làm gì khi bị rắn cắn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
khi bị rắn cắn theo mình thì phải đưa đến trạm y tế gần nhất để kiệp thời cứu chữa
còn khi bị ngừoi khác chế diễu, chúng ta cũng cần xem lại bản thân mình, xem tại sao ngừoi khác nói mình như vậy, sửa sai để họ không còn gì để chế giễu mình nữa và nếu họ thật sự quá đáng nên nói thẳng thắn, nếu họ cố chấp, châm biếm, cho họ thấy " tôi đây k dễ bắt nạt "
theo mình là zay ík, chúc bạn học tốt cvà thành công trong cuộc sống nhé
phải làm j khi bị rắn cắn
Phân biệt rắn thường và rắn độc
1. Dựa vào dấu răng
Nếu là rắn thường (rắn không độc) như: trăn, rắn nước, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn bông súng, rắn lục cườm... thì không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc để lại răng trên vết cắn.
Rắn độc: có răng độc (hay răng khóa). Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn.
2. Biểu hiện nhiễm độc
Rắn không độc cắn: phản ứng tại chỗ nhẹ, ít; phản ứng toàn thân không có.
Rắn độc (rắn hổ, rắn lục): nạn nhân sẽ tăng tiết đàm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu…
Sơ cấp cứu bị rắn cắn
Các triệu chứng thường thể hiện rõ ngay sau khi bị rắn cắn, nên việc quan sát nạn nhân là cực kỳ quan trọng.
- Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn; màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách thức tấn công, tất cả đều hữu ích.
- Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ; cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc độc đến tim nhanh hơn.
- Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu .
- Nới lỏng quần áo của nạn nhân và nếu cần thiết có thể cởi các đồ trang sức (nhẫn, vòng) ở vùng bị cắn.
- Cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp của nạn nhân, nếu thở nhanh > 30 lần/phút, yếu, hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay.
- Nếu bệnh nhân bị hoại tử: rửa sạch bằng nước muối sinh lý, dùng gạc sạch đậy lên, băng lại, rồi chuyển đi bệnh viện.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu.
Tuy nhiên nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Có thể mang theo con rắn đã cắn bệnh nhân đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp.
- Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, việc điều trị hiệu quả rất kém hoặc không hiệu quả.
Những điều không làm khi bị rắn cắn
Không nên băng garo sau khi bị rắn cắn vì:
+ Thứ nhất cột chặt có thể làm máu không đến được vị trí đã bị buộc khiến phần này dễ hoại tử.
+ Thứ hai, khi đến bệnh viện, bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân vào cơn sốc. Bệnh nhân có thể tử vong lập tức.
Không dùng miệng để hút chất độc ra khỏi vết cắn.
Không rạch da để mở vết cắn ra.
Tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh, đốt vết cắn và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn.
Cách tốt nhất sau khi bị rắn cắn là rửa sạch vết thương, băng quấn kín vết thương bình thường để không tạo áp suất và gây bầm tím, hoặc băng nẹp giống như khi gãy chân tay.
Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.
Phòng ngừa rắn cắn
- Cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, lũ lụt, mùa thu hoạch và ban đêm.
- Không đến gần nơi đống gạch vụn, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật.
- Đêm tối nên đi ủng, giày cao cổ và quần dài.
- Đội mũ rộng vành nếu đi trong rừng, khu vực nhiều cây cỏ.
- Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.
- Không trêu chọc, sờ vào miệng rắn, kể cả rắn chết hay đầu rắn đã cắt rời.
Phải làm gì khi bị người khác chế giễu ?
hững cách ứng xử hay
Xoay quanh vấn đề này, dân mạng đã dẫn ra nhiều câu chuyện ứng xử khi bị chê bai, chỉ trích để mọi người có thể học hỏi kinh nghiệm.
Trên Facebook, thành viên Tân Trần dẫn lại chuyện mới đây, cô gái người Canada Lynelle Cantwell bị những kẻ ẩn danh đưa vào danh sách “những cô gái xấu xí nhất trường”. Dù cảm thấy bị xúc phạm, tổn thương, nhưng Lynelle Cantwell chỉ chia sẻ lại một cách nhẹ nhàng: “Dù không sở hữu nụ cười và gương mặt hoàn hảo, tôi vẫn thấy thương hại cho những kẻ có cuộc sống bi đát và buồn khổ đến mức chỉ cố gắng tìm mọi cách hạ bệ người khác”.
Lynelle Cantwell giải thích: "Tôi muốn cư xử trưởng thành hơn. Thay vì bày tỏ những cảm xúc tiêu cực, tôi quyết định làm khác đi". Màn ứng xử độc đáo, văn minh này đã được cộng đồng mạng ủng hộ, nhận được nhiều bình luận tích cực.
Cách ứng xử khi bị chê bai, chỉ trích của cô gái người Úc Susan Carland cũng để lại ấn tượng với nhiều người. Theo đó, cứ mỗi lần nhận lời chỉ trích trên mạng xã hội, Susan Carland lại đóng góp cho Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF 1 USD để làm từ thiện. Đến nay, số tiền cô ủng hộ được lên tới 700 USD
hok tốt
Em tham khảo:
Cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn:
Sau khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu ngay, tiến hành trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.
3.1. Mục tiêu của sơ cứu:
• Loại bỏ bớt nọc độc và làm chậm sự dịch chuyển của nó từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể.
• Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, ngăn chặn và xử trí sớm các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.
• Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế.
• Không gì hại thêm cho bệnh nhân.
3.2. Các bước sơ cứu nên làm:
• Trấn an người bệnh.
• Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).
• Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề).
• Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường), băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.
- Dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,...) cố định chân, tay bị cắn.
- Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
• Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới bòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.
• Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..). Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.
• Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.…
• Chú ý: Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.
3.3. Không sử dụng các biện pháp sau:
• Garô: Garô là biện pháp làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Nó gây đau và rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garô. Ngoài ra khi đến bệnh viện, bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân bị sốc, đe dọa tính mạng.
• Trích, rạch, trâm, chọc tại vùng vết cắn: các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,...nhiễm trùng nặng thêm).
• Hút nọc độc: Không có lợi ích.
• Chườm đá (chườm lạnh): Đã được chứng minh là có thể gây hại.
• Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo: Không có ích lợi, khi đắp có thể gây nhiễm trùng, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân.
• Cố gắng bắt hoặc giết rắn: Nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng.
4. Đề phòng rắn cắn
• Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp.
• Đi ủng, dày cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ.
• Càng tránh xa rắn thì càng tốt, đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Không bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.
• Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đỏ nát, đống rác, nơi nuôi các động vật của gia đình.
• Để tránh bị rắn biển cắn, người dân không nên bắt rắn ở trong lưới hoặc dây câu.
• Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.
Làm sao khi bị rắn cắn?
* Rắn không độc
- Chỉ cần sơ cứu vết thương tránh nhiễm chùng xong đi đến trạm y tế gần nhất .
* Rắn độc
- Trước hết ta không nên cử động quá nhiều khi rắn cắn xong và nó đã đi \(\rightarrow\) Tránh lọc độc lan ra cơ thể
- Sau đó ta dùng mảnh vải quấn chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết rắn cắn (về phía tim) để làm nọc đi về tim chậm và kết hợp với kêu cứu với mọi người để nhận được sự giúp đỡ.
- Nhờ mọi người đưa đến trạm y tế gần nhất để chữa trị kịp thời .
Ta cần rửa vết thương, sau đó là băng bó vết thương, đến gặp bác sĩ để chích phòng ngừa các bệnh có thể lây lan qua vết cắn.
TL;
đi tới bệnh viện cành nhanh càng tốt!
hoặc làm mọi thứ mà từ trước tới nay chúng ta muốn làm!
HT
mình sẽ đi tới bệnh viện để xem (ai biết rắn độc hay rắn thường đâu, cứ vào bệnh viện đã, còn lại tính sau)
die( đùa thôi bn)
cố định chân, tay bị cắn. - Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm. Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới bòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..).
Tham khảo:
Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn;
Giữ bình tĩnh và hạn chế cử động, tốt nhất là bất động chi bị cắn bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc;
Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo chật nhằm tránh gây chèn ép khiến vết thương bắt đầu sưng lên;
-Xử lí:
+Rắn cắn: Dùng dây cao su hay dây vải (trường hợp không có dây cao su hay dây vải thì ta cứ xé vải ở quần hoặc áo) buộc thật chặc ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết rắn cắn (về phía tim) để làm nọc đi về tim chậm. Đưa đến bệnh viện hoặc cơ quan y tế nhanh nhất có thể để lấy nọc.
+Đứt lìa một đoạn chi: Dùng ngón cái dò tìm động mạch ở chi, khi thấy mạch phản ứng thì đè mạnh vào mạch để máu ngừng chảy ở vết thương vài ba phút. Dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặc ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương (về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu. Sát trùng vết thương (nếu có điều kiện), đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại. Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
+Vật nhọn đâm vào ngực: Đừng rút vật nhọn đó ra (nếu vật nhọn đó lớn như dao, kéo), với vật nhọn nhỏ (như kim) thì cần rút ra ngay nếu không vật nhọn sẽ theo tĩnh mạch về tim (chết). Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
+Chó, mèo cắn: Làm tương tự như rắn cắn.
- khi bị rắn cắn : la lên
- đứt lìa một đoạn chi : la lên
- vật nhọn đâm vào ngực : la lên
- khi bị chó mèo cắn : la lên
P/S: cứ la lên sẽ có người giúp bạn =))
Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới bòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..). Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.
Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới bòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..). Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.
Cho xin vé báo cáo siêu Vip!
tặng vé báo cáo nè:V