K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2017

Đáp án: A

28 tháng 1 2017

Những ý kiến mà em cho là đúng là:

a) Chăm chỉ học tập để trở thành học trò ngoan, được bạn bè yêu mến.

b) Chăm chỉ học tập giúp em mau tiến bộ.

e) Chăm chỉ học tập giúp em thực hiện tốt quyền được học tập của trẻ em.

14 tháng 7 2019

Đáp án: C

Câu 1: Mặc dù bị bạn xấu dụ dỗ, lôi kéo nhiều lần nhưng học sinh N vẫn cương quyết không tham gia cổ vũ đua xe. Học sinh N đã thực hiện tốt phạm trù đạo đức nào dưới đây?A.  Nhân phẩm.          B.  Danh dự.              C.  Lương tâm.           D.  Nghĩa vụ.Câu 2: Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm địa điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn...
Đọc tiếp

Câu 1: Mặc dù bị bạn xấu dụ dỗ, lôi kéo nhiều lần nhưng học sinh N vẫn cương quyết không tham gia cổ vũ đua xe. Học sinh N đã thực hiện tốt phạm trù đạo đức nào dưới đây?

A.  Nhân phẩm.          B.  Danh dự.              C.  Lương tâm.           D.  Nghĩa vụ.

Câu 2: Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm địa điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Việc làm  này của cô H không vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong

A.  cá nhân.               B.  tôn giáo.               C.  xã hội.                  D.  gia đình.

Câu 3: Anh D và chị T yêu nhau được 3 năm từ khi còn là sinh viên. Sau khi ra trường, anh D được phân công công tác tại miền Nam, chị T được về quê công tác. Họ thường xuyên trao đổi và liên lạc với nhau. Do lo sợ chuyện hôn nhân của con gái mình sẽ vất vả vì 2 người cách xa nhau, bà L đã tìm cách phản đối và nhờ Q là bạn thân của T làm mối cho P gia đình có điều kiện. Mặc dù không đồng ý, nhưng với sức ép của mẹ chị T buộc phải  đồng ý yêu anh P và tiến tới cuộc sống hôn nhân. Những ai đã can thiệp không đúng tới tình yêu lứa đôi của các cá nhân?

A. Anh D.

B. Bà L.                   

C. Chị T.                 

D. Chị Q.                 

Câu 4: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác giữa học sinh?

A.  Bàn bạc với nhau về việc gây chia rẽ trong lớp học.

B.  Hai người mắng một người.

C.  Hai người học ở hai lớp.

D.  Cùng nhau thảo luận bài tập nhóm.

Câu 5: Bạn C là anh cả trong gia đình nghèo khó, bạn luôn ý thức mình phải cố gắng để giúp đỡ bố mẹ khỏi vất vả. Hằng ngày ngoài việc học bạn thường giúp đỡ bố mẹ bán hàng, nấu cơm, giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa. Không những thế bạn còn biết bảo ban em trai của mình học tập. Theo em, C đã thực hiện tốt phạm trù đạo đức nào?

A.  Nghĩa vụ.             B.  Danh dự.              C.  Nhân phẩm.          D.  Lương tâm.

Câu 6: Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt được gọi là

A.  tập thể.                 B.  làng xóm.             C.  dân cư.                 D.  cộng đồng.

Câu 7. Tích cực tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư là trách nhiệm của ai dưới đây?

A.  Những người có trách nhiệm.                  B.  Người lớn.

C.  Trẻ em.                                                   D.  Mọi công dân.

Câu 8: Nhờ có thảo luận, trao đổi và cùng thực hiện kế hoạch theo hợp đồng mà nhiều công trình đường xá, cầu nối giữa các địa phương được hoàn thành đúng thời hạn và có chất lượng. Hoạt động chung này thể hiện yêu cầu nào dưới đây trong lao động?

A.  Nhiệt tình.            B.  Thiện chí.             C.  Tận tâm.               D.  Hợp tác.

Câu 9: H là học sinh giỏi nhiều năm liền, tuy nhiên H thường xuyên xa lánh với các bạn trong lớp. Thấy vậy T đã khuyên H nên dành thời gian tham gia các hoạt động của lớp. Không đồng tình với T, M là bạn của H cho rằng, việc H phấn đấu thành học sinh giỏi đã là tích cực tham gia vào thành tích của lớp. Chứng kiến mấy bạn tranh luận sôi nổi, L đóng góp ý kiến đó là việc tham gia vào các hoạt động của lớp, là sự tự nguyện của mỗi người vì vậy nếu các bạn không tham gia thì chúng ta không nên có ý kiến. Bạn nào đã hiểu đúng về khái niệm hòa nhập?

A.  Bạn H và bạn T.    B.  Bạn T.                  C.  Bạn H.                  D.  Bạn M và bạn T.

Câu 10. Biểu hiện nào dưới đây là một trong những nội dung của lòng yêu nước?

A.  Tình cảm gắn bó với thiên nhiên.             B.  Yêu quý lao động.

C.  Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.        D.  Yêu quý các di sản văn hóa.

Câu 11: Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức

A.  bào thủ của xã hội.                                  B.  mệnh lệnh của xã hội.

C.  tiến bộ của xã hội.                                   D.  tiêu chuẩn của mỗi người.

Câu 12: Phẩm chất đạo đức nào sau đây là biểu hiện của người có lối sống nhân nghĩa?

A.  Chan hòa.             B.  Tự giác.                C.  Tự trọng.              D.  Vị tha.

Câu 13: Gia đình A tổ chức sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ bán rộng rãi trên thị trường đem lại thu nhập đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho các thành viên là thực hiện chức năng nào dưới đây của gia đình?

A.  Sản xuất.              B.  Tổ chức đời sống. C.  Duy trì đời sống.   D.  Kinh tế.

Câu 14: Chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là

A.  đồng lòng.            B.  hợp tác.                C.  đoàn kết.              D.  giúp đỡ.

Câu 15. Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất

A.  của người lao động.                                B.  của mọi người sống trên đất nước.

C.  của dân tộc Việt Nam.                             D.  của mọi doanh nghiệp.

Câu 16: Thông qua việc thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội, gia đình đã góp phần thực hiện tốt chức năng nào dưới đây?

A.  Giáo dục con cái.                                    B.  Tổ chức đời sống gia đình.

C.  Kinh tế, kinh doanh.                               D.  Bảo vệ giá trị truyền thống.

Câu 17: Hành vi nào dưới đây thể hiện người có lương tâm?

A.  Tạo ra nhiều công việc cho mọi người.     B.  Không bán hàng giả.

C.  Học tập để nâng cao trình độ.                  D.  Không bán hàng rẻ.

Câu 18: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là

A.  tín ngưỡng.           B.  pháp luật.             C.  đạo đức.               D.  phong tục.

Câu 19: Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chỉ được pháp luật bảo vệ sau khi hai người đã

A.  tự nguyện đến với nhau.                          B.  tổ chức đám cưới.

C.  có con chung.                                         D.  đăng ký kết hôn.

Câu 20. Tình cảm nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu nước?

A.  Yêu thích tham quan, du lịch.                  B.  Yêu thích ngoại ngữ.

C.  Yêu công việc đang làm.                         D.  Yêu quê hương đất nước.

Câu 21. Tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc là biểu hiện của

A.  lòng yêu nước.                                        B.  tình cảm dân tộc.

C.  sự hi sinh.                                               D.  truyền thống đạo đức.

Câu 22: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính

A.  tự nguyện.            B.  cưỡng chế.            C.  áp đặt.                  D.  bắt buộc.

Câu 23: Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau được gọi là

A.  tình bạn.               B.  tình đồng hương.   C.  tình đồng đội.       D.  tình yêu.

Câu 24. Tự nhận thức đúng những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội là việc làm cần thiết để

A.  Tự hoàn thiện bản thân.                          B.  Sống có đạo đức.

C.  Sống hòa nhập.                                       D.  Tự nhận thức đúng về mình.

Câu 25. Học sinh lớp 10A Trường Trung học phổ thông H tích cực tham gia hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” các gia đình thương binh liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A.  Chăm lo cho xã hội.                                B.  Bảo vệ Tổ quốc.

C.  Xây dựng Tổ quốc.                                 D.  Sống hòa nhập với cộng đồng.

Câu 26. Xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với mỗi thành viên, nên mỗi người cần phải

A.  tự học tập, lao động.                               B.  tự hoàn thiện bản thân.

C.  rèn luyện đạo dức theo yêu cầu của xã hội.       D.  rèn luyện thể chất để học tập và lao động.

Câu 27. Bùng nổ dân số trở thành nỗi lo của

A.  cộng đồng quốc tế.                                  B.  các nước đang phát triển.

C.  các nước lớn.                                          D.  các nước kém phát triển.

Câu 28: Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là

A.  nghĩa vụ.              B.  danh dự.               C.  hạnh phúc.            D.  tự trọng.

Câu 29: Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động S, sau khi nhận tiền đặt cọc tám trăm triệu đồng của anh T và anh C, ông D đã bỏ trốn về quê sinh sống. Với mục đích lấy lại số tiền đặt cọc, anh T và anh C đã nhờ bạn bè đăng ảnh ông D lên mạng xã hội để mọi người tìm kiếm giúp. Lo sợ sẽ bị anh T và anh C thuê giang hồ hành hung và nhận thấy hành vi của mình là vi phạm pháp luật, Ông D đã đến cơ quan công an đầu thú và xin hứa sẽ trả lại toàn bộ số tiền đã nhận của anh T và anh C và xin lỗi 2 anh. Phạm trù đạo đức nào dưới đây đã khiến ông D quyết định từ bỏ ý định chiếm đoạt số tiền trên ?

A.  Nhân phẩm.          B.  Danh dự.              C.  Nghĩa vụ.             D.  Lương tâm.

Câu 30: H là học sinh giỏi nhiều năm liền, tuy nhiên H thường xuyên xa lánh với các bạn trong lớp. Thấy vậy T đã khuyên H nên dành thời gian tham gia các hoạt động của lớp. Không đồng tình với T, M là bạn của H cho rằng, việc H phấn đấu thành học sinh giỏi đã là tích cực tham gia vào thành tích của lớp. Chứng kiến mấy bạn tranh luận sôi nổi, L đóng góp ý kiến đó là việc tham gia vào các hoạt động của lớp, là sự tự nguyện của mỗi người vì vậy nếu các bạn không tham gia thì chúng ta không nên có ý kiến. Bạn nào đã hiểu đúng về khái niệm hòa nhập?

A.  Bạn H.                  B.  Bạn H và bạn T.    C.  Bạn M và bạn T.   D.  Bạn T.

Câu 31. Không ngừng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn, là biểu hiện của

A.  tự hoàn thiện bản thân.                            B.  đức tính khiêm tốn.

C.  phê bình và tự phê bình.                          D.  đức tính kiên trì.

Câu 32: Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người

A.  tự ti về bản thân.                                     B.  tự cao tự đại về bản thân.

C.  lo lắng về bản thân.                                 D.  tự tin vào bản thân.

Câu 33: Bạn A đi học về, thấy mẹ ốm nằm trên giường chưa kịp nấu cơm. Bạn đã nhanh tay vào bếp nấu cơm cho cả nhà đỡ mẹ mà không cần mẹ phải sai bảo. Bạn A đã hành động theo phạm trù đạo đức nào?

A.  Lương tâm.                                             B.  Nhân phẩm, danh dự.

C.  Nghĩa vụ.                                               D.  Hạnh phúc.

Câu 34. Tình cảm nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu nước?

A.  Yêu thích ngoại ngữ.                               B.  Yêu thích tham quan, du lịch.

C.  Yêu quê hương đất nước.                        D.  Yêu công việc đang làm.

Câu 35: Gia đình A tổ chức sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ bán rộng rãi trên thị trường đem lại thu nhập đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho các thành viên là thực hiện chức năng nào dưới đây của gia đình?

A.  Tổ chức đời sống. B.  Sản xuất.              C.  Kinh tế.                D.  Duy trì đời sống.

Câu 36: Phong tục nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa của dân tộc ta?

A.  Cúng giỗ ông bà.                                    B.  Xông đất đầu năm.

C.  Đi lễ chùa đầu năm.                                D.  Ăn trầu.

0
30 tháng 9 2023

Được sống và học tập trong một môi trường đầy đủ tiện nghi, em đã cố gắng chăm chỉ học tập và lao động để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô:

- Chủ động làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài cho ngày hôm sau.

- Tích cực tìm tòi và khám phá các kiến thức mới.

- Chăm chỉ làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ: trông em, nấu cơm, quét dọn,…

     Một trong những đức tính cần thiết để tạo nên sự thành công trong cuộc sống đó là chăm chỉ. Và đức tính này đã được người xưa lồng vào câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim” như để nhắc nhở thế hệ ngày nay về sự quan trọng của sự chăm chỉ.     Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn...
Đọc tiếp

     Một trong những đức tính cần thiết để tạo nên sự thành công trong cuộc sống đó là chăm chỉ. Và đức tính này đã được người xưa lồng vào câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim” như để nhắc nhở thế hệ ngày nay về sự quan trọng của sự chăm chỉ.
     Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp phần cho sự phát triển của thế giới.
-Trong khi mọi người cố gắng chăm chỉ học tập, cố gắng phấn đấu để đạt được thành công trong cuộc sống thì còn có những người lười biếng, ỷ lại, không phấn đấu trong học tập. Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.

Là một người học sinh, em sẽ cố gắng phát huy hơn nữa tính chăm chỉ của bản thân thông qua những việc dù là nhỏ nhoi như : học bài, làm bài tập, ghi chép bài học thật đầy đủ và cẩn thận…ngoài ra, tham khảo thêm trong sách cũng có thể phát huy được đức tính này. Có như thế, việc học hành của em mới ngày càng tiến bộ hơn và mong muốn vào Đại Học dù có khó khăn như việc mài sắt thành kim thì cũng sẽ thành công.

Câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên dạy của ông cha ta về tính quan trọng của sự chăm chỉ, cần cù cho con cháu đời sau. Để chúng ta biết được rằng, muốn đạt được kết quả hoàn mỹ nhất thì phải có tính chăm chỉ và chỉ có tính chăm chỉ mà thôi.

 

                       Chỉnh lại bài văn  Nghị luận xã hội : Đức tính chăm chỉ của học sinh này thành một đoạn văn nói lên sự chăm chỉ chịu khó của người học sinh.

                                          Ai làm nhanh sẽ được 10 tick !

1
23 tháng 10 2018

Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,… con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Vì thế ông cha ta ngày xua có câu: “Kiến tha lâu đầy tổ” để đề cao đức tính chăm chỉ của con người.

Trước hết ta hãy tim hiểu ý nghĩ của câu: ”Kiến tha lâu đầy tổ”. “Kiến” là một loài vật tuy nhỏ bé nhưng rất chăm chỉ, chịu khó. Ở đây có ý chỉ những người cần cù, siêng năng. “Tổ” ở đây muốn chỉ thành quả mà ta đạt được. Ý nghĩa của cả câu muốn nói: Trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,… thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khăn thử thách, những chông gai trên đường đi,… mới đạt được những gì mình mong muốn. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để đạ được thành công, niềm vui và hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống.

Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp phần cho sự phát triển cùa thế giới.

Trong khi mọi người cố gắng chăm chỉ học tập, cố gắng phấn đấu để đạt được thành công trong cuộc sống thì còn có những người lười biếng, ỷ lại, không phấn đấu trong học tập. Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.

Để thành công trong cuộc sống, ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,.. thì mới có kết quả được như mong muốn. Trong xã hội, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,… Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải không ngừng  học tập, trau dồi kiến thức, đạo đức để tự thân lập nghiệp, đạt được thành công trong cuộc sống.

Đức tính chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Vì vậy ta phải siêng năng, chăm chỉ, nỗ lực hết sức để đạt được mục đích sống, niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời mình, để thành đạt trong xã hội, làm đất nước thêm phồn vinh, phát triển, sánh ngang với các nước trên thế giới.

k mk nhé

21 tháng 3 2018

1,

Công việc học tập đòi hỏi một người phải có lòng quyết tâm, kiên trì, có chí sẵn sàng bỏ cả cuộc đời mình để tìm hiểu nó, đi theo nó. Công việc học tập đó tuy khó khăn nhưng nó cần thiết trong cuộc sống và góp phần nâng cao năng lực của chúng ta. Học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Và bởi vậy, việc học tập đòi hỏi sự chăm chỉ và nỗ lực. Thật đúng như thế.

Con người cần phải có tri thức. Để có tri thức thì chúng ta phải học tập. Đác uyn đã nói: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Tuy đã thành một nhà bác học tài giỏi, nổi tiếng nhưng ông vẫn học tập, tìm tòi mặc cho con cái nói gì, khuyên gì. Đúng thế, việc học rất cần thiết, các bạn hãy cố gắng học tập, rèn luyện. Học tập không lúc nào là muộn cả, hãy quay đầu lại, đối diện với sự khó khăn trong việc học tập. Dù thất bại nhiều nhưng đừng nản chí vì "thất bại là mẹ của thành công". Việc học tập vất vả và khó khăn, nếu muốn học tốt thì không những chịu khó mà còn cần có lòng quyết tâm, kiên trì cố gắng vươn lên. Trong cuộc sống đã có rất nhiều tấm gương sáng như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký từ một người tàn tật liệt cả hai tay nhưng nhờ lòng quyết tâm chịu khó thầy đã vượt qua và trở thành một thầy giáo giỏi. Thầy là một người thầy mà chúng em vô cùng kính trọng và khâm phục với đôi chân ngày đêm viết ra những bài học hay và bổ ích. Hay là anh Hoa Xuân Tứ do một lần sơ ý anh đã đưa cả hai tay mình vào trục quay mía làm đường nên đã mất cả hai tay. Tuy vậy anh vẫn cố gắng học tập và anh đã học hết phổ thông. Đấy là những tấm gương sáng vượt khó. Họ đã cho ta thấy họ tàn nhưng không phế. Họ vẫn là người có ích cho đất nước.

Hãy học tập từ khi còn trẻ, nếu không học tập thì lớn lên sẽ không làm được việc gì. Đúng đây, khi còn trẻ, đầu óc còn thông minh, còn sáng rõ, còn đang phát triển có thể tiếp thu được nhiều kiến thức còn khi đã lớn, sự tiếp thu khó khăn hơn, lúc ấy mới gắng học thì đã muộn. Đã có nhiều người nhờ có trí thông minh và vốn kiến thức phong phú đã phát minh ra các loại máy móc, giúp mọi lĩnh vực khoa học công nghệ trở nên tiên tiến hơn. Lê nin từng nói "Học... học nữa.. học mãi". Đó là điều thật chí lý. Sống ở trên đời thì ai cũng cần có kiến thức, cần phải học tập. Từ già đến trẻ, từ xưa đến nay, học tập vận cần được tiếp tục và phát triển nâng cao lên. Bởi không hiểu biết sẽ dẫn đến chuyện sự ngu dốt điều khiển mình đi theo con đường mòn; làm cho mình không tiếp cận được khoa học công nghệ tiên tiến, không hoà hợp mình với mọi người; làm mình trở thành các người vô dụng, tự đào thải mình ra khỏi xã hội. Hiện nay, nhất ở các thành phố có hiện tượng không ít thanh niên bỏ nhà đi bụi, đua đòi, cướp giật, lập băng nhóm, nghiện hút. Không chịu học tập, ném mình vào những cuộc chơi vô bổ, thậm chí phạm pháp, chính họ đã tự đóng cánh cửa tương lai của mình. Công việc học tập là rất quan trọng đối với đời sống, học tập chịu khó khi còn trẻ là rất cần vì đó là nền tảng vững chắc khi ta lớn lên, tin tưởng vào lực học của mình để luôn đi trên đường đời mà không sợ ngã. Một lần nữa, em mong các bạn hãy cố gắng học tập tốt để đưa đất nước đi lên, xóa bỏ cái đói nghèo, lạc hậu vẫn còn tồn tại trên đất nước ta.

21 tháng 3 2018

1) khuyên các bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn

Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Ông bà, bố mẹ chúng ta thường nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Đây là việc cần phải thực hiện ngay từ khi còn trẻ, chúng ta không được lơ là học tập mà trong suốt cuộc đời chúng ta cần phải học tập chăm chỉ, nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cuộc sống. Muốn tiếp thu được trí thức của nhân loại chỉ có một con đường duy nhất là học, học nữa, học mãi…

Học tập là gì? Học tập là cho ta tri thức, cho ta những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Những hiểu biết về sinh học giúp con người nuôi trồng nông sản cho năng suất cao. Những hiểu biết về vật lí giúp ta ứng dụng nhiều thành tựu hiện đại vào trong cuộc sống, kiến thức giúp chúng ta sống hòa nhập vào cộng đồng biết cách cư xử có văn hóa, sống có trước, có sau, có tình, có nghĩa. Vây nên nếu không chịu khó học tập khi còn trẻ thì sẽ có rất nhiều cái hại cho mình về sau. Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức, không có kiến thức để học tập cao hơn nữa. Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội và sẽ ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội sau này.

Khi còn trẻ ta có rất nhiều điều kiện để học tập. Bây giờ, khi đầu óc còn thông minh, sáng rõ, còn đang phát triển, có thể tiếp thu được nhiều kiến thức. Kiến thức của nhân loại thì rộng lớn còn sự hiểu biết của mỗi người như giọt nước giữa biển cả mênh mông. Ở những người từ tuổi trưởng thành trở đi, trí não bị kém phát triển. Họ tiếp thu vấn đề rất chậm, lại nhanh quên. Bởi vậy khi tuổi trẻ qua đi, cũng là lúc khả năng học giảm đi rất nhiều. Như thế, nếu khi còn trẻ ta không học tập thì khi đến tuổi trưởng thành ta sẽ không còn điều kiện để học tập nữa. Những hạn chế đó dần đến những hạn chế về trí tuệ làm cho con người trở nên ngu dốt. Cái ngu dốt lại điều khiến ta đi theo đường vòng, làm cho ta không tiếp cận được với khoa học công nghệ tiên tiến, không hòa hợp mình với mọi người, biến mình trở thành người cổ hủ, lạc hậu và sẽ tự đào thải mình ra khỏi xã hội.

Trong học tập, có một tấm gương rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Kí. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một cậu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần học hỏi và học tập chăm chỉ hằng ngày, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút, những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Và thêm nữa là tấm gương Mạc Đĩnh Chi. Dù nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã học tập chăm chỉ, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống là khô… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng. Ngược trở lại, những người lơ là học tập khi còn trẻ chẳng những không làm được việc gì có ích cho bản thân, cho xã hội mà còn phá hoại, kìm hãm sự phát triển chung của cộng đồng.

Vậy nên nếu chúng ta lơ là học tập ngay từ bây giờ thì sau này rất dễ trở thành người bất tài, vô dụng, không biết lý lẽ, đúng sai, dễ bị cám dỗ. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy học tập chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm học thật giỏi để khi lớn lên trở thành những công dân có ích, có thể nuôi sống chính bản thân mình, gia đình và phát triển xã hội.

"Hãy viết một bài văn để khuyên một số bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn" theo dàn ý dưới đây:TB: - Đất nước ta đang rất cần những người tài giỏi để đưa Tổ quốc tới đài vinh quang, sánh kịp với các cường quốc năm châu.      - Chúng ta có nhiều tấm gương cấc bạn học sinh phấn đấu học giởi để đáp ứng yêu cầu của đất nước.      - Muốn học giỏi thành tài trước hết...
Đọc tiếp

"Hãy viết một bài văn để khuyên một số bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn" theo dàn ý dưới đây:

TB: - Đất nước ta đang rất cần những người tài giỏi để đưa Tổ quốc tới đài vinh quang, sánh kịp với các cường quốc năm châu.

      - Chúng ta có nhiều tấm gương cấc bạn học sinh phấn đấu học giởi để đáp ứng yêu cầu của đất nước.

      - Muốn học giỏi thành tài trước hết phải chăm học.

      - Nhưng một số bạn ở lớp ta còn ham chơi, chưa chăm học làm thầy, cô giáo và các bậc phụ huynh phải lo buồn.

      - Các bạn phải hiều rằng: Nếu bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.

      - Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ hơn để trở thành người có ích trong xã hội và nhờ đó để tìm được niềm vui chân chính, bền lâu

1
31 tháng 3 2021

Trong lớp ta, từ đầu năm nay đã xảy ra một số tình trạng các bạn ham chơi, lười học nên kết quả học tập học kì một không được tốt. Do hổng một khoảng kiến thức khá lớn nên hầu như các bạn hụt hẫng, mất đi niềm tin không cố gắng được trong những học kì còn lại và những năm học sau này.

Các bạn hãy nghĩ đến tương lai sau này, một tương lai công nghệ hoá hiện đại hoá, tất cả mọi thứ đều có sự tiến bộ vượt bậc. Liệu không có kiến thức trong đầu bạn có làm được chuyện gì ra hồn trong tương lai mình không? Bạn theo đuổi kịp sự hiện đại đó không? Các bạn muốn bây giờ mình vui chơi thoải mái, thả mình với thời gian, hay muốn sau này mình sẽ làm được một điều gì đó cho nhân loại, bạn sẽ hết sức vinh dư, đi đâu cũng được mọi người khen ngợi, ca tụng, tiếng thơm còn lưu lại lịch sử khoa học muôn đời. Nếu bây giờ, bạn học hành không đàng hoàng, không cố gắng, lơ là, chểnh mảng, tương lai bạn sẽ ra sao? Mọi người chê cười, sỉ nhục bạn, vì bạn quá quê mùa so với thời đại, bạn quá ngu dốt, bạn đi đâu người ta cũng sẽ chẳng buồn để ý đến sự có mặt của bạn, thậm chí chê bai, có thể đuổi bạn đi nữa, bạn chịu nổi một ngày mai như thế không? Bạn chọn một tương lai thế nào? Chắc hẳn, bạn sẽ chọn tương lai tốt đẹp kia và bạn không hề muốn tương lai còn lại xảy ra trong cuộc đời mình. Nếu bạn muốn thế thì tại sao bạn không học?

Đó chỉ là chuyện tương lai, còn hiện tại, kết quả học tập của các bạn không tốt, làm gia đình, thầy cô buồn phiền. Chắc hẳn, không có ai muốn người thân mình, học trò mình có kết quả học tập không tốt. Các bạn có thể vừa học vừa chơi nhưng làm sao bạn “nghiện” học chứ đừng nghiện game. Một khi bạn đã hiểu nghĩa thực sự của từ “học”, lúc đó bạn sẽ say mê học, không ngừng học, học lúc đó đối với bạn là một điều không thể thiếu trong cuộc sống, một ngày không học đối với bạn chẳng còn ý nghĩa gì. Đó là sự “nghiện tốt đẹp”. Và khi bạn lớn lên với biết bao kiến thức đã trao dồi từ bây giờ, bạn sẽ làm được gì nào? Một nhà bác học, sử học uyên bác, nhà chiêm tinh học tài ba, nhà khoa học, vật lí học vĩ đại của nhân loại hay bác sĩ, nhạc sĩ, nhà văn,... biết bao công việc tốt đang chờ bạn trong tương lai.

Như Bác hồ đã từng nói: "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Vậy từ hôm nay, bạn hãy học, học vì xã hội, đất nước Việt Nam, vì tương lai của chính mình các bạn nhé!

23 tháng 12 2018

Những ý kiến em tán thành là:

b) Cần chăm học hằng ngày và khi chuẩn bị kiểm tra

c) Chăm chỉ học tập là góp phần vào thành tích của học tập của tổ, của lớp.

2 tháng 4 2021

a) bạn thực hiện đúng quyển được học tập và phát triển và nghĩa vụ của một công dân 

b)từ bạn em hok đc là dù có khó khắn nhứ thế nào thì vẫn phải kiên cường làm tốt ngĩa vụ của 1 người công dân

2 tháng 4 2021

a) bạn thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của trẻ em 

b) em học được tính chăm chỉ , cần cù bù thông minh từ bạn , bạn là một học sinh ưu tú , mặc dù nhà nghèo nhue=ưng bạn vẫn đc học sinh giỏi . em rất hâm mộ bạn 

cái này là mk tự nghĩ nha , ko search j đâu đó!!!