1 Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là:
A ảnh thật, ngược chiều với vật.
B ảnh thật, cùng chiều với vật.
C ảnh ảo, ngược chiều với vật.
D ảnh ảo, cùng chiều với vật.
2 Đặt vật AB cao 2cm trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm và cách thấu kính 60cm. Độ cao ảnh của vật tạo bởi thấu kính là:
A 1cm
B 0,5cm
C 2cm
D 4cm
3 Thấu kính phân kỳ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành:
A chùm tia phản xạ
B chùm tia ló phân kỳ
C chùm tia ló song song khác
D chùm tia ló hội tụ
4 Tiêu điểm của thấu kính hội tụ có đặc điểm:
A là một điểm bất kì trên trục chính của thấu kính
B mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở sau thấu kính
C mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở trước thấu kính
D mỗi thấu kính có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính
5 Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có:
A phần rìa dày hơn phần giữa
B phần rìa mỏng hơn phần giữa
C phần rìa và phần giữa bằng nhau
D hình dạng bất kỳ
6 Thấu kính phân kì là loại thấu kính có:
A phần rìa dày hơn phần giữa
B phần rìa mỏng hơn phần giữa
C phần rìa và phần giữa bằng nhau
D hình dạng bất kỳ
7 Tia sáng qua thấu kính phân kỳ KHÔNG BỊ đổi hướng là:
A tia tới bất kì qua quang tâm của thấu kính
B tia tới qua tiêu điểm của thấu kính
C tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia ló so với thấu kính) của thấu kính
8 Tia tới song song với trục chính của một thấu kính phân kỳ cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15cm. Tiêu cự của thấu kính này là:
A 30cm
B 25cm
C 20cm
D 15cm
9 Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành:
A chùm tia phản xạ
B chùm tia ló phân kỳ
C chùm tia ló song song khác
D chùm tia ló hội tụ
Chọn A
Ảnh cùng chiều (k > 0) và nhỏ hơn vật thì thấu kính đã cho là thấu kính phân kì.
d = f − f k = f 1 − 1 k → 2 d 1 = d A + d B 1 − 1 k 1 = 1 − 1 k A + 1 − 1 k B 2 → k B = 0 , 25 k A = 0 , 5 k 1 = 1 3