K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2017

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành không dựa trên cơ sở Những quốc gia này cùng giàu tài nguyên thiên nhiên (xem cơ sở hình thành các tổ chức liên kết khu vực tại sgk Địa lí 11 trang 

=> Chọn đáp án D

17 tháng 9 2019

Giải thích Mục II.1, SGK/11 địa lí 11 cơ bản.

Đáp án: B

18 tháng 1 2021

Mọi người tóm tắt thêm cả quá trình hình thành, phát triển và suy vong ( MK viết thiếu)

19 tháng 1 2021
 Quốc gia cổ ChampaPhù Nam
Cơ sở hình thànhHình thành  trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh.- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I
Địa bànở ven biển miền Trung và Nam Trung BộHình thành tại châu thổ sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh)
Tóm tắt quá trình hình thành

Hình thành ở ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh.

- Nhà Hán đặt quận Nhật Nam chia thành 5 huyện (từ Hoành Sơn đến Quảng Nam); huyện Tượng Lâm xa nhất (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).

- Cuối thế kỷ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập từ tay nhà Hán, Khu Liên lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

- Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ từ sông Gianh (Quảng Bình) đến Bình Thuận và đổi tên nước là Cham-pa.

- Văn hóa Óc Eo được hình thành trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long (Nam Bộ) vào cuối thời đại đá mới chuyển sang thời đại đồ đồng và sắt cách ngày nay khoảng 1500 - 2000 năm.

- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I và trở thành một quốc gia rất phát triển ở vùng Đông Nam Á trong các thế kỉ III - V.

Những nét chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa

* Kinh tế

- Nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ sắt, sức kéo của trâu bò, dùng guồng nước trong sản xuất.

- Nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản phát triển và kĩ thuật xây tháp đạt tới trình độ rất cao: dệt, đồ trang sức, vũ khí bằng kim loại, đóng gạch và xây dựng khu Thánh địa Mỹ Sơn.

* Chính trị: 

- Theo thể chế quân chủ, vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.

- Giúp việc có tể tướng và các đại thần.

- Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn: châu -> huyện, làng.

- Kinh đô ở Sin-ha-pu-ra (Quảng Nam), rồi In- đra-pu-ra (Quảng Nam), dời đến Vi-giay-a (Chà Bàn - Bình Định).

* Văn hóa:

- Chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn.

- Theo đạo Hin-đu và Phật Giáo.

- Ở nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết.

* Xã hội: tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.

- Thế kỷ X - XV phát triển, sau đó suy thoái và là một bộ phận của lãnh thổ, cư dân và văn hóa Việt Nam.

 - Sản xuất nông nghiệp, làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.

- Ở nhà sàn, theo đạo Phật và đạo Hinđu.

- Nghệ thuật: ca, múa, nhạc.

- Xã hội phân hóa giàu nghèo: tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.

7 tháng 4 2017

- Tình hình kinh tế:

     + Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.

     + Ngoại thương đường biển rất phát triển.

- Tình hình văn hóa

     + Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn

     + Phật giáo và Ba-la-môn giáo được sùng tín

     + Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.

- Tình hình xã hội

Có sự phân hóa giàu nghèo hình thành các tầng lớp quý tộc, bình dân, nô lệ.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:

+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.

+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...

+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...

- Hoạt động hợp tác:

+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...

+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....

- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.

3 tháng 11 2023

Vị trí địa lý:

Việt Nam: Nằm ở phía đông bán đảo Ấn Độ, giữa biển Đông và biển Hoa Kỳ, gần Trung Quốc và Lào.

Indonesia: Là quốc gia đảo lớn nhất thế giới, nằm ở Đông Nam châu Á và bán đảo Mã Lai.

Thái Lan: Nằm ở phía bắc bán đảo Mã Lai, giáp với Lào, Campuchia, và Malaysia.

Malaysia: Nằm ở bán đảo Mã Lai, có biên giới với Thái Lan, Indonesia và Brunei.

Philippines: Gồm một chuỗi đảo lớn và nhỏ, nằm giữa biển Đông và biển Hoa Kỳ.

Điều kiện tự nhiên:

Việt Nam: Đa dạng về địa hình từ dãy núi Annamite đến đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu từ xích đạo đến gió mùa.

Indonesia: Bao gồm hàng ngàn đảo, có nhiều núi lửa và vùng rừng nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới và xích đạo.

Thái Lan: Có dãy núi phía bắc và vùng đồng bằng phía nam. Khí hậu nhiệt đới và xích đạo.

Malaysia: Có dãy núi Titiwangsa phía bán đảo Mã Lai và nhiều quần đảo. Khí hậu nhiệt đới và xích đạo.

Philippines: Gồm nhiều quần đảo, có nhiều ngọn núi và vùng biển. Khí hậu nhiệt đới và xích đạo.

Đặc điểm kinh tế - xã hội:

Việt Nam: Nền kinh tế đang phát triển nhanh, dựa vào nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ. Dân số đông đúc với mức sống ngày càng tăng.

Indonesia: Là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, dựa vào nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ. Đất nước đa dạng về tôn giáo và văn hóa.

Thái Lan: Một trong các nền kinh tế nổi tiếng của khu vực, dựa vào nông nghiệp, công nghiệp, và du lịch. Có nền văn hóa độc đáo với di sản lâu đời.

Malaysia: Có nền kinh tế đa ngành, dựa vào nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ. Đất nước đa văn hóa và đa tôn giáo.

Philippines: Đang phát triển với nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ. Đất nước đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ.

14 tháng 9 2017

Đáp án A

Một trong những cơ sở thuận lợi để các quốc gia khu vực Đông Nam Á hợp tác và cùng phát triển là có sự tương đồng về phong tục, tập quán, văn hóa,…

ĐNA có dân số đông,lao động dồi dào, dân số trẻ, tăng khá nhanh, sự phân bố dân cư gắn liền với đặc điểm kinh tế nông nghiệp với ngành chính là trồng trọt, trong đó trồng lúa nước chiếm vị trí hàng đầu.Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng châu thổ và ven biển.Nét chung: cùng trồng lúa nước, sử dụng trâu bò làm sức kéo, gạo là lương thực chính, ít dùng thịt, sữa, làm nương, trò chơi, điệu múa..., người nông dân sống thành làng, bản... 
Nét riêng: tính cách, tập quán, văn hóa từng dân tộc không trộn lẫn. 
ĐNA có các biển vịnh ăn sâu vào đất liền cho các luồng di dân giữa đất liền và hải đảo, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các quốc gia. Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước ĐNA tạo thuận lợi và khó khăn Thuận lợi: 
+ Dân đông -> kết cấu dân số trẻ -> nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn. 
+ Phát triển sản xuất lương thực (trồng lúa gạo). 
+ Đa dạng về văn hóa -> có sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên thu hút khách du lịch. 
- Khó khăn: 
+ Ngôn ngữ khác nhau -> giao tiếp khó khăn, có sự khác biệt giữa miền núi, cao nguyên với đồng bằng nên sự chênh lệch về phát triển kinh tế. 
Các nước trong khu vực có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong sản xuất và sinh hoạt, có nét chung là: trồng lúa, dùng trâu bò, sống thành làng bản; có nét riêng là vừa có sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước ĐNA có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa vững chắc. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chính, tuy nhiên ở một số nước công nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng,sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế cho nền kinh tế bị tác động từ bên ngoài, phát triển kinh tế nhưng chưa chú ý đến bảo vệ môi trường. Nông nghiệp vẫn đóng góp tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu GDP. 
Từ 1990 đến 1996: Kinh tế phát triển nhanh do: 
+ Tận dụng nguồn nhân công rẻ do dân số đông. 
+ Tài nguyên phong phú đặc biệt là khoáng sản. 
+ Có nhiều nông phẩm nhiệt đới (lúa gạo, cao su...) 
+ Tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài có hiệu quả. 
- Năm 1998: tăng trưởng âm do khủng hoảng tài chính Để hòa nhập với nền kinh tế thế giới, đẩy nhanh tốc độ phát triển, đảm bảo sự ổn định, bền vững về kinh tế, đòi hỏi các quốc gia ĐNA phải có định hướng, chiến lược phát triển phù hợp với tiềm năng, nhạy bén thời cuộc. 
- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức (rừng kiệt quệ, nguồn nước bị ô nhiễm do chất phế thải của các nhà máy công nghiệp...)

1 tháng 2 2019

Đáp án B

- Đáp án A: sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế sau chiến tranh, các quốc gia Đông Nam Á cũng như các nước Tây Âu đều có nhu cầu liên minh hợp tác để giúp đỡ lần nhau cùng phát triển trên cơ sở có nền văn hóa tương đồng.

- Đáp án B: ASEAN là tổ chức hợp tác kinh tế - văn hóa, EU là tổ chức hợp tác về cả kinh tế, văn hóa , chính trị, quân sự.

- Đáp án C: ANSEAN ban đầu có 5 nước thành viên, EU ban đầu có 6 nước thành viên. Đây là con số tương đối nhiều, không phải chỉ có vài nước.

- Từ thập kỉ 90 hai tổ chức này mới hoàn thiện khi có thêm thành viên, phải đến giai đoạn sau đó khi quá trình mở rộng thành viên được hoàn thành thì hai tổ chức này mới có địa vj quốc tế cao.

13 tháng 10 2018

* Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong điều kiện tự nhiên và kinh tế:

   - Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành dựa trên điều kiện tự nhiên thuận lợi: Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc…hàng năm có phù sa màu mỡ, có nước tưới theo mùa.

   - Nền kinh tế chính của cư dân phương Đông là nông nghiệp lúa nước. Bên cạnh nông nghiệp, các ngành nghề thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng khá phát triển, đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.

   - Nhờ điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế đó, các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành:

      + Ai Cập cổ đại được hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.

      + Lưỡng Hà được hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN, do hàng chục nước nhỏ của người Su – me.

       + Ấn Độ vào giữa thiên niên kỷ IV TCN.

       + Trung Quốc cuối thiên niên kỷ III TCN.

   - Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành từ khoảng thiên niên kỷ IV- III TCN, khi cư dân chưa hề biết tới công cụ bằng sắt.

* Những nét lớn về xã hội cổ đại phương Đông

Xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hóa sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị:

   - Giai cấp thống trị:

       + Vua chuyên chế nắm mọi quyền hành.

       + Quý tộc gồm các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng, dựa trên sự bóc lột nông dân.

   - Giai cấp bị trị:

       + Nông dân công xã, sống theo gia đình, có tài sản tư hữu nhưng vẫn duy trì và gắn bó với công xã. Họ là thành phần sản xuất chính trong xã hội; tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thủy lợi và thu hoạch; tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế. Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.

       + Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, là những tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó, và hầu hạ quý tộc.