng chỗ của nó trên sơ đồ tiến hóa. Quan trọng hơn, các nhà khoa học cũng đã tìm ra những mảnh xương cổ đại của loài này tại núi Samburu phía bắc Kenya. Điều này hoàn toàn phù hợp với quá trình tiến hóa của loài người, khởi thủy tại Tây Phi, cụ thể hơn, tại vùng trung Awash của Ethiopia nằm ở phía Bắc, nơi châu Phi tiếp giáp với biển Đỏ.

Ngày nay, vùng Trung Awash chỉ là một hoang mạc khô cằn và nóng bức, nhưng 10 triệu năm trước, theo các nhà địa chất học và cổ sinh vật học, nơi đây đã từng có những cánh rừng già mát mẻ và ẩm ướt chứa đầy sự sống. Liệu có thể, những sinh vật giống vượn như N. Nakayamai đã từng sống ở đó, giữa những cánh rừng nguyên thủy Bắc Phi? Và xa hơn nữa, liệu đó có phải là nơi loài vượn này thay đổi tập quán sinh sống, trong đó quan trọng nhất là việc chúng từ bỏ cuộc sống trên cây để xuống mặt đất? Nhiều nhà khoa học nghĩ vậy, và họ đã nghiên cứu từ khu vực này trở xuống phía Nam để tìm câu trả lời cho việc con người tiến hóa từ khi nào và như thế nào.

Một trong những khám phá quan trọng nhất tại vùng Trung Awash ra đời vào năm 1994, khi một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Tim White thuộc đại học California, Berkeley tìm ra bộ xương còn lại hộp sọ, khung chậu, xương tay và xương chân. Khi nhóm nghiên cứu khôi phục lại hình dạng của bộ xương này từ những phần đã tìm được, họ đã thấy một con người nguyên thủy có khả năng đi lại được, tuy ngón cái vẫn còn khả năng đối chiếu – một đặc tính thường thấy ở giống linh trưởng còn thói quen leo trèo. Họ đặt tên cho loài này là Ardipithecus ramidus, hoặc gọn lại là Ardi, và xác định rằng chúng sống vào khoảng 4.4 triệu năm về trước. Trong cộng đồng nhân chủng học, Ardi nổi tiếng không kém gì Lucy (Australopithecus afarensis), họ người được phát hiện vào năm 1974 bởi Donald Johanson tại Hadar, Ethiopia.

Lucy là tổ tiên sớm nhất được biết đến của loài người, và đã từng có thời gian các nhà khoa học tưởng như không thể đào sâu thêm được một phân nào nữa về quá khứ của chính con người. Và rồi Ardi xuất hiện, rồi gần đây hơn, nhiều khám phá quan trọng tiếp tục ra đời. Năm 1997, các nhà khoa học tìm thấy xương của một loài mới, Ardipithecus kadabba, sống ở vùng trung Awash vào khoảng 5 đến 6 triệu năm trước. Năm 2000, Martin Pickford và Brigitte Senut và một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ cộng đồng Bảo tàng Kenya đã tìm ra một trong những họ người cổ xưa nhất. Tên chính thức của nó là Orrogin tugenensis, nhưng các nhà khoa học thường gọi nó là Millenium Man. Loài này có kích cỡ khoảng bằng tinh tinh, sống vào khoảng 6 triệu năm trước tại Núi Tugen thuộc Kenya, nơi chúng thường sinh sống cả ở trên cây và dưới đất. Khi ở dưới mặt đất, chúng thường đi thẳng bằng 2 chi sau.

Giờ đây, các nhà khoa học vẫn đang làm việc rất nỗ lực để lấp đầy khoảng trống giữa Millenium Man và đường liên kết đã mất với tổ tiên của con người cũng như loài vượn hiện nay. Liệu N. nakayamai có phải là thủy tổ của hơn 7 tỷ con người ngày nay, hay nó cũng chỉ là một dạng tiến hóa trung gian? Câu trả lời dường như vẫn nằm sâu dưới lớp cát khô tại những sa mạc hoang vu ở châu Phi.

25 tháng 1 2022

Tham Khảo:

Chúng ta tiến hóa từ cội nguồn ở châu Phi. Một lần nữa, khoảng 20 000 năm trước, chúng ta đã đủ lông đủ cánh. Và chúng ta chỉ mới rời khỏi châu Phi khoảng 70 000 năm. Cho tới khi 30 000 năm trước, có ít nhất ba loài vượn người đứng thẳng sống trên Trái Đất.

25 tháng 1 2022

tham khảo

Chúng ta tiến hóa từ cội nguồn ở châu Phi. Một lần nữa, khoảng 20 000 năm trước, chúng ta đã đủ lông đủ cánh. Và chúng ta chỉ mới rời khỏi châu Phi khoảng 70 000 năm. Cho tới khi 30 000 năm trước, có ít nhất ba loài vượn người đứng thẳng sống trên Trái Đất.

1 tháng 4 2023

c nha

 

1 tháng 4 2023

Đáp án: C

c. Dùng từ miêu tả tâm trạng, hành động của con người để miêu tả sự vật

Học tốt!

cảm ơn đã k mình🤍