K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2019

Đáp án C

29 tháng 11 2021

D

B

29 tháng 11 2021

D

B

 

2 tháng 4 2017

* Cơ cấu dân số theo giới:
– Khái niệm biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
Được biểu thị bằng hai công thức sau:
TNN = (Dnam / Dnữ) X 100% = ?%
Trong đó: TNN: Tỉ số giới tính; Dnam: Dân số nam; Dnữ: Dân số nữ.
Hoặc:
Tnam = (Dnam / Dtb) X 100% = ?%
Trong đó: Tnam: Tỉ lệ nam giới; Dnam: Dân số nam; Dtb: Tổng số dân.
– Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước và từng khu vực. Ở những nước phát triển nữ nhiều hơn nam, các nước đang phát triển thì nam lại nhiều hơn nữ.
– Nguyên nhân chủ yếu do trình độ phát triển KT-XH, do tai nạn, do tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam và do chuyển cư.
– Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển KT-XH của các quốc gia.
– Khi phân tích Cơ cấu dân số theo giới, cần phải chú ý đến khía cạnh sinh học, khía cạnh xã hội (vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và giới nữ)…
*Cơ cấu dân số theo độ tuổi
– Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
– Ý nghĩa: Quan trọng vì thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động của một nước.
– Có ba nhóm tuổi trên thế giới:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi.
+ Nhóm tuổi lao động:15 -59 (đến 64 tuổi).
+ Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi.
– Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết hết 54 tuổi.
– Dân số trẻ: Độ tuổi 0 – 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.
+ Thuận lợi: Lao động dồi dào.
+ Khó khăn: Sức ép dân số lớn.
– Dân số già: Độ tuổi 0 – 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.
+ Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao
+ Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.
– Tháp dân số (tháp tuổi)
+ Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.
+ Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định)
=>Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.
* Trong cơ cấu dân số, cơ cấu theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia vì:
+ Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia.
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

2 tháng 4 2017

- Cơ cấu dân số theo giới và độ tuổi

+ Cơ cấu dân số theo giới:

+ Cơ cấu dân số theo tuổi:
Là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
Trên thế giới, người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi: nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15-59 hoặc đến 64 tuổi), nhóm trên tuổi lao động (60 tuổi hoặc 65 tuổi) trở lên.
Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng: tháp dân số (hay tháp tuổi).
Trong cơ cấu dân số, cơ cấu theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia vì:
+ Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.


10 tháng 3 2019

- Cơ cấu dân số theo giới tính: Biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so vói tổng số dân. Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định. Trên thế giới, người ta thường chia dân số thành ba nhóm lớn: nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15 – 59 hoặc đến 64 tuổi), nhóm trên tuổi lao động (60 tuổi, hoặc 65 tuổi trở lên). Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số (hay tháp tuổi).

- Trong cơ cấu dân số, cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, vì:

   + Cơ cấu theo giới tính có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

   + Cơ cấu theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

Câu 14. Tháp tuổi cho chúng ta biếtA. trình độ văn hóa của dân số. B. nghề nghiệp đang làm của dân số.C. sự gia tăng cơ giới của dân số. D. thành phần nam nữ của dân số.Câu 15. Những nơi nào sau đây trên Trái Đất thường có mật độ dân số thấp?A. Miền núi, vùng cực, hoang mạc và bán hoang mạc. B. Có giao thông phát triển.C. Các đồng bằng, đô thị. D. Các vùng đi lại khó khăn.Câu 16. Dân cư thế giới được chia...
Đọc tiếp

Câu 14. Tháp tuổi cho chúng ta biết
A. trình độ văn hóa của dân số. B. nghề nghiệp đang làm của dân số.
C. sự gia tăng cơ giới của dân số. D. thành phần nam nữ của dân số.
Câu 15. Những nơi nào sau đây trên Trái Đất thường có mật độ dân số thấp?
A. Miền núi, vùng cực, hoang mạc và bán hoang mạc. B. Có giao thông phát triển.
C. Các đồng bằng, đô thị. D. Các vùng đi lại khó khăn.
Câu 16. Dân cư thế giới được chia làm mấy chủng tộc chính?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
Câu 17. Môi trường xích đạo ẩm phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến
A. từ 50B đến 50N. B. từ 230

27'N đến 660
33'N.

C. từ 230
27'B đến 660

33'B. D. từ 230

27'B đến 660
33'N.

Câu 18. Một trong những hậu quả của đô thị hóa tự phát là
A. công nghiệp phát triển mạnh. B. dịch vụ phát triển nhanh.
C. thất nghiệp ở các thành phố nhiều. D. phổ biến lối sống đô thị về nông thôn.
Câu 19. Tại sao rừng rậm xanh quanh năm ở môi trường xích đạo ẩm lại có nhiều tầng?
A. Khí hậu nóng quanh năm. B. Mưa quanh năm.
C. Khí hậu lạnh quanh năm. D. Khí hậu nóng và ẩm quanh năm.
Câu 20. Hướng gió chính vào mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa là
A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Nam. D. Tây Bắc.
Câu 21. Hướng gió chính vào mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa là
A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Nam. D. Tây Bắc.
Câu 22. Đặc điểm nào sau đây không đúng với môi trường nhiệt đới?
A. Càng xa xích đạo, thực vật càng thưa

B. Càng xa xích đạo, lượng mưa càng tăng.
C. Càng gần chí tuyến, biên độ nhiệt càng lớn.
D. Trong năm hai lần nhiệt độ tăng cao vào lúc Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.
Câu 23. Thảm thực vật tiêu biểu ở môi trường xích đạo ẩm là
A. rừng rậm xanh quanh năm. B. xavan và cây bụi.
C. rừng lá kim. D. đài nguyên.
Câu 24. Đặc điểm nào nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa?
A. Nóng, ẩm quanh năm.
B. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa.
C. Thời tiết diễn biến thất thường.
D. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa, thời tiết diễn biến thất thường
Câu 25. Nguyên nhân dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng
bằng do
A. khí hậu mát mẻ, ổn định. B. tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản.
C. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. D. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.
Câu 26. Châu lục nào tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới?
A. Châu Âu. B. Châu Á. C. Châu Phi. D. Châu Mĩ.
Câu 27. Dân số thế giới đạt trên 7 tỉ người vào năm nào?
A. 2001. B. 2010. C. 2016. D. 2005.
Câu 28. Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số?
A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao. B. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.
C. Tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm. D. Tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm.
Câu 29. Chủng tộc Môn-gô-lô-it có đặc điểm ngoại hình thế nào?
A. Da đen, tóc đen. B. Da trắng, tóc xoăn.
C. Da vàng, tóc đen. D. Da vàng, tóc vàng.
Câu 30. Trên thế giới dân cư thường phân bố thưa thớt ở những khu vực
A. ven biển, các con sông lớn. B. hoang mạc, miền núi, hải đảo.
C. các vùng đồng bằng rộng lớn. D. các trục giao thông lớn.
Câu 31. Loại gió mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa là
A. gió mùa Tây Nam. B. gió Tín phong.
C. gió Đông Nam. D. gió mùa Đông Bắc.
Câu 32. Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai
nào sau đây?
A. Động đất. B. Sóng thần. C. Hạn hán, lũ lụt, bão. D. Núi lửa.
Câu 34. Ở các vùng đồi núi chủ yếu trồng cây lương thực nào dưới đây?
A. Cây ngô. B. Cây sắn. C. Cây khoai lang. D. Cây lúa nước.
Câu 35. Cây cà phê được trồng phổ biến ở khu vực nào sau đây?
A. Đông Nam Á. B. Bắc Mĩ. C. Nam Á. D. Tây Phi.
Câu 36. Châu lục nào có số dân ít nhất so với toàn thế giới?
A. Châu Phi. B. Châu Á C. Châu Đại Dương D. Châu Âu.

Câu 37. Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào
A. sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.
B. sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi trong một năm.
C. sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến trong một năm.
D. sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến trong một năm.
Câu 38. Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một quốc gia thể hiện qua yếu tố
nào?
A. Tổng số dân. B. Gia tăng dân số tự nhiên.
C. Mật độ dân số. D. Tháp dân số.
Câu 39. Những khu vực tập trung đông dân cư là
A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi. B. Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Hoa Kì.
C. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì. D. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ.
Câu 40. Bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là chủ
yếu do
A. điều kiện tự nhiên cho sản xuất hạn chế.
B. dân số đông và tăng nhanh.
C. sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp.
D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ lụt.
Câu 41. Biện pháp không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi
trường ở đới nóng là
A. giảm tỉ lệ gia tăng dân số. B. nâng cao đời sống dân.
C. tăng cường khai thác tài nguyên. D. đẩy mạnh phát triển kinh tế.

2
25 tháng 10 2021

14A, 15A, 16B, 17A, 18C, 19D, 20A, 21C, 22B, 23A, 24D, 25D, 26B, 27B, 28B, 29C, 30B, 31A, 32C, 34B, 35A, 36C, 37A, 38C, 39C, 40B, 41C

25 tháng 10 2021

mik ko thấy câu 32 đâu nha!!!

21 tháng 2 2022

A

21 tháng 2 2022

A

25 tháng 2 2022

B

27 tháng 2 2022

B

27 tháng 2 2022

B

22 tháng 2 2022

B nhé

22 tháng 2 2022

B